Vết Khâu Tầng Sinh Môn Bị Sưng Có Sao Không?
Sau sinh thường, vết rạch tầng sinh môn của sản phụ thường bị sưng, ngứa và có thể mưng mủ. Vậy vết rạch tầng sinh môn bị sưng có sao không? Chăm sóc như thế nào để vết thương nhanh lành?
Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời giải đáp những thắc mắc, lo lắng nhé!
Tầng sinh môn là gì?
Tầng sinh môn là một phần của bộ phận sinh dục, nằm ở giữa âm đạo và hậu môn, có kích thước khoảng 3 – 5 cm.
Tầng sinh môn có cấu tạo gồm 3 tầng:
- Tầng sâu có cơ nâng đỡ hậu môn và cơ ngồi cụt do hai lá của tầng sinh môn bao bọc
- Tầng nông có 5 cơ
- Tầng giữa gồm cơ thắt và cơ ngang sâu
Tầng sinh môn có chức năng quan trọng trong hệ cơ quan sinh sản, đặc biệt khi sinh nở, cụ thể như:
- Bảo vệ và nâng đỡ các cơ quan vùng chậu như: âm đạo, trực tràng, bàng quang…
- Là cửa tiếp nhận tinh trùng, giúp chúng bơi được sâu vào bên trong gặp trứng
- Tầng sinh môn có vai trò quan trọng giúp thai nhi được sinh ra một cách dễ dàng và an toàn
Tại sao phải rạch tầng sinh môn?
Đa số các trường hợp sinh thường bác sĩ đều thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn khi cần thiết. Ví dụ như, trong các trường hợp tầng sinh môn không giãn nở được hoặc thai nhi quá lớn dễ gây rách tầng sinh môn. Khi này bác sĩ sẽ tiên lượng khả năng bị rách tầng sinh môn để đưa ra chỉ định phù hợp.
Trong quá trình sinh nở việc rạch đường sinh môn sẽ giúp quá trình đưa em bé ra được nhanh chóng và an toàn hơn. Nếu một số chị em có thể gây rách tầng sinh môn bị động, khó khăn cho việc khâu lại và mất thẩm mỹ.
Sau khi em bé được sinh ra, bác sĩ sẽ dùng thuốc tê giúp sản phụ giảm đau và thực hiện bước cuối là khâu vết thương lại. Khoảng 4 – 5 ngày sau khi sinh, vết rạch tầng sinh môn sẽ có dấu hiệu sưng, ngứa và mưng mủ. Đa phần chị em sẽ thấy rất lo lắng vết rạch tầng sinh môn bị sưng có phải hiện tượng bình thường không hay bị nhiễm trùng? Để trả lời câu hỏi này cần phụ thuộc vào các triệu chứng biểu hiện của chị.
Vết rạch tầng sinh môn bị sưng khi nào là bình thường?
Vết rạch tầng sinh môn chỉ kéo dài khoảng 2 -4 cm và cắt ở phần thịt mền, tuy nhiên vết thương nằm ở vùng kín, ẩm ướt sẽ cần thời gian lâu để lành lại. Thông thường, cần khoảng 2 – 3 tuần vết thương mới lành lại hoàn toàn.
Vết rạch tầng sinh môn bị sưng là hiện tượng bình thường nếu vết khâu có các biểu hiện sau:
- Vết khâu có dấu hiệu liền da
- Có cảm giác ngứa râm ran
- Bị sưng, hơi phù một chút
- Không bị sốt
- Vết thương không rỉ máu
Nếu chị em có các biểu hiện như trên thì hãy yên tâm, vệ sinh sạch vùng kín sạch sẽ đúng cách mỗi ngày để vết thương sớm lành lại.
Vết rạch tầng sinh môn bị sưng khi nào là bất thường?
Sau khi cắt tầng sinh môn, nếu vết rạch tầng sinh môn bị sưng, mưng mủ, bục chỉ, ngứa ngáy… thì nguy cơ cao sản phụ bị nhiễm khuẩn tầng sinh môn hoặc nhiễm khuẩn âm hộ, âm đạo sau sinh.
Khi bị nhiễm trùng tầng sinh môn, âm hộ âm đạo, sản phụ sẽ xuất hiện những triệu chứng như:
- Sốt hay ớn lạnh
- Tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo viêm tấy đỏ, sưng to
- Vết khâu tầng sinh môn có mủ
- Ra nhiều dịch có mùi hôi
- Đau bụng dưới nhiều
- Ngứa vùng âm hộ và âm đạo
- Cảm giác nóng rát, đau nhiều khi đi tiểu
- Chảy máu nhiều hơn, ra máu cục
Thông thường các loại vi khuẩn như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn yếm khí, trực khuẩn Coli,… chúng thường xuyên có mặt ở môi trường, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công và gây bệnh. Khi làm các thủ thuật sản khoa, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương ở âm hộ, âm đạo, vết rạch tầng sinh môn.
