Rối loạn kinh nguyệt có thai được không? – Bác sĩ giải đáp
Rối loạn kinh nguyệt có thai được không đang là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Trước nhiều luồng thông tin tràn lan trên mạng xã hội, khiến chị em rất hoang mang lo lắng. Để giải khúc mắc này, chị em hãy tham khảo bài viết dưới đây, do chính chuyên gia Lê Thị Nhài – bác sĩ chuyên khoa cấp I của Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chia sẻ nhé!
Rối loạn kinh nguyệt – Mối nguy hiểm cho sức khỏe nữ giới không nên chủ quan
Chu kỳ kinh nguyệt được điều khiển bởi hệ trục tuyến yên – hạ đồi – buồng trứng và xảy ra tại buồng tử cung. Hệ trục này sẽ kích thích cơ thể tiết ra các hormone sinh dục làm có nang noãn phát triển, phóng noãn (rụng trứng).
Trong lúc này, tử cung cũng làm dày thành nội mạc, chuẩn bị môi trường tối ưu để chờ trứng được thụ tinh làm ổ. Trường hợp thụ thai, kinh nguyệt nữ giới sẽ dùng lại cho đến khi kết thúc thai kỳ. Nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung bị thoái hóa, bong tróc hình thành hiện tượng kinh nguyệt và bắt đầu một chu kỳ mới.
Từ đây có thể thấy, rối loạn kinh nguyệt xảy ra khi cơ quan điều khiển quá trình này có bất thường tổn thương. Bên cạnh mối lo rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Nữ giới cần hiểu rõ rối loạn kinh nguyệt có thể xuất phát từ những tổn thương thực thể bên trong ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn.
Rối loạn kinh nguyệt có thể xuất phát từ các tổn thương thực thể tại các cơ quan của hệ trục tuyến yên – hạ đồi – buồng trứng và tử cung. Một số bệnh lý có thể gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt như: viêm phụ khoa, u nang buồng trứng, viêm tắc buồng trứng, u xơ tử cung… thậm chí là ung thư cổ tử cung – căn bệnh đe dọa trực tiếp đến tính mạng của phụ nữ, có lệ tử vong cao nhất hiện nay.
Tuy nhiên nữ giới không nên quá lo lắng, không phải tất cả các trường hợp rối loạn kinh nguyệt đều do tổn thương thực thể. Hãy tìm hiểu kỹ về rối loạn kinh nguyệt là gì, nguyên nhân nào gây rối loạn kinh nguyệt và cách khắc phục hiệu quả.
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường trung bình kéo dài từ 28 – 30 ngày, thời gian kinh nguyệt từ 3 – 5 ngày. Một số trường hợp nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt không theo nguyên tắc này, thời gian chu kỳ có thể ngắn hơn hoặc dài hơn nhưng cần ổn định. Nếu chu kỳ hàng tháng chênh lệch nhau quá nhiều, lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít, tính chất máu kinh bất thường thì đây là biểu hiện của rối loạn kinh.
Những dấu hiệu điển hình của chu kỳ kinh nguyệt bao gồm:
- Chậm kinh: Là tình trạng trên 35 ngày chị em chưa thấy xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
- Sớm kinh: Nữ giới có thời gian kinh nguyệt nhỏ hơn 22 ngày. Tuy nhiên nữ giới bị tổn thương thực thể vùng kín thì, hiện tượng xuất huyết này có thể không phải kinh nguyệt, mà máu tĩnh mạch xung huyết.
- Rong kinh: Tình trạng thời gian kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, thậm chí đến nửa tháng
- Cường kinh: Trong chu kỳ kinh nguyệt máu kinh chảy quá nhiều, khiến nữ giới phải thay băng liên tục. Lượng máu kinh mất đi lớn hơn 80ml
- Thiểu kinh: Lượng máu kinh chảy ra quá ít <20ml, chỉ chảy ra ít một trong 1 -2 ngày đầu rồi dứt kinh
- Thống kinh: đây là tình trạng khiến chị em khổ sở nhất, đau bụng trước và trong kỳ kinh, các cơn đau dai dẳng có lúc âm ỉ nhưng đôi khi lại đau quặn, khó chịu.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt được xuất phát từ hai nguyên chính là: Nguyên sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Chị em nên theo dõi lịch sử sinh hoạt thường ngày của bạn thân để có thể dự đoán sơ bộ nguyên nhân gây bệnh từ đó có được cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt hợp lý.
