Lá trầu không có tác dụng gì? 9 công dụng đối với sức khỏe nam phụ khoa
Lá trầu không có tác dụng gì không phải ai cũng biết, mặc dù đây là một trong những loại dược liệu phổ biến trong mỗi gia đình. Lá trầu không thường chỉ được sử dụng ăn kèm với vôi, cau. Thực tế nó còn có nhiều công dụng chữa các bệnh ngoài da, viêm nhiễm, giúp kháng khuẩn…
Lá trầu không có tác dụng gì với sức khỏe?
Lá trầu không được sử dụng khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết lá trầu không có tác dụng gì. Lá trầu không (tên khoa học Piper betle L) còn được gọi bằng những cái tên như trầu cay, thổ lâu đằng, thược tương. Đây là loài thực phẩm leo bám, lá có hình tim tròn, mọc so le, đầu nhọn, hai mặt nhẵn. Lá trầu không có màu xanh sẫm bóng, gân nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá có bẹ và kéo dài nối với thân.
Lá trầu không tươi có thành phần chủ yếu là nước (chiếm khoảng 85%). Ngoài ra còn có chất béo, chất xơ, carbohydrate, protein, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B, các chất vô cơ… Trong những thành phần này, quan trọng nhất là đường và tinh dầu rất tốt cho sức khỏe.
Nghiên cứu cho thấy, trong lá trầu có chứa 0,8 – 1,8% (có khi lên tới 2,4%) tinh dầu. Chủ yếu là hợp chất terpene và các hợp chất là dẫn xuất của phenol như phenol, 2-methoxy-3-…
Khi đun sôi lá trầu không, tỷ trong chiết suất phenol cao nên tinh dầu khá nhiều. Các dẫn xuất này có tác dụng sinh học tốt giúp kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa. Khả năng kháng vi sinh vật tốt của lá trầu không là kháng vi khuẩn Gram (+) như B. subtilis; các loại nấm gây hại
Tùy thuộc từng cách sử dụng của mỗi người mà công dụng của lá trầu không sẽ khác nhau:
- Xông lá trầu không có tác dụng với các bệnh như: bệnh trĩ, bệnh phụ khoa, giúp se khít âm đạo. Xông hơi da mặt còn có tác dụng làm đẹp da, se khít lỗ chân lông…
- Tắm lá trầu không có tác dụng với các bệnh ngoài da như hạn chế bệnh thủy đậu, mẩn ngứa, mẩn đỏ, hăm tã, chàm sữa, rôm sảy
- Rửa lá trầu không có tác dụng hiệu quả tại vùng kín với các căn bệnh viêm nhiễm nấm phụ khoa
- Uống nước lá trầu không có tác dụng trị bệnh khó tiêu, giảm cân, chữa viêm phế quản
- Gội đầu bằng lá trầu không có tác dụng trị gàu, trị nấm da đầu, chữa rụng tóc…
Lá trầu không chữa bệnh gì?
Để hiểu rõ hơn về lá trầu không có tác dụng gì cũng như cách thực hiện bạn có thể tham khảo về công dụng chữa bệnh của loại lá này. Những bài thuốc chữa bệnh bằng lá trầu không rất dễ tìm kiếm, không gây tác dụng phụ bởi những thành phần hoàn toàn tự nhiên.
Tuy nhiên, bài thuốc dân gian này chỉ áp dụng trong các trường hợp bệnh nhẹ, hiệu quả sẽ khác nhau phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Trị viêm tinh hoàn bằng lá trầu không
Lá trầu không là phương thuốc Nam có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, trừ phong thấp, chống lạnh, trị viêm tinh hoàn hiệu quả, làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm tinh hoàn, ngăn ngừa bệnh phát triển. Tác dụng của lá trầu không đối với vùng kín nam giới trong chữa bệnh tinh hoàn được nhiều nam giới sử dụng
Cách thực hiện dùng lá trầu không điều trị viêm tinh hoàn:
- Lá trầu không rửa sạch, để ráo nước
- Lấy mật ong phết lên lá trầu, sau đó đắp lên 2 bên tinh hoàn
- Đắp trong khoảng 3-4 giờ rồi sửa sạch
Nam giới nên dùng vào buổi tối, để cơ thể được nghỉ ngơi và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt ban ngày
Chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không
Với những chị em bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung cũng có thể dùng lá trầu không để chữa bệnh. Tác dụng của lá trầu không với bệnh phụ khoa vì trong lá trầu không có chứa chất flavonoid sát khuẩn cao nên hạn chế tình trạng viêm nhiễm rất hiệu quả.
