Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng: Dấu hiệu không thể coi thường
Sau mỗi lần đi đại tiện bạn thường gặp phải hiện tượng phân có chứa chất nhầy màu vàng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề liên quan đến sức khỏe, một số bệnh lý hoặc do các yếu tố tác động từ bên ngoài cơ thể.
Vậy đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là bị bệnh gì? Cách điều trị như thế nào thì hiệu quả? Cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này ở bài viết ngay sau đây.
I. Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là gì?
Chất nhầy là một chất dày có tác dụng bôi trơn, bảo vệ các cơ quan và các mô trong cơ thể. Ở hậu môn, chất nhầy được sản xuất từ màng nhầy của ruột già để giúp phân đi qua hậu môn được dễ dàng hơn.
Đối với người khỏe mạnh, chất nhầy có trong phân thường có màu vàng nhạt hoặc trong suốt, lượng chất nhầy ít đến mức chúng ta không thể nhận thấy được bằng mắt thường. Do đó, khi chất nhầy dày đặc và có thể nhìn thấy bằng mắt thường thì rất có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý.
Thông thường đi ngoài ra chất nhầy màu vàng thường có liên quan đến các bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng. Bên cạnh đó, các vấn đề như nhiễm khuẩn, nứt hậu môn, tắc ruột… cũng có thể dẫn đến đi ngoài ra chất nhầy màu vàng.
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là tình trạng phổ biến và thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu cảm thấy lo lắng hoặc có các dấu hiệu sau đây người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra:
- Có nhiều hoặc rất nhiều chất nhầy
- Tần suất thường xuyên
- Có máu hoặc mủ trong phân
- Tiêu chảy
- Chuột rút hoặc đầy hơi chướng bụng
- Đau dạ dày hoặc đau bụng dưới nghiêm trọng
- Thay đổi tính chất và tình dạng của phân
- Thay đổi nhu động ruột hoặc thói quen đi đại tiện
II. Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là bị bệnh gì?
Theo các chuyên gia đầu ngành về hậu môn trực tràng, người bệnh đi ngoài ra chất nhầy màu vàng thường do mắc các bệnh lý về hệ tiêu hóa.
Cụ thể, một số bệnh lý sau đây thường gây nên tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, người bệnh cần lưu ý:
1. Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một rối loạn tổn thương ở niêm mạc đại tràng dẫn đến tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu vàng nhạt hoặc màu trắng đục. Tình trạng này cũng có thể gây chảy máu và tạo mủ, dẫn đến tình trạng đi ngoài kèm chất nhầy có mùi hôi.
Bên cạnh đó, bệnh viêm loét đại tràng cũng dẫn đến tình trạng tiêu chảy, đau bụng và chuột rút bụng nghiêm trọng.
2. Táo bón
Táo bón là một trong những bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng thường gặp phổ biến, bệnh này sẽ khiến phân trở nên khô cứng, đồng thời dễ làm tổn thương niêm mạc ống hậu môn – trực tràng trong quá trình đào thải phân ra ngoài, gây hiện tượng đi ngoài ra chất nhầy màu vàng nâu, phân đen, kèm đó là đau rát ở vùng hậu môn, người bệnh luôn có cảm giác buồn đại tiện nhưng không đi được,…
3. Tắc ruột
Tắc ruột thường bao gồm các triệu chứng như táo bón, chướng bụng, nôn mửa, đau bụng dữ dội, kèm theo đó là tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu vàng hoặc màu trắng đục.
Tắc ruột có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân như có mô sẹo ở hệ thống tiêu hóa, thoát vị hoành, khối u, sỏi mật hoặc do ăn các loại thực phẩm không thể tiêu hóa được.
Tắc ruột là tình trạng nghiêm trọng, người bệnh cần điều trị y tế hoặc thực hiện phẫu thuật để cải thiện tình trạng tắc nghẽn này.
4. Bệnh trĩ
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng và hoặc nâu cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ. Người bị bệnh trĩ thường có những dấu hiệu nhận biết như: đi đại tiện khó khăn, đau rát, phân có màu bất thường, xuất hiện máu tươi dính trên giấy vệ sinh hoặc máu chảy cũng có thể chảy thành giọt, thành tia khi đại tiện đối với trường hợp bệnh trĩ đã chuyển sang giai đoạn nặng, xuất hiện búi trĩ,..
5. Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn khiến ống hậu môn xuất hiện vết nứt, mỗi khi đi đại tiện người bệnh thường cảm thấy vô cùng đau rát. Đôi khi sẽ xuất hiện máu do vết nứt bị lở loét hoại tử. Bên cạnh đó, người bị nứt kẽ hậu môn sẽ còn xuất hiện kèm theo các triệu chứng như táo bón, phân vón cục có màu nâu vàng, hậu môn tiết dịch ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu,…
6. Polyp hậu môn – trực tràng
Bên trong ống hậu môn trực tràng do sự xuất hiện của các khối polyp gây khó khăn cản trở quá trình đại tiện của người bệnh, dẫn đến các triệu chứng đi ngoài ra chất nhầy màu vàng hoặc nâu, ra máu tươi hoặc máu đông phủ lên trên bên ngoài phân, hình dáng phân bị dẹt và nát, phân có mùi hôi thối rất khó chịu,…
7. Có vấn đề về tuyến tụy
Bệnh viêm tuyến tụy, ung thư tuyến tụy có thể chặn ống tụy hoặc khiến tuyến tụy không sản xuất đủ mật. Chính điều này dẫn đến tình trạng ruột không thể tiêu hóa được chất béo. Khi bị bệnh này người bệnh thường thấy xuất hiện các triệu chứng như đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, nhờn và có mùi hôi.
Bên cạnh đó, các dấu hiệu khác thường bao gồm buồn nôn, nôn, đau dạ dày và có thể đau lan tỏa ra sau lưng, ớn lạnh, sốt hoặc đau ở bụng khi chạm vào.
Bệnh viêm tụy, ung thư tuyến tụy là một tình trạng nghiêm trọng cần điều trị ngay. Do đó, khi thấy những dấu hiệu bên trên, người bệnh cần đến bệnh viện để thực hiện chẩn đoán và điều trị phù hợp. Từ đó xác định được chính xác nguyên nhân bệnh lý cũng như có hướng điều trị sớm nhất tránh các biến chứng nguy hiểm.
III. Điều trị đi ngoài ra chất nhầy màu vàng như thế nào?
Khi nhận thấy dấu hiệu đi ngoài ra chất nhầy màu vàng kéo dài, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Tùy vào từng bệnh lý, mức độ và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Thông thường, tình trạng này được cải thiện nhanh chóng khi được điều trị bằng thuốc kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
Người bệnh bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ chỉ định, cần thực hiện một số điều sau:
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể: người bệnh nên uống 2 lít nước mỗi ngày hoặc bổ sung nước bằng các nguồn trái cây, nước ép… để giúp các hoạt động trong cơ thể diễn ra trơn tru hơn. Đây là biện pháp hỗ trợ điều trị tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu vàng khá đơn giản mà hiệu quả.
- Bổ sung chất xơ cho cơ thể: chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời giúp cải thiện tình trạng táo bón, giảm các triệu chứng đi ngoài ra chất nhầy màu vàng mà người bệnh gặp phải. Chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ từ rau xanh, ngô, táo, các loại đậu…
- Bổ sung các thực phẩm có chứa lợi khuẩn và kháng viêm như sữa chua, các loại rau lá xanh đậm (súp lơ xanh, rau bina…), các loại quả mọng. Những loại thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp tránh được những vấn đề không mong muốn về sức khỏe.
- Chế độ tập luyện thể dục mỗi ngày giúp khí huyết lưu thông, giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, tăng cường sức khỏe
Trên đây, các chuyên gia tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu vàng. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong quá trình điều trị và phòng tránh tình trạng này hiệu quả. Mọi thông tin thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ ngay đến số điện thoại Hotline….. để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.
Các từ khóa liên quan:
- Người lớn đi ngoài ra chất nhầy màu vàng
- Be đi ngoài ra chất nhầy màu vàng
- Be đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục
- Đi ngoài ra chất nhầy màu nâu
- Đi ngoài ra chất nhầy máu đỏ
- Đi ngoài ra chất nhầy màu hồng
- Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ
- Đi cầu ra dầu màu vàng
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.