1. Có 5 yếu tố thay đổi sinh lý gây rối loạn kinh nguyệt
- Thay đổi nổi tiết
Nữ giới trong thời kỳ sinh sản, sẽ trải qua 3 cột mốc cơ thể có sự thay đổi đột ngột bao gồm: bắt đầu tuổi dậy thì, mang thai và cho con bú, tiền mãn kinh đến mãn kinh. Những thay đổi này đi liền với thay đổi nội tiết nên ở những giai đoạn này, nữ giới thường gặp những vấn đề bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.
Những thay đổi ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt cụ thể như:
- Dậy thì: Nữ giới từ 14 – 16 tuổi là khoảng thời gian bước vào tuổi dậy thì. Lúc này các chức năng của cơ quan sinh dục vẫn chưa hoàn thiện hoàn toàn, đặc biệt là buồng trứng. Nội tiết tố mới được giải phóng, cơ thể cần thời gian ổn định và thích nghi. Vì thế trong 1 – 2 năm đầu chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái còn chưa đều.
- Mang thai và cho con bú: Trong thai kỳ, sản phụ hoàn toàn không có kinh nguyệt. Sau quá trình sinh nở, kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện lại ngay. Lúc này phụ nữ cần một thời gian để ổn định lại tổ chức điều hòa cơ thể. Thời gian có kinh nguyệt trở lại sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thể trạng, cho con bú, tâm lý sau sinh…
- Tiền mãn kinh đến mãn kinh: Số lượng trứng và số chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là giới hạn. Khi độ tuổi càng lớn, số lượng trứng giảm đi, khả năng điều hòa nội tiết cũng suy giảm. Do đó tuổi tác cũng có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt với phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh đến mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện không đều, có thể 2 – 3 tháng mới xuất hiện một chu kỳ.
- Tăng hoặc giảm cân đột ngột
Thay đổi cân nặng đột ngột cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Bởi vì những biến động đột ngột trong cân nặng của phụ nữ có thể tác động trực tiếp lên tuyến yên. Từ đó gây ra sự mất cân bằng hormon, làm rối loạn chu kỳ rụng trứng dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
- Tập thể dục quá sức
Tập luyện thể dục, thể thao quá mức sẽ làm tiêu hao rất nhiều năng lượng khiến những hoạt động thông thường của các tổ chức cơ quan trong cơ thể. Điều này cũng ảnh hưởng đến hoạt động điều hòa kinh nguyệt, gây ra rối loạn kinh nguyệt, có thể gây vô kinh thứ phát.
- Căng thẳng quá độ
Cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng, ốm đau nhiều ngày… sẽ làm cho tuyến thượng thận sẽ tiết ra hormon cortisol. Hormone này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh tiết các hormone nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone – hai loại hormone chính điều hòa chu kỳ rụng trứng.
2. Rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân bệnh lý – mối nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe nữ giới
Một số bệnh lý phụ khoa có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt cụ thể như:
- Hội chứng đa nang buồng trứng
Hội chứng đa nang buồng trứng là tình trạng có nhiều hơn 1 nang trứng cạnh tranh nhau phát triển, dẫn đến hiện tượng trứng không đạt độ trưởng thành không xảy ra hiện tượng phóng noãn (rụng trứng). Gay ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như: vô kinh, kinh nguyệt không đều, tháng có tháng không…
- Mắc các bệnh lý vùng buồng trứng – tử cung
Các bệnh lý như u xơ tử cung dưới niêm mạc, polyp lòng tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung… đều là những nguyên nhân gây ra hiện tượng rong huyết không theo chu kỳ kinh nguyệt. Đây là mức độ nguy hiểm cao nhất của rối loạn kinh nguyệt, nữ giới nên chú ý.
- Suy buồng trứng sớm
Suy buồng trứng sớm là tình trạng buồng trứng mất chức năng bình thường trước tuổi 40, điều này không đồng nghĩa với mãn kinh sớm. Nữ giới bị suy buồng trứng sớm thường có kinh nguyệt không đều hoặc một năm có kinh vài ba lần.
Các dấu hiệu của suy buồng trứng sớm là: kinh nguyệt không đều, khó có thai, cảm giác bốc hỏa, ra mồ hôi đêm, khô âm đạo, khó tập trung, giảm ham muốn tình dục.
- Rối loạn tuyến giáp
Rối loạn tuyến giáp gây ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất trong cơ thể làm thay đổi nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt, có thể gây vô kinh thứ phát.
Từ những phân tích trên có thể thấy, dù là nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý thì kết quả cuối cùng vẫn là bị rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên những trường hợp nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý, cần sớm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân chính xác từ đó có phương án điều trị phù hợp.
