Khó đi đại tiện ở người lớn – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả
Khó đi đại tiện ở người lớn là vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng lại là vấn đề rất nan giải đối với nhiều người. Nếu không khắc phục và chữa trị hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Đại tiện khó là triệu chứng phổ biến mà rất nhiều người thường hay bị mắc phải, đặc biệt là phụ nữ có thai và sau sinh, trẻ em và người cao tuổi. Khó đi đại tiện ở người lớn không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khổ sở khi đi vệ sinh mà còn gây ra những biến chứng khó lường khác. Vậy, đại tiện khó phải làm sao? Những chia sẻ của các chuyên gia trong bài viết dưới đây sẽ là đáp án chính xác và đầy đủ nhất cho mọi người về vấn đề này.
Tìm hiểu đại tiện khó là gì?
Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và hậu môn trực tràng cho biết: đại tiện khó là tình trạng người bệnh buồn đi đại tiện nhưng không đi được, phải mất nhiều thời gian ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Đây là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn đi đại tiện nhưng không đi được.
Đại tiện khó khác với táo bón, không phải do phân khô cứng không đào thải ra ngoài được mà còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra và số lần đi đại tiện trong ngày của người bệnh đại tiện khó thường xuyên và liên tục hơn, khoảng cách ngắn hơn so với người bị táo bón.
Người bị đại tiện khó thường có cảm giác đau bụng, căng tức hậu môn, buồn đi đại tiện nhưng không đi được, đau rát hậu môn mỗi khi đi đại tiện do phải dùng sức rặn quá nhiều, cơ thể mệt mỏi, chán ăn buồn nôn.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa táo bón và đại tiện khó nhưng thực chất đây là 2 hiện tượng hoàn toàn khác nhau. Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết, đại tiện khó không quá nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị và khắc phục kịp thời sẽ gây biến chứng nặng và khó chữa hơn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cơ thể.
Các nguyên nhân đại tiện khó là gì?
Các chuyên gia hậu môn trực tràng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khó đi đại tiện, trong đó cần phải kể đến một số nguyên nhân chính phổ biến như:
- Thói quen sinh hoạt, thường xuyên ngồi lâu một chỗ, ít vận động… khiến máu không được lưu thông, gây ảnh hưởng đến các cơ hậu môn và hệ thống tiêu hóa.
- Thường xuyên nhịn đại tiện sẽ khiến phân khô lại, vón cục và gây nên tình trạng táo bón.
- Chế độ dinh dưỡng không cân bằng và hợp lý, ăn ít chất xơ, hoa quả, và rau xanh…khiến phân trở nên khô cứng, khó đi đại tiện.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống trầm cảm…làm cho nhu động ruột hoạt động kém.
- Đường đi của phân bị tắc nghẽn do có khối u trong hậu môn trực tràng hoặc bị dính ruột do phẫu thuật…
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh hoặc lạm dụng thuốc nhuận tràng khiến cho hoạt động của đường ruột bị suy giảm, lượng phân trong đường ruột không đủ nên không gây được phản xạ đại tiện.
- Do yếu tố tinh thần thường xuyên lo lắng, căng thẳng hoặc áp lực từ công việc quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến phản xạ đại tiện gặp nhiều khó khăn.
- Do mắc các bệnh về đại tràng như viêm đại tràng, viêm kết tràng… gây ra co thắt đại tràng, phân không di chuyển được.
Tình trạng đại tiện khó cảnh báo điều gì?
Đại tiện khó do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, nếu kéo dài có thể là triệu chứng của một số bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải như:
- Táo bón
- Bệnh trĩ
- Nứt kẽ hậu môn
- Các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, viêm đại tràng mãn tính, ung thư trực tràng
- Polyp trực tràng và đại tràng
Tình trạng đại tiện khó cảnh báo rất nhiều nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm khác nhau. Vì vậy, việc chủ động thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng gây đại tiện khó là cách tốt nhất giúp mọi người chữa trị và phòng ngừa hiệu quả. Thông qua thăm khám bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời hiệu quả.
Tình trạng đại tiện khó có nguy hiểm không?
Đại tiện khó là hiện tượng phổ biến mà bất cứ ai cũng có nguy cơ bị mắc phải, trong đó phụ nữ có thai và sau sinh, người già, trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị nhất. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời và hiệu quả sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Nguy cơ bị ung thư đại trực tràng và nhiều bệnh lý khác như bệnh trĩ, polyp trực tràng, nứt kẽ hậu môn…
- Gây suy thận mãn tính
- Ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh
- Làm suy giảm chất lượng cuộc sống
Các biến chứng của đại tiện khó rất nguy hiểm và khó lường, chất thải phân không được đào thải hết mà bị giữ lại trong cơ thể sẽ gây ra nhiều tác hại, chèn ép các dây thần kinh dẫn tới tình trạng rối loạn toàn thân, đau đầu…người bệnh sinh ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác
Cách chữa bệnh khó đi đại tiện nhanh chóng an toàn và hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều cách chữa đại tiện khó nhưng muốn đạt hiệu quả thực sự thì cần căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể ở từng người để áp dụng cách chữa bệnh phù hợp và tốt nhất.
