Cấu tạo ống hậu môn: Có thể bạn chưa biết
Hậu môn là đoạn tiếp giáp của trực tràng và là phần cuối của hệ tiêu hóa, đảm nhận chức năng đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài cơ thể.
Vậy, cấu tạo ống hậu môn và cơ chế hoạt động của nó như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết ngay sau đây.
I. Tìm hiểu chung về hậu môn
1. Cấu tạo ống hậu môn
Hậu môn bao gồm các bộ phận là: ống hậu môn, van hậu môn, hang hậu môn và đầu vú hậu môn.
- Ống hậu môn: dài khoảng 2 – 3cm, nằm phía dưới trực tràng, có các cơ vòng trong và ngoài bao quanh và không bị che lấp bởi màng bụng. Bình thường ống hậu môn là các khía dọc, nhưng trong quá trình đi đại tiện ống hậu môn sẽ chuyển thành dạng ống.
- Van hậu môn: có dạng nếp gấp hình bán nguyệt nằm giữa phần cuối của hai cột trực tràng. Van hậu môn hình thành do sự liên kết của phần cuối cột trực tràng và niêm mạc trên ống hậu môn.
- Hang hậu môn: là những hốc nhỏ, được hình thành do sự liên kết của van hậu môn và giữa những cột trực tràng.
- Đầu vú hậu môn: thường có từ 2 – 6 hình tam giác, màu hơi vàng và lồi lên. Đồng thời, các đầu vú này nằm ở phía dưới van hậu môn hoặc chỗ giao nhau giữa ống hậu môn và cột trực tràng.
2. Hệ thống cơ ở hậu môn
Hệ thống cơ ở hậu môn gồm có
- Cơ thắt trong hậu môn: là phần trong cùng và có bản chất là cơ trơn. Cơ thắt trong hậu môn là cơ vòng của thành ruột đi liên tục từ phía trên của ống tiêu hóa, khi xuống đến hậu môn thì dày lên và phình to ra để tạo nên cơ thắt trong. Cơ thắt trong hậu môn chi phối tới 70% áp lực hậu môn khi nghỉ ngơi, giúp duy trì áp lực cao ở hậu mông và góp phần đóng kín lỗ hậu môn.
- Cơ thắt ngoài hậu môn: bản chất chính là cơ vân, có nhiều sợi thần kinh cảm giác và vận động. Cơ thắt ngoài hậu môn bao phủ toàn bộ cơ thắt trong và thường vượt quá bờ dưới cơ thắt trong, sau đó đi sâu xuống dưới và đến sát da rìa hậu môn. Cơ thắt ngoài hậu môn gồm có ba bó cơ là bó dưới da, bó nông và bó sâu. Cơ thắt ngoài cùng với bó mu trực tràng của cơ nâng hậu môn có vai trò quan trọng trọng việc kiểm soát đi đại tiện, giúp giữ chặt phân và hơi có trong trực tràng và lỗ hậu môn chỉ mở ra khi có một áp lực đè nén liên tục. Cơ thắt ngoài hậu môn cũng tự động co lại khi có vật lạ bên ngoài xâm nhập vào hậu môn.
- Cơ dọc được tạo thành từ lớp cơ dọc của thành ruột và những sợi tăng cường của cơ nâng hậu môn. Các sợi cơ dọc đi giữa hai lớp cơ thắt trong và cơ thắt ngoài của hậu môn.
Bên cạnh đó, hậu môn còn có một hệ thống mạch máu và dây thần kinh rất phong phú. Khi các tĩnh mạch ở trong vách hậu môn bình thường phình giãn ra sẽ tạo nên những búi trĩ.
II. Cơ chế hoạt động của hậu môn
Như chúng ta đã biết, chức năng chính của hậu môn là đào thải phân ra khỏi ngoài cơ thể.
Quá trình này diễn ra cụ thể như sau:
Khi phân xuống dưới trực tràng và làm căng thành trực tràng, phản xạ trực tràng – cơ vòng sẽ làm giãn cơ vòng hậu môn, đồng thời khi đó cơ hoành, cơ thành bụng sẽ co lại để làm tăng áp suất bên trong ổ bụng và làm tăng áp lực trong bóng trực tràng.
Khi áp lực trong bóng trực tràng đạt ngưỡng 45mmHg sẽ kích thích bộ phận cảm thụ, truyền qua dây thần kinh tới trung khu thần kinh chỉ huy đại tiện ở đốt sống cụt của xương sống, sau đó xung động được truyền lên vỏ đại não tạo cảm giác muốn đại tiện.
- Nếu có thể đại tiện ngay: xung động từ vỏ não truyền xuống, qua dây thần kinh vùng chậu điều khiển các xung ly tâm đến trực tràng, đồng thời gây co thắt các cơ trơn, mở cơ hậu môn và phối hợp với sự co thắt của các cơ thành bụng để đẩy phân ra ngoài.