Cách thực hiện dùng lá trầu không điều trị viêm phụ khoa: Dùng 10 lá trầu không đun sôi với 1,5 – 2 lít nước để đến khi nước còn âm thì đem rửa âm đạo trong khoảng 5 – 10 phút. Mỗi tuần thực hiện từ 2 – 3 lần sẽ giúp ngăn ngừa bệnh phụ khoa nhanh chóng và hiệu quả.
Chữa tắc tia sữa ở phụ nữ cho con bú
Sử dụng lá trầu không sau sinh có tác dụng gì chị em có thể sử dụng loại dược liệu này để chữa tắc tia sữa. Lá trầu không giúp làm nóng, đả thông tuyến vú giúp sữa được lưu thông và hạn chế những cơn đau.
Cách chữa tắc tia sữa bằng lá trầu không: Lấy vài lá trầu không đem hơ lên bếp nóng rồi đắp lên bầu bú sẽ thấy có những cải thiện đáng kể.
Lá trầu không chữa phong thấp
Trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất Flavonoid giúp chống viêm nên có tác dụng hiệu quả với những trường hợp bị mắc bệnh phong thấp.
Cách chữa phong thấp bằng lá trầu không: Chuẩn bị rễ cây xấu hổ, lá trầu không, rễ cây lá lốt rửa sạch, mỗi nguyên liệu 12g. Đem tất cả những nguyên liệu này sắc uống liên tục trong 7 ngày.
Lá trầu không hỗ trợ chữa trĩ
Nếu bạn đang không biết lá trầu không có tác dụng gì thì không thể bỏ qua công dụng hỗ trợ chữa bệnh trĩ. Lá trầu không hiệu quả với những trường hợp bị sa búi trĩ, đau và lở loét ở hậu môn.
Cách chữa trĩ bằng lá trầu không: Dùng 1 nắm lá trầu không đem đun với nước sôi, 1 thìa muối rồi đem rửa hậu môn hoặc ngâm hậu môn.
Chữa hôi nách
Lá trầu không có tác dụng khử mùi hôi rất hiệu quả, nó có thể khử mùi hôi ở miệng và mùi hôi ở nách với hoạt chất sát khuẩn và chống viêm
Cách chữa hôi nách bằng lá trầu không: Dùng nửa quả chanh xát lên nách, đợi 5 phút rồi rửa sạch. Lá trầu không giã nát rồi lấy nước cốt lau lên vùng nách, thực hiện từ 2 – 3 lần sẽ thấy tình trạng được cải thiện đáng kể.
Chữa mụn nhọt, viêm da
Lá trầu không có tác dụng gì cho da thì đó chính là giúp chị em phòng ngừa tình trạng mẩn ngứa, dị ứng, mụn nhọt, viêm da cơ địa, dị ứng… hoặc các bệnh ngoài da do vi khuẩn tấn công.
Cách chữa viêm da bằng lá trầu không: Bạn hãy lấy 1 nắm lá trầu không đem rửa sạch, sau đó giã nát rồi đắp lên vùng da bị mẩn ngứa hoặc tổn thương sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
Chữa tiểu rắt, tiểu buốt
Với những trường hợp bị tiểu rắt, tiểu buốt do dỏi hoặc viêm đường tiết niệu thì có thể sử dụng lá trầu không để giúp chống viêm và bảo vệ đường tiết niệu. Nhờ hoạt chất polyphenol giúp hạn chế viêm nhiễm nên không còn triệu chứng đi tiểu buốt, tiểu rắt nữa.
Cách chữa tiểu buốt, tiểu rắt bằng lá trầu không: Chuẩn bị khoảng 5 – 6 lá trầu không, nước muối pha loãng, sữa tươi. Lá trầu không đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi xay sinh tố. Lọc lấy nước lá trầu không thêm hương vị để dễ uống hơn.
Giúp giảm đầy bụng, khó tiêu
Trong lá trầu không có chứa rất nhiều tinh dầu nên giúp làm ấm nóng bụng. Hơn nữa chất Betel-phenol và Chavicol sẽ giúp hạn chế các triệu chứng khó chịu bụng.
Cách chữa đầy bụng, khó tiêu bằng lá trầu không: Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 2 – 3 lá trầu không nhai sống hoặc uống nước ép sẽ giúp làm dịu các triệu chứng bệnh.
Tắm lá trầu không có tác dụng gì với sức khỏe vùng kín phái đẹp là thắc mắc được nhiều chị em quan tâm. Từ lâu, trong dân gian đã truyền tai nhau và áp dụng rộng rãi cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không? Liệu đây có phải là phương pháp an toàn, mang lại hiệu quả cao? Theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.