Rối loạn kinh nguyệt có thể mang thai không?
Chu kỳ kinh nguyệt được coi là thước đo về sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của chị em. Vì thế thắc mắc của chị em rối loạn kinh nguyệt có thai được không, là hoàn toàn có cơ sở.
Phụ nữ bị kinh nguyệt rối loạn vẫn có thể thụ thai nhưng tỉ lệ thụ thai rất thấp, thường bị hiếm muộn, vô sinh. Kinh nguyệt không đều sẽ khiến chị em khó xác định thời gian rụng trứng và chất lượng trứng cũng có thể bị suy giảm, dẫn đến việc có thai khó khăn hơn.
Như đã phân tích ở trên, triệu chứng rối loạn kinh nguyệt có thể xuất phát từ các bệnh phụ khoa, u nang buồng trứng, u xơ tử cung… Những căn bệnh này không điều trị kịp thời sẽ gây ra vô sinh nữ, thậm chí ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của chị em.
Nếu bạn đang muốn có con nhưng đang gặp vấn đề về rối loạn kinh nguyệt, lời khuyên tốt nhất bác sĩ dành cho bạn là nên lập tực đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thăm khám sức khỏe sinh sản, điều trị bệnh kịp thời nếu có. Trường hợp xấu nhất xảy ra, nếu bạn không thể có con tự nhiên, y học hiện đại có thể hỗ trợ sinh sản bằng các phương pháp như: IVF thụ tinh trong ống nghiệm, IUI bơm tinh trùng vào tử cung…
Các cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Để điều hòa kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố bao gồm: Chăm sóc bản thân và điều trị bệnh kịp thời nếu có.
Một số gợi ý chăm sóc bản thân đúng cách để hỗ trợ khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt như:
1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ protein ( thịt, cá, trứng, sữa..), chất béo không no, chất xơ, vitamin. Lưu ý ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả, tránh chất béo bão hòa và thức ăn nhanh.
Hạn chế sử dụng các thức uống có cồn, cà phê, trà đặc…. Không hút thuốc là hoặc các chất có chứa chất kích thích khác.
Gần đến ngày kinh nguyệt hạn chế ăn các đồ cay nóng, quá dầu mỡ hoặc quá mặn. Để hạn chế khả nặng bị đau bụng kinh làm phiền.
2. Thiết lập chế độ, giờ giấc sinh hoạt khoa học
Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày từ 7 -8 tiếng, hạn chế việc thức quá khuya.
Thường xuyên tập thể dục, lưu ý tập các bài tập nhẹ nhàng ví dụ như: yoga, đi bộ, ngồi thiền… Hạn chế các bài tập nặng, vận động quá sức.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quan hệ tình dục lành mạnh, tần suất vừa phải.
3. Ổn định tinh thần và tâm lý thoải mái
Chu kỳ kinh nguyệt được điều hòa dựa trên sự điều khiển của hệ thần kinh não bộ. Căng thẳng kéo dài sẽ khiến nữ giới phải đối mặt với tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Vì thế chị em cần giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
Học cách điều chỉnh tâm lý, tìm cách giải tỏa áp lực có thể như: tâm sự chia sẻ với bạn bè người thân, suy nghĩ tích cực, nghe nhạc, đọc sách, đi du lịch….
Với một số trường hợp, nếu chị em nhận thấy tình trạng rối loạn kinh nguyệt không xuất phát từ nguyên nhân sinh lý và đi kèm một số triệu chứng như: xuất huyết âm đạo bất thường, vùng kín ngứa ngáy, sưng tấy, dịch âm đạo, máu kinh bất thường…
Lúc này chị em cần sớm đến trung tâm y tế chuyên khoa để thăm khám phụ khoa, xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị bệnh kịp thời. Việc chủ quan, trì hoãn điều trị có thể khiến chị em phải đối mặt với những nguy hiểm về sức khỏe và nguy cơ cao bị vô sinh – hiếm muộn.
Hiện nay, tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang cung cấp các gói khám tầm soát sàng lọc bệnh lý phụ khoa, cho kết quả nhanh, chính xác. Với trang thiết bị hiện đại tối tân, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ đưa ra phác đồ trị bệnh tối ưu, hiệu quả nhất cho người bệnh.
Qua những thông tin bác sĩ chia sẻ, hi vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc rối loạn kinh nguyệt có thai được không và tìm ra được cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt an toàn hiệu quả. Nếu quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc gì về vấn đề sức khỏe, hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.