- Nếu không muốn đại tiện: vỏ đại não sẽ truyền xung động xuống trung khu thần kinh ở đốt xương cụt, đồng thời điều khiển van hậu môn co lại, các cơ thắt hậu môn co lại và đóng chặt hậu môn, phản xạ muốn đại tiện sẽ bị kiềm chế.
Sau một số lần co trực tràng nhưng phản xạ đại tiện không xảy ra, phân sẽ bị dồn trở lại ở đại tràng sigma, làm trực tràng không bị kích thích nữa. Tuy nhiên, nếu phản xạ đại tiện thường xuyên bị kìm hãm, thì sự kích thích ở trực tràng sẽ mất đi độ nhạy cảm, đồng thời phân bị giữ lại lâu trong đại tràng cũng sẽ bị hấp thụ nước trở nên khô cứng, gây ra hiện tượng táo bón hoặc chứng đại tiện khó. Đây cũng chính là nguyên nhân thường gặp của bệnh trĩ, bệnh nứt kẽ hậu môn, viêm hậu môn,…
Bên cạnh đó, một hiện tượng khác thường nữa của việc đại tiện đó là do một số người có chứng viêm ở niêm mạc đại tràng làm tính mẫn cảm tăng lên. Đối với những trường hợp này sẽ thấy: trong ruột tuy chỉ có rất ít phân nhưng dịch niêm mạc vẫn tạo ra ý muốn đại tiện và sau khi đại tiện ý muốn vẫn chưa ngừng dù trong ruột không còn gì. Tình trạng này thường gặp ở những người bị bệnh kiết lỵ hoặc viêm ruột.
III. Những vấn đề cần lưu ý để phòng tránh các bệnh vùng hậu môn trực tràng
Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh ở đường hậu môn, bạn cần phải lưu ý những điểm sau đây:
1. Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ
Tăng cường bổ sung các loại rau xanh có tác dụng nhuận tràng, đồng thời cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón như rau diếp cá, mồng tơi, rau đay, rau khoai lang…
Bên cạnh đó, một sổ loại củ quả và các loại hạt có tỷ lệ chất xơ cao như củ cải, cà rốt, khoai lang, bơ, đu đủ, thanh long, bưởi, hạt đậu đen, vừng đen… cũng sẽ hỗ trợ tốt cho những người mắc bệnh lý về hậu môn trực tràng, giúp việc đi đại tiện được dễ dàng hơn.
2. Uống nhiều nước
Khi cơ thể thiếu nước, ruột già sẽ tăng cường hấp thu nước từ phân vào máu, làm cho phân càng khô cứng gây ra tình trạng táo bón. Nếu tình trạng này để lâu dài và không được cải thiện sẽ càng gây bất lợi cho những người vốn mắc bệnh trĩ, polyp hậu môn hay viêm nhiễm hậu môn. Lúc này, niêm mạc đường ruột càng bị cọ xát, đi ngoài ra máu ngày càng nghiêm trọng. Do vậy, uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày là cách điều cải thiện hiệu quả các vấn đề về tiêu hóa.
3. Bổ sung các loại thực phẩm giàu Magie
Magie là một khoáng đa lượng rất cần cho cơ thể vì góp mặt trong nhiều chuyển hóa quan trọng. Ngoài ra, magie còn hỗ trợ giúp tăng cường nhu động ruột, giúp đại tràng thực hiện chức năng tiêu hóa dễ dàng, trơn tru hơn.
Một số thực phẩm có hàm lượng magie cao như các loại rau xanh (rau chân vịt, súp lơ xanh, rau dền…), các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hạt và quả hạch.
4. Ăn các loại rau củ quả giàu vitamin C
Nổi tiếng là chất chống oxy hóa tuyệt vời, vitamin C còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Các thực phẩm giàu vitamin C điển hình nên bổ sung như cam,chanh, bưởi, kiwi, lê, mận…
5. Tập thể dục thường xuyên
Tập luyện thể dục đều đặn hàng ngày sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Tránh ngồi lâu hoặc đứng quá lâu một chỗ để duy trì nhu động ruột khỏe mạnh.
Vừa rồi, bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc thông tin cơ bản về cấu tạo ống hậu môn, cũng như cơ chế hoạt động của nó. Hy vọng đã giúp ích được bạn trong quá trình tìm kiếm thông tin liên quan đến bộ phận này. Mọi thông tin thắc mắc cần được giải đáp, bạn đọc vui lòng liên hệ ngay tới số điện thoại Hotline:…. để được hỗ trợ.
Các từ khóa liên quan:
- Cấu tạo hậu môn nằm
- Hình ảnh hậu môn bình thường
- Kích thước hậu môn
- Hậu môn ở đau
- Hậu môn ở nữ
- Hậu môn là bộ phận nào
- Ống hậu môn, giải phẫu
- Cơ vòng hậu môn là gì
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.