1. Cách chữa đại tiện khó bằng mẹo đơn giản
Tùy vào đối tượng bị khó đi đại tiện (phụ nữ có thai và cho con bú hoặc trẻ nhỏ) và tình trạng bệnh cụ thể mà có thể áp dụng một số mẹo chữa bệnh sau:
- Lăn quanh miệng: Dùng hai ngón tay là ngón trỏ và ngón giữa lăn quanh miệng từ phải sang trái rồi kéo thẳng xuống phía dưới cằm như dấu hỏi lớn, thực hiện trong khoảng 2-3 phút trước khi đi đại tiện.
- Mát xa tai: quay ngược 2 lòng bàn tay hướng về phía trước, dùng ngón trỏ và ngón cái kéo vuốt 2 vành tai, nhẹ nhàng di chuyển theo hướng từ xoáy lỗ tai ra ngoài theo hình vòng cung. Thực hiện khoảng 30 giây/ lần
- Tập thở bằng cơ bụng: hít vào, thở ra thả lỏng vùng xương chậu
- Xoa bóp bụng: Buổi sáng khi thức dậy hãy xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ giúp kích thích nhu động đại tràng, tăng cảm giác buồn đại tiện và giúp người mắc bệnh đại tiện khó có thể đi ngoài dễ dàng hơn.
- Xả nước ấm vào vùng hậu môn: Dùng nước ấm và xả trực tiếp vào hậu môn để giúp làm mềm phân, giảm tình trạng đau rát hậu môn khi đẩy phân ra ngoài.
- Đi bộ một vòng: Vận động nhẹ nhàng cũng là cách giúp kích thích nhu động ruột hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
2. Cách chữa đại tiện khó bằng thuốc tây y
Người bị bệnh đại tiện khó kéo dài gây cản trở công việc và cuộc sống thì có thể áp dụng cách chữa trị bằng thuốc tây nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc.
Một số loại thuốc phổ biến dùng để chữa trị đại tiện khó như:
- Thuốc nhuận tràng thông tiện: Thuốc có tác dụng thẩm thấu làm mềm phân, tạo khối, kích thích đại tiện, bôi trơn – cellulose, hemicellulose, pectin, Sorbitol, glycerin, lactulose, các muối của docusate, bisacodyl, dầu khoáng …
- Thuốc hút nước vào lòng ruột: Magie sulfat ngậm nước, Sorbitol, Macrogol…. Giúp giữ nước tại đó, hạn chế phân khô cứng.
- Thuốc tăng thể tích phân: Dùng thạch hay rau câu, Normacol tăng thể tích phân ở trực tràng tạo ra sự kích thích tự nhiên, làm cho người bệnh muốn và đi ngoài dễ dàng.
- Thuốc gây kích thích: Bisalaxyl (Việt Nam), contax, dulcolax (Pháp): gây kích thích làm tăng vận động kết tràng, tăng tiết nước, làm nhuận tràng.
- Thuốc làm trơn phân: Dùng chất dầu khoáng (như dầu paraphin) giúp bao lấy phân làm cho phân trơn dễ đi ngoài dùng dưới dạng thụt vào trực tràng, nên khó dùng ở nhà.
3. Cách chữa đại tiện khó bằng thuốc Đông y
Áp dụng cách chữa đại tiện khó bằng thuốc Đông y người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của người có chuyên môn, thầy thuốc Đông y uy tín. Tuyệt đối không được tự mua thuốc về chữa trị gây ra tác dụng phụ không tốt có hại cho sức khỏe.
Thuốc Đông y chữa đại tiện khó sẽ có các vị thuốc có tác dụng nhuận tràng, giúp người bệnh thông thuận hơn. Một số bài thuốc người bệnh có thể tham khảo:
- Trị đại tiện khó do địa tạng âm hư, huyết nhiệt
Triệu chứng: táo bón lâu ngày, khô họng, miệng khô và lở loét miệng, lưỡi đỏ, khát nước….
Bài thuốc 1
Nguyên liệu: Lá dâu 100g, Vừng đen 100g, Sa sâm 200g, Mạch môn 200g. Tán nhỏ các vị thuốc thành bột sau đó trộn với mật ong viên tròn lại cho vào lọ bảo quản trong tủ lạnh, mỗi ngày uống 10g.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu: Ma tử nhân 100g, Hạnh nhân 50g, Bạch thược 50g, Đại hoàng 40g, Hậu phác 40g, Chỉ thực 40g đem tán nhỏ thành bột, cho vào lọ mỗi ngày uống 10g.
