5 thuốc bôi trị ngứa vùng kín nữ giới theo nguyên nhân
Thuốc bôi trị ngứa vùng kín nữ giới là một trong những phương pháp phổ biến. Được đánh giá là an toàn và hiệu quả dành cho chị em đang mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Cùng tìm hiểu 5 loại thuốc trị ngứa vùng kín theo từng nguyên nhân. Ngoài ra, phái đẹp không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép và hướng dẫn từ bác sĩ.
Phân loại thuốc bôi trị ngứa vùng kín nữ theo từng nguyên nhân
Hiện nay, có nhiều loại thuốc bôi trị ngứa vùng kín nữ giới khác nhau mà chị em không biết lựa chọn loại nào. Thực tế, tùy thuộc nguyên nhân gây ngứa mà phái đẹp nên sử dụng loại thuốc trị ngứa vùng kín phù hợp.
1. Thuốc bôi trị ngứa vùng kín do ký sinh trùng
Ký sinh trùng gây ngứa vùng kín nữ giới có kích thước rất nhỏ, phổ biến là rận mu. Chúng tồn tại bằng việc hút máu. Đây chính là tác nhân khiến vùng kín ngứa, đặc biệt ban đêm.
Để trị ngứa vùng kín do rận mu, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi:
- DEP
- Permethrin
- Pyrethrin kết hợp với Piperonyl butoxide, Malathion 0.5%.
Sau đó, chị em có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngứa: Promethazin, Moz-bite
Rận mu có thể lây truyền qua đường tình dục hoặc do dùng chung đồ lót, khăn tắm. Vì vậy, chị em nên cẩn trọng. Quan hệ chung thủy, không dùng chung bất cứ đồ dùng cá nhân nào với người khác.
2. Thuốc bôi trị ngứa vùng kín nữ do mắc bệnh ngoài da
Trường hợp ngứa vùng kín cho mắc bệnh ngoài da, có rất nhiều loại thuốc cho chị em áp dụng:
- Trị ngứa do hắc lào: Thường xuất hiện từ hậu môn trước rồi lan tới vùng kín. Thuốc chữa hắc lào phổ biến: dung dịch cồn BSI, dung dịch ASA,…
- Trị ngứa do chàm, tổ đỉa: Ngứa vùng kín do chàm, tổ đỉa, chị em có thể dùng clotrimazole hoặc ketoconazol.
- Trị ngứa do ghẻ: Trước đây, trường hợp bị ghẻ ngứa thường điều trị bằng thuốc DEP. Hiện nay, nữ giới có thể sử dụng thuốc Permethrin 5%.
Xem thêm: Bị ngứa vùng kín phải làm thế nào: Lời khuyên từ các chuyên gia
3. Dị ứng mẩn ngứa vùng kín bôi thuốc gì?
Rất nhiều trường hợp vùng kín nữ giới bị ngứa do dị ứng với băng vệ sinh, xà phòng, nước giặt, bao cao su…
Khi bị ngứa, chị em nên dừng sử dụng các tác nhân gây ngứa. Sau đó sử dụng thêm một số loại thuốc để giảm kích ứng:
- Nhóm Histamin: Clorpheniramin, Loratadin, Cetirizin,… Tác dụng phụ phổ biến là gây buồn ngủ.
- Nhóm Corticosteroid: Betamethason, Prednisolon, Hydrocortison… Nhóm này ngoài dạng bôi còn có dạng viên và thuốc mỡ.
4. Nhóm thuốc trị ngứa vùng kín do viêm âm đạo
Nguyên nhân viêm âm đạo: do tấn công của vi khuẩn, nấm, trùng roi… Tùy thuộc từng tác nhân gây bệnh mà có loại thuốc trị ngứa vùng kín phù hợp.
- Viêm âm đạo do nấm: trị ngứa nấm men thường là thuốc đặt dạng viên. Trong thành phần thuốc có chứa miconazol, clotrimazol…
- Viêm âm đạo do trùng roi: Thuốc chứa tinidazol, metronidazol… bào chế dưới dạng viên đặt.
- Viêm âm đạo do tạp khuẩn: Thuốc đặt dạng viên có chứa polymyxin, neomycin…
5. Thuốc trị ngứa vùng kín do suy giảm nội tiết tố
Suy giảm nồng độ nội tiết tố nữ ở giai đoạn tiền mãn tinh không chỉ khiến chị em bốc hỏa, còn gây tình trạng khô ngứa vùng kín.
Trường hợp này, các loại thuốc bôi ngứa vùng kín không mang lại hiệu quả. Cần sử dụng thuốc uống: Progesterone, Estradiol… nhằm hồi phục lượng nội tiết tố bị mất.