Các cách chữa viêm nhiễm vùng kín bằng lá trầu không?
Tắm lá trầu không có tác dụng gì với sức khỏe vùng kín? Chắc chắn nhiều chị em không biết, lá trầu không có khả năng sát khuẩn, sát trùng tốt. Các loại nấm, vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín sẽ bị ức chế phát triển và tiêu diệt.
Dưới đây là tổng hợp một số cách chữa viêm nhiễm vùng kín bằng lá trầu không đơn giản, tiết kiệm chi phí…
1. Xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa
Xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa giúp tinh chất trầu không theo hơi nước thấm vào bề mặt da. Từ đó tiêu diệt các loại nấm, vi khuẩn, cải thiện tình trạng viêm ngứa.
Cách thực hiện:
- Lựa chọn loại lá trầu không bánh tẻ, tươi, thơm rồi đem rửa sạch
- Tiếp đến, cho lá trầu không vào đun sôi cùng nước khoảng 15 phút, nhớ cho thêm một lượng muối vừa đủ
- Tắt bếp, hạ nước xuống. Khi nước nguội thì dùng nước này xông vùng kín. Xông khoảng 10 phút.
Lưu ý: Nên xông vùng kín bằng lá trầu không với khoảng cách vừa phải. Tránh để gần (gây bỏng) hoặc quá xa (giảm tác dụng). Bên cạnh đó, tùy mức độ viêm ngứa mà số lần xông trong tuần tăng giảm khác nhau.
2. Rửa vùng kín bằng lá trầu không
Điều trị viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không chính là dùng nước sạch để rửa vùng kín. Đây là cách thực hiện được nhiều chị em áp dụng:
- Lá trầu không rửa sạch sẽ rồi cho vào nồi đun sôi
- Nước sôi sẽ được cho thêm một chút nước nguội vừa phải
- Chị em có thể sử dụng nước này để vệ sinh bên ngoài vùng kín.
Lưu ý: Vệ sinh vùng kín chỉ nên thực hiện bên ngoài. Tuyệt đối không thụt rửa vào sâu bên trong. Điều này làm tăng mức độ viêm nhiễm. Mỗi tuần chỉ nên rửa vùng kín bằng lá trầu không 2 – 3 lần.
3. Chữa viêm nhiễm vùng kín bằng lá trầu không kết hợp lá trà xanh
Lá trầu không và lá trà xanh đều có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm tình trạng sưng ngứa. Chị em nên áp dụng theo trình tự sau:
- Lá trầu không và lá trà xanh mỗi loại khoảng 1 nắm, rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn
- Vò nát lá, đem đun với nước
- Tới khi nước nguội, chị em có thể dùng nước này lau rửa vùng kín mỗi ngày
- Vệ sinh cẩn thận bằng nước sạch
4. Chữa viêm nhiễm vùng kín bằng lá trầu không và muối biển
So với việc sử dụng riêng lẻ lá trầu không, chữa viêm nhiễm vùng kín bằng lá trầu không kết hợp muối biển có tác dụng rõ rệt ở một số trường hợp.
Cách thực hiện:
- Làm sạch lá trầu không bằng nước muối loãng thông thường để loại bỏ bụi bẩn
- Bỏ lá vào nồi đun sôi với nước cùng một ít muối biển
- Nước sau khi sôi được dùng để xông vùng kín
- Sau khi xông khoảng 10 phút thì dùng nước này vệ sinh bên ngoài vùng kín
Lưu ý: Muối biển có khả năng khử trùng, sát khuẩn. Nếu lạm dụng quá mức sẽ dẫn tới kiềm hóa môi trường vùng kín, gây khô rát, khó chịu. Chị em chỉ nên áp dụng 2 lần/tuần.
Tắm lá trầu không chữa viêm vùng kín có thật sự hiệu quả?
Tắm lá trầu không có tác dụng gì với sức khỏe vùng kín, có thật sự hiệu quả với các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Thực tế, đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Có khá nhiều ý kiến cho rằng sử dụng tùy tiện lá trầu không tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn là tác dụng cho sức khỏe.
1. Tại sao không nên lạm dụng lá trầu không?
Có nhiều lý do khác nhau dẫn tới việc nghi ngờ tính hiệu quả của lá trầu không trong việc điều trị viêm nhiễm phụ khoa. Dưới đây là một số tác nhân thường gặp:
- Lá trầu không tồn dư thuốc trừ sâu
Lá trầu không hoàn toàn có thể tồn dư một lượng thuốc trừ sâu nhất định. Rửa với nước muối cũng không chắc loại bỏ hoàn toàn lượng thuốc còn sót lại.