Những thói quen sinh hoạt của sản phụ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công cụ thể như:
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ đúng cách là con đường ngắn nhất để các tạp khuẩn tấn công vào vết thương.
- Chị em nữ giới mặc quần lót quá chật khiến đáy quần bị cọ xát vào phần của vết khâu tầng sinh môn khiến vết thương bị tổn thương
- Làm việc nặng, vận động quá mạnh, đứng ngồi sai tư thế khiến vết khâu tầng sinh môn của chị em có thể bị bục, gây sưng đau
- Quan hệ tình dục quá sớm, quá mạnh bạo khi vết khâu tầng sinh môn vẫn chưa lành hẳn, gây tổn thương
- Sản phụ sử dụng những loại thực phẩm có thành phần bị dị ứng với cơ thể
- Các cử động mạnh làm tổn thương vết khâu tầng sinh môn khi vết thương chưa hoặc đang lên da non.
Khi vết thương bị va chạm, tổn thương sẽ là điều kiện cho các tạp khuẩn môi trường tấn công phát triển mạnh mẽ gây viêm nhiễm. Mức độ nhiễm trùng nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào thể trạng của người mẹ, độc tính của loại vi khuẩn.
Ngoài nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng vết rạch tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, còn một số nguyên nhân khác khiến vết khâu bị sưng, cụ thể như:
- Do tình trạng tụ máu ở vết khâu
- Do lạc nội mạc tử cung đến vết khâu tầng sinh môn
- Chỉ khâu tự tiêu quá nhanh trong khi vết rạch tầng sinh môn chưa lành hẳn khiến vết thương bị tổn thương
Cách chăm sóc vết thương, dự phòng nhiễm trùng vết rạch tầng sinh môn
Sau sinh nở, nếu sản phụ vệ sinh vùng kín và vết thương đúng cách, vết khâu tầng sinh môn sẽ lành lại trong khoảng 2 – 3 tuần tùy cơ địa của từng người.Vết khâu tầng sinh môn nằm ở vùng kín, ẩm ướt dễ bị nhiễm trùng và khó lành hơn so với vùng khác. Do đó trong quá trình chăm sóc chị em cần chú ý không để vùng kín ẩm ướt, không vận động mạnh làm rách vết khâu.
Một số biện pháp giúp giảm đau và phòng ngừa nhiễm khuẩn sau sinh gồm:
- Chăm sóc vết thương bằng gạc lạnh
Chườm lạnh để giảm đau, giảm viêm sưng. Bạn có thể dùng gạc lạnh hoặc túi đá lạnh chườm lên vết khâu. Sau đó lau khô bằng khăn sạch.
- Dùng thuốc giảm đau
Nếu người mẹ cảm thấy quá đau, có thể dùng thuốc giảm đau paracetamol, thuốc này không ảnh hưởng đến việc cho con bú.
- Chọn tư thế ngồi thích hợp
Hãy chọn tư thế ít tạo áp lực lên vết khâu hoặc có thể ngồi lên đệm hơi để giảm đau khi ngồi.
- Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sạch sẽ đúng cách
Chăm sóc vết thương theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Các mẹ nên lau sạch vùng đáy chậu, âm hộ 2 lần/ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi đi vệ sinh nên rửa nhanh bằng vòi sen và lau khô nhẹ nhàng.
- Dùng thuốc làm mềm phân
Nếu đi đại tiện gây đau đớn, bạn có thể sử dụng thuốc làm mền phân theo đơn kê của bác sĩ. Ngoài ra, nên ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để hạn chế táo bón.
- Không nên thụt rửa sâu bên trong âm đạo
Không dùng tampon hay quan hệ tình dục cho tới khi vết thương lành hoàn toàn.
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động mạnh để tránh tổn thương cho vết khâu.
- Vận động nhẹ nhàng
Tập các bài tập sàn chậu và đi lại thường xuyên để giúp máu lưu thông và thúc đẩy vết thương nhanh lành.
- Sử dụng đồ lót đúng cách
Nên mặc quần lót thoáng mát, mềm mại, giặt sạch và phơi khô trước khi mặc để tránh nhiễm khuẩn.
- Tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ
Không kiêng khem, nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để nhanh hồi phục vết thương và đủ sữa cho bé. Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón.
Cùng với việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh, các mẹ cũng sản đừng quên quan sát, theo dõi tình trạng vết khâu tầng sinh môn cũng như vùng âm hộ, âm đạo. Nếu nhận thấy có các dấu hiệu như: Sưng tấy, có chảy mủ, rỉ máu, đau, hở vết khâu… cần liên hệ ngay với bác sĩ và thăm khám kịp thời tránh tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc vấn đề vết khâu tầng sinh môn bị sưng có sao không. Hi vọng có thể giúp chị em phần nào trong việc chăm sóc vết cắt tầng sinh môn sau sinh. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc gì về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được tư vấn và giải đáp kịp thời.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.