5 loại thuốc bôi trị ngứa vùng kín ở nữ phổ biến
So với các loại thuốc uống, thuốc đặt, loại thuốc bôi trị ngứa vùng kín nữ giới có khả năng trị ngứa vùng kín hiệu quả hơn hẳn và tiện lợi hơn. Dưới đây là 5 loại thuốc bôi phổ biến nhất chị em nên tham khảo.
1. Thuốc bôi trị ngứa vùng kín nữ Nizoral 2%
Nizoral 2% có tác dụng giảm triệu chứng ngứa vùng kín do nấm tấn công. Thuốc được bác sĩ kê sau khi chẩn đoán nguyên nhân. Cách sử dụng thuốc Nizoral:
- Chị em vệ sinh sạch sẽ bên ngoài vùng kín bằng nước rồi lau khô
- Thoa nhẹ lớp kem mỏng lên vị trí da bị ngứa
Thời gian điều trị hiệu quả sẽ phụ thuộc vào mức độ nấm. Nếu tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian điều trị sẽ được rút ngắn đáng kể.
2. Trị ngứa vùng kín hiệu quả với thuốc Clindamycin
Clindamycin thường được chỉ định điều trị ngứa vùng kín nữ do viêm nhiễm, viêm nang lông.
Thuốc bôi dạng mỡ Clindamycin thuộc nhóm Lincosamid. Đây là một trong những thuốc bôi có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả, nhanh chóng nhất.
3. Thuốc trị ngứa vùng kín nữ dạng kem bôi Tetracyclin
Tetracyclin là một loại kháng sinh phổ rộng, có dạng kem bôi. Chị em có thể sử dụng thuốc Tetracyclin được kê đơn trị ngứa vùng kín do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
Thuốc tiêu diệt vi khuẩn qua chính quá trình tổng hợp protein. Các loại vi khuẩn được Tetracyclin tiêu diệt: Gram dương, Gram âm, cả hiếu và kỵ khí.
Ngoài vùng kín, thuốc Tetracyclin còn hiệu quả với trường hợp ngứa tại mắt do viêm kết mạc, đau mắt hột…
4. Thuốc trị ngứa vùng kín dạng bôi Neomycin
Tác dụng: Neomycin là loại thuốc bôi trị ngứa vùng kín hiệu quả, được kê đơn cho trường hợp ngứa do nhiễm trùng, viêm da dị ứng, côn trùng cắn…
Cách sử dụng thuốc rất đơn giản: Chị em rửa sạch vùng da bị ngứa và bôi thuốc lên mỗi ngày.
Xem thêm: Cách điều trị ngứa vùng kín tại nhà hiệu quả: Chia sẻ cho cộng đồng
5. Thuốc trị ngứa vùng kín nữ – Clotrimazol
Thuốc Clotrimazol đặc biệt hiệu quả với trường hợp ngứa vùng kín do viêm âm đạo do nấm Candida. Ngoài ra, chị em bị lang ben, nấm kẽ chân tay… cũng có thể sử dụng loại thuốc này.
Thuốc bôi Clotrimazole có tác dụng: ngăn chặn sự lan rộng của nấm, thu hẹp vùng phát triển, tiêu diệt tận gốc mầm bệnh…
Thuốc bôi trị ngứa vùng kín cho bà bầu
Thuốc bôi trị ngứa vùng kín nữ giới dành cho bà bầu thường không được ưa chuộng. Vì sử dụng thuốc giai đoạn nhạy cảm này thường đi kèm nhiều rủi ro. Thậm chí, thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tác động của thuốc. Vậy sử dụng loại thuốc nào tốt? Cách sử dụng ra sao cho phù hợp?
Thuốc bôi vùng kín cho bà bầu phải được lựa chọn nghiêm. Các bước lựa chọn cần cẩn thận theo nguyên tắc:
- Dùng thuốc đúng bệnh
- Chọn thuốc theo mức độ ngứa: Tình trạng ngứa nặng sẽ có thuốc khác với trường hợp ngứa nhẹ.
- Dùng thuốc theo tuổi thai: Ngứa vùng kín giai đoạn đầu, thai kỳ được chỉ định dùng thuốc khác với giai đoạn sau. Đảm bảo thai nhi được phát triển ổn định, khỏe mạnh.
Thông thường, bà bầu ngứa vùng kín thường được chỉ định điều trị bằng thuốc đặt. Tuy nhiên, dù thuốc dạng nào thì thai phụ cũng nên gặp bác sĩ để được thăm khám, chỉ định loại thuốc thích hợp.
Chi tiết: Cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu hiệu quả nhất
Bà bầu không nên dùng thuốc bôi ngứa vùng kín nào?