Nếu dùng lá này chữa viêm nhiễm vùng kín, tình trạng bệnh không những không được cải thiện, thậm chí trầm trọng hơn.
- Không trị được tận gốc tác nhân gây bệnh
Thực tế, sự hiệu quả của việc chữa viêm nhiễm vùng kín bằng lá trầu không còn khá mơ hồ, chưa được chứng minh cụ thể.
Vài trường hợp, triệu chứng khó chịu sẽ biến mất. Nhưng đôi khi, chị em thấy bệnh không thuyên giảm. Thực tế, lá trầu không chỉ có tác dụng bề mặt ngoài da, không có tác dụng với bệnh lý phụ khoa bên trong.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải
Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không có thể khiến vùng kín trở nên khô, rát. Đặc biệt, những bệnh lý phức tạp, tự ý dùng lá trầu không còn tiềm ẩn nguy hiểm: viêm nhiễm ngược dòng làm viêm tắc vòi trứng, vô sinh…
2. Tại sao lá trầu không chữa viêm vùng kín không có tác dụng?
Lá trầu không mang đến nhiều tác dụng trong việc điều trị viêm nhiễm đường sinh dục. Bên cạnh đó vẫn có khá nhiều trường hợp sau khi dùng lá trầu không lại thấy không có tác dụng. Nguyên nhân do:
- Điều trị không đúng bệnh
Như đã nói, lá trầu không chỉ có tác dụng trên bề mặt da. Nếu bị viêm âm đạo hoặc ngứa bên ngoài, dùng nước này để rửa hay xông sẽ có hiệu quả.
Nhưng với bệnh lý bên trong như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… dùng lá trầu không sẽ không mang lại tác dụng.
Xem thêm: Bệnh Viêm Lộ Tuyến Có Chữa Khỏi Được Không?
- Chữa viêm vùng kín bằng lá trầu không sai cách
Nhiều chị em thiếu thông tin nên thực hiện chữa viêm nhiễm vùng kín với lá trầu không sai cách.
Chẳng hạn, chị em ngâm toàn bộ vùng kín trong nước lá trầu không hay thụt rửa âm đạo sâu bên trong. Thực tế, việc này không mang lại tác dụng, còn có nguy cơ khiến bệnh phức tạp hơn. Bên cạnh đó, vệ sinh vùng kín cần được tiến hành song song với vệ sinh hậu môn để tránh vi khuẩn di chuyển ngược dòng.
- Lạm dụng, dùng quá nhiều
Dù lành tính, nhưng cái gì cũng vậy, lạm dụng quá mức đều làm giảm tính hiệu quả, trong đó, lá trầu không cũng không ngoại lệ.
Chị em không nên dùng quá số lần trong ngày, trong tuần. Dùng quá 3 lần/tuần khiến môi trường âm đạo mất cân bằng, độ pH mất cân bằng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Lưu ý khi sử dụng lá trầu không chữa bệnh
Lá trầu không có tác dụng gì, có thể thấy loại dược liệu này có rất nhiều công dụng với sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng bạn cần chú ý đến những vấn đề sau đây:
- Nên tham khảo ý kiến các bác sĩ, thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng, nhất là khi bạn đang sử dụng thuốc hoặc 1 số loại dược liệ vì có thể gây nên những tác dụng không mong muốn,
- Trong quá trình sử dụng nếu thấy có những dấu hiệu bất thường cần tạm ngưng sử dụng và thông báo ngay cho các bác sĩ
- Phụ nữ mang thai không nên sử dụng lá trầu không, cẩn trọng với trẻ em và người cao tuổi.
- Sử dụng lá trầu không đúng liều, đủ liều không nên sử dụng quá nhiều.
Với thông tin trên đây, hy vọng bạn đã hiểu hơn về lá trầu không có tác dụng gì. Nếu cần được bác sĩ tư vấn, giải đáp hoặc hỗ trợ bạn có thể liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa.
Phương pháp chữa viêm nhiễm vùng kín hiệu quả
Như vậy, chị em đã biết tắm lá trầu không có tác dụng gì với sức khỏe vùng kín. Nếu như áp dụng lá trầu không chữa viêm nhiễm vùng kín không mang lại hiệu quả. Tình trạng viêm nhiễm vẫn còn, thậm chí triệu chứng bệnh ngày một trầm trọng hơn.