- Trị đại tiện khó do thiếu máu
Triệu chứng: Bệnh hay gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau sinh làm cho cơ thể suy nhược, mệt mỏi, cơ yếu, táo bón lâu ngày.
Nguyên liệu: Hà thủ ô đỏ 100g, Kỷ tử 100g, Long nhãn 100g, Tang thầm 100g, Bá tử nhân 100g, Vừng đen 200g tán bột trộn cùng mật ong làm viên, mỗi ngày 10g.
4. Cách chữa đại tiện khó tại nhà đơn giản hiệu quả
Bên cạnh các phương pháp chữa bệnh nêu trên thì người bị đại tiện khó kéo dài lâu ngày có thể áp dụng một số cách khắc phục tại nhà như:
- Sử dụng nước uống từ nha đam
- Ăn nhiều khoai lang giúp nhuận tràng
- Uống nước chanh ấm
- Dùng dung dịch muối nở
- Ăn mận hoặc nước ép mận
Ngoài cách chữa đại tiện khó tại nhà nêu trên, người bệnh cần chú ý một số cách để phòng ngừa chứng đại tiện khó, bằng cách:
- Không bỏ bữa, ăn uống khoa học và điều độ
- Bổ sung chất xơ rau xanh, hoa quả tươi
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Thay đổi các thói quen hàng ngày theo hướng tích cực
- Thường xuyên vận động và tập thể dục
- Nên chạy bộ trước khi đi đại tiện
- Ngồi đúng tư thế
- Không dùng sức quá mạnh để rặn
Có rất nhiều cách chữa khó đi đại tiện ở người lớn khác nhau nhưng muốn đạt hiệu quả thực sự thì người bệnh cần phải đi thăm khám bác sĩ. Việc xác định được nguyên nhân gây đại tiện khó sẽ là cơ sở để bác sĩ đưa ra phương pháp chữa bệnh hữu hiệu nhất cho người bệnh.
Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết của Phòng khám Hậu môn trực tràng. Các thông tin của chúng tôi mang tính tham khảo, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Hải Nguyễn
Em gần đây luôn gặp tình trạng liên tục muốn đi đại tiện, nhưng không thể đi được, dù ra sức rặn ép cũng không được. Em hàng ngày vẫn ăn rất nhiều rau xanh ạ, vậy việc khó đi đại tiện này là do đâu ạ bác sĩ.
TS.BS CKII Trịnh Tùng
Như triệu chứng bạn mô tả, khả năng rất cao bạn đang mắc bệnh đại tràng co thắt. Đại tràng co thắt cũng là một trong những nguyên nhân gây khó đi đại tiện ở người lớn.
Đại tràng co thắt (còn gọi là hội chứng ruột kích thích) với đặc điểm tuy không có tổn thương, viêm nhiễm gì trên niêm mạc đại tràng nhưng các cơ của đại tràng lại co thắt bất thường, có liên quan đến yếu tố thần kinh thực vật.
Khi bị đại tràng co thắt, bệnh nhân có thể buồn đi đại tiện nhiều lần, các cơ đại tràng liên tục co thắt mặc dù đã tống hết phân ra ngoài dẫn tới người bệnh bị mót rặn, đi ngoài cảm giác không hết phân hay cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được.
Nguyễn Minh Châu
Thưa bác sĩ, những ngày này em rất khổ sở, luôn muốn đi đại tiện, nhưng khó đi, mỗi lần chỉ được một chút ít, lại còn lẫn máu. Đi đại tiện ra máu có nguy hiểm không bác sĩ, em đang mắc phải bệnh gì ạ?
Bác sĩ CKI Lê Văn Minh
Dựa trên những triệu chứng bạn đưa ra, bác sĩ tiên đoán bạn đang mắc polyp hậu môn, hoặc polyp đại tràng. Chứng bệnh gây ra hiện tượng khó đi đại tiện ở người lớn.
Triệu chứng của polyp hậu môn như: buồn đi ngoài nhưng không đi được, đại tiện rát buốt bên trong hậu môn, phân có thể dẫn nhầy, máu.
Đối với bệnh polyp đại trạng các triệu chứng thường không rõ ràng, tuy nhiên bạn có thể quan sát một số dấu hiệu như: Máu lẫn trong phân, đi ngoài có vệt đỏ, táo bón kéo dài hơn 1 tuần, đau bụng, khó thở.
Bác sĩ khuyên bạn nên sớm đi thăm khám, thực hiện nội soi trực tràng, đại tràng là cách duy nhất để chẩn đoán chính xác bệnh và có phương án điều trị kịp thời.. Khi nội soi, có thể thấy bề mặt khối polyp thường tròn, màu hồng sáng, có nhung mao, u tuyến có dạng hoa súp lơ với cuống màu đỏ.