Ngứa vùng kín ở bà bầu chủ yếu do nấm Candida gây ra. Khi lượng khí hư tiết ra nhiều khiến nấm sinh sôi, phát triển. Lúc này, bà bầu nên tránh các loại thuốc bôi trị nấm ngứa:
- Griseofulvin: tác dụng phụ của thuốc là tăng nguy cơ sảy thai, thai dị tật.
- Fluconazol và Itraconazol: sử dụng trong thời gian dài (3 tháng) có thể gây dị tật thai nhi.
Ngứa vùng kín nữ giới nguy hiểm như thế nào?
Qua nội dung ở trên, chị em đã biết thuốc bôi trị ngứa vùng kín nữ giới là thuốc nào. Vậy ngứa vùng kín nữ giới nguy hiểm ra sao? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, tinh thần, tâm lý… chị em.
1. Ảnh hưởng sinh hoạt, sức khỏe
“Cô bé” ngứa khiến chị em khó chịu, bứt rứt, nổi mẩn đỏ. Mùi hôi khiến chị em cảm thấy thiếu tự tin, không hứng thú tình dục.
Nguy hiểm hơn, ngứa vùng kín xuất phát từ bệnh phụ khoa nếu không được điều trị sẽ dễ lây lan sang bộ phận khác. Ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe sinh sản chị em.
2. Ngứa vùng kín ảnh hưởng sức khỏe thai nhi
Phụ nữ mang thai, ngứa vùng kín không thể chủ quan. Tình trạng ngứa có thể làm gia tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh thai nhi… Nếu sinh thường, tác nhân gây ngứa như nấm, vi khuẩn có thể lây nhiễm sang miệng, mắt, da, đường hô hấp… nếu là bé gái dễ bị viêm đạo bẩm sinh.
Trên đây là tổng hợp 5 loại thuốc bôi trị ngứa vùng kín nữ giới. Tuy nhiên, nếu quá trình sử dụng thuốc không hiệu quả, chị em cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm tốt để nhận được phương pháp điều trị thích hợp.
Các tìm kiếm liên quan đến thuốc bôi trị ngứa vùng kín nữ giới
- Thuốc bôi ngứa vùng kín nam
- Ngứa mu vùng kín bôi thuốc gì
- Thuốc 7 màu trị ngứa vùng kín
- Thuốc bôi ngứa vùng kín Clindamycin
- Bôi thuốc mỡ vào vùng kín
- Nizoral bôi vùng kín
- Thuốc bôi trị ngứa vùng kín cho bà bầu
- Bôi tetracyclin vào vùng kín
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Trương Ngọc Huyền
Em đã từng bị viêm âm đạo và dùng thuốc chữa khỏi rồi, những gần đây lại thấy vùng kín ngứa ngáy vậy em nên uống thuốc gì, làm gì để tránh tái phát ngứa viêm đạo, viêm âm đạo ạ?
Bác Sĩ. CKI Lê Thị Nhài
Viêm âm đạo do nấm men, tạp khuẩn, ký sinh trùng gây ra, rất dễ tái phát. Vệ sinh kém và lối sống tình dục không lành mạnh sẽ là nguyên nhân chính khiến bệnh tái lại nhiều lần. Để viêm nấm âm đạo không quay trở lại bạn cần có chú ý phòng tránh từ những thói quen vệ sinh hằng ngày trong và sau khi điều trị.
Bởi vì đã từng bị viêm nhiễm âm đạo, nên các khuẩn gây bệnh rất dễ biến chủng, khiến bệnh diễn biến phức tạp hơn. Những loại thuốc bôi trị ngứa vùng kín, có thể không còn hiệu quả. Điều tốt nhất bạn cần làm là đi khám phụ khoa, tìm phương pháp điều trị dứt điểm tránh gây biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Lan Anh
Em đang mang thai, việc dùng thuốc tây điều trị ngứa vùng kín có an toàn không ạ, sử dụng các bài thuốc đông y liệu có đem lại hiệu quả không thưa bác sĩ?
Bác Sĩ. CKI Lê Thị Nhài
Bác sĩ chỉ khuyên bạn dùng các loại thuốc có tác dụng tại chỗ như kem bôi âm đạo và thuốc đặt âm đạo.
Thuốc Đông lành tính an toàn, tuy nhiên cần dùng đúng bài thuốc, liều lượng thuốc mới đạt được hiệu quả. Hơn nữa khi mang thai cơ thể rất nhạy cảm, mỗi chất nạp vào cơ thể đều có thể ảnh hưởng đến bé. Vì vậy tốt nhất bạn nên đi khám phụ khoa sau đó nhận đơn thuốc từ bác sĩ điều trị.
Việc điều trị viêm nhiễm âm đạo của sản phụ là cần thiết, nếu không được điều trị, nhiễm trùng nấm ở âm đạo có thể truyền sang miệng của bé trong khi sinh thường.