Lúc này, thay vì lo lắng hay tiếp tục sử dụng lá trầu không hoặc bài thuốc dân gian khác, chị em cần tìm gặp bác sĩ.
Tham khảo: Vùng Kín Ra Dịch Trắng Đặc Có Phải Bệnh Lý Nguy Hiểm?
Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng là địa chỉ điều trị viêm nhiễm vùng kín bằng phương pháp ngoại khoa nhận được nhiều phản hồi tích cực của bệnh nhân. Nơi đây không chỉ có đội ngũ bác sĩ lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm. Mà phương pháp điều trị mang đến hiệu quả cao.
- Đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại, sóng ngắn)
Nguyên lý hoạt động: nhiệt lượng sóng hồng ngoại hoặc sóng ngắn, dẫn thuốc tây y chuyên khoa đặc trị đến chính xác vị trí viêm nhiễm.
Ưu điểm:
- Tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh gây hại
- Không ảnh hưởng mô lành tính lân cận
- Không ảnh hưởng sức khỏe sinh sản
- Không để lại biến chứng nguy hiểm
- Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, thanh lọc tiêu viêm, thải độc gan, tăng cường nội tiết tố…
Qua nội dung trong bài, chị em đã biết tắm lá trầu không có tác dụng gì với sức khỏe vùng kín. Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất là chị em nên chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ sản phụ khoa uy tín. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp miễn phí.
Các tìm kiếm liên quan đến tắm lá trầu không có tác dụng gì
- Lá trầu không ngâm rượu có tác dụng gì
- Cách chữa viêm da bằng lá trầu không
- Lá trầu không có tác dụng gì với da mặt
- Uống nước lá trầu không có hại không
- Tác dụng của la trầu không với bệnh phụ khoa
- Tác hai của la trầu không
- Cách rửa vùng kín bằng la trầu không
- Xông mặt bằng la trầu không có tác dụng gì
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Mai Anh
Bác sĩ cho em hỏi, lá trầu không có tính tẩy ra rất mạnh, vậy em dùng lá trầu không chữa hăm cho bé có hiệu quả không ạ?
Bác Sĩ. CKI Lê Thị Nhài
Tắm lá trầu không có tác dụng gì? Theo đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng hành khí, chống ngứa, tiêu viêm. Do đó, loại lá này có tác dụng điều trị một số bệnh lý như mề đay mẩn ngứa, rôm sảy, viêm da cơ địa.
Trong khi đó, y học hiện đại đã nghiên cứu và nhận ra thành phần tinh dầu chứa nhiều polyphenol có tác dụng diệt khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển sinh sôi của vi khuẩn. Đồng thời, có lợi cho da trong việc chống lại các tác nhân gây hại. Ngoài ra, lá trầu không còn có khả năng giảm viêm, giảm ngứa, phục hồi làn da tổn thương.
Tuy nhiên da bé rất nhạy cảm, mà lá trầu không có tính tẩy mạnh. Khi dùng lá trầu không tắm cho bé, các mẹ nên chú ý một tuần chỉ sử dụng 2 lần, cách ngày. KHông dùng nước lá trầu không quá đặc làm da bé bị kích ứng, bị phỏng.
Trần Thanh Tâm
Em cũng ở trung tuổi rồi, vùng kín bị thâm xấu, em đã sử dụng lá trầu không để rửa vùng kín hàng ngày. Nhưng không hết thâm mà em còn cảm thấy đau rát, hơi ngứa vùng kín. Bây giờ em phải làm sao ạ?
TS.BS CKII Trịnh Tùng
Trong lá trầu không chứa tinh dầu và rất nhiều dưỡng chất như protein, kẽm, canxi, axit amin… giúp giảm thiểu các hắc sắc tố melanin, tái tạo tế bào mô âm đạo, làm săn chắc và se khít vùng kín hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với sử dụng các loại kem làm hồng se khít vùng kín trên thị trường.
Trong quá trình sử dụng bạn nên lưu ý, sử dụng đúng cách vừa đủ, không lạm dụng. Việc sử dụng thường xuyên nước lá trầu không đặc rửa vùng kín sẽ khiến vùng kín bị khô rát, gây ngứa ngáy khó chịu, dễ dẫn đến viêm nhiễm.
Tuy nhiên với một số tình trạng cô bé thâm sạm nặng, vùng kín giãn rộng, lão hóa và chứa nhiều sắc tố đen lâu năm thì rất khó có thể điều trị bằng cách làm này. Bạn có thể tham khảo ý kiến của những chuyên gia thẩm mỹ có uy tín để nhận được lời khuyên và cách điều trị tốt nhất.