Ăn Gì Để Nhanh Có Tim Thai? 5 Thực Phẩm Mẹ Bầu Nên Ăn
Ăn gì để nhanh có tim thai là nỗi lo của nhiều mẹ bầu. Trong suốt thai kỳ, chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, khoa học có vai trò vô cùng quan trọng cho sự hình thành, phát triển và duy trì hệ thống tim mạch của thai nhi.
Cùng lắng nghe lời khuyên của bác sĩ Lê Thị Nhài CKI Sản phụ khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng về vấn đề dinh dưỡng trong thai kỳ để bé phát triển mạnh khỏe nhất.
Mấy tuần có tim thai để nhận biết con đang phát triển tốt?
Trong thai kỳ, tim thai xuất hiện sớm nhất và khá rõ. Từ tuần thứ 6 – 7 của chu kỳ nhờ vào kỹ thuật siêu âm tân tiến các mẹ có thể nghe được tim thai.
Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, tim thai nhi từ dạng ống phát triển thành dạng xoắn và phân chia. Sau đó, phát triển hoàn thiện với trái tim có 4 ngăn và van tim. Van tim có nhiệm vụ đóng và mở, đưa máu đi nuôi cơ thể.
Đến tuần thứ 20 của thai kỳ, nhịp đập tim thai sẽ mạnh hơn. Lúc này bố và mẹ có thể nghe thấy tim thai bằng tai nghe bình thường. Nhịp đập tim thai to, rõ là biểu hiện thai nhi đang phát triển khỏe mạnh và bố mẹ có thể an tâm.
Thế nào là tim thai bình thường và tim thai bất thường?
Ở cuối tuần thứ 5 của thai kỳ, tim thai bắt đầu xuất hiện với nhịp tim dao động từ 120 – 160 nhịp/phút. Qua từng tuần tuổi, nhịp tim thai sẽ thay đổi, giữa thai kỳ nhịp tim là cao nhất và dần ổn định những tuần cuối sắp sinh.
Nhịp tim thai bình thường có sự thay đổi theo từng tuần, cụ thể như:
- Tuần thứ 9 – 10 của thai kỳ: nhịp tim thai vào khoảng 170 nhịp/phút
- Từ tuần thứ 14 : tim thai đập trung bình 150 nhịp/phút
- Tuần thứ 20 của thai kỳ: Tim thai hạ thấp xuống còn 140 nhịp/phút.
- Vào những tuần cuối thai kỳ, nhịp tim trung bình khoảng 130 nhịp mỗi phút
- Khi đứa trẻ được sinh ra sẽ có nhịp tim là 75 nhịp/phút
Nếu nhịp đập của tim thai thấp hơn 120 nhịp/ phút được coi là tim thai bất thường, tim thai yếu. Lúc này, mẹ bầu nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển tim mạch của thai nhi.
Mẹ bầu nên ăn gì để nhanh có tim thai – Thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé
Lúc mang thai, dinh dưỡng mẹ bầu hấp thụ được cung cấp cho cả mẹ và bé, vì thế mẹ bầu nên chú ý cung cấp đúng và đủ dưỡng chất, vi chất cần thiết cho thai nhi phát triển toàn diện. Vậy ăn gì để thai nhi khỏe mạnh, ăn gì để nhanh có tim thai?
Dưới đây là những thực phẩm bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ bầu nên sử dụng để bé có tim thai khỏe mạnh.
1. Tinh bột từ ngũ cốc nguyên hạt
Tại sao lại phải chọn ngũ cốc nguyên hạt mà không phải ngũ cốc đã chế biến. Bới trong ngũ cốc nguyên hạt còn giữ được phần cám chứa đầy đủ protein và các loại vitamin. Vì thế mẹ bầu sử dụng ngũ cốc nguyên hạt sẽ tốt hơn rất nhiều so với ngũ cốc đã qua xử lý.
Bổ sung tinh bột trong thai kỳ là điều cần thiết, bởi tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho mẹ và bé trong mọi hoạt động. Tuy nhiên hãy ăn một lượng vừa đủ, nếu dư thừa mẹ bầu sẽ dễ bị tăng cân quá mức.
2. Rau xanh, trái cây tươi
Rau xanh cung cấp rất nhiều chất xơ, sắt và vitamin cho cơ thể. Đặc biệt hãy bổ sung những rau xanh, trái cây giàu vitamin C, D. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu và thai nhi, vitamin D giúp phát triển hệ xương của bé.
Vitamin D mẹ bầu có thể bổ sung bằng cách tắm nắng khoảng 10 phút mỗi ngày, chú ý ảnh nắng nhẹ từ 6 -7 giờ sáng.
Ngoài ra, 2 khoáng chất cần thiết, không thể thiếu trong giai đoạn phát triển của thai kỳ là axit folic và canxi mẹ bầu cũng cần bổ sung đầy đủ. Canxi giúp hệ xương khỏe mạnh, giúp thai nhi phát triển chiều cao. Axit folic là thành phần quan trọng hình thành tế bào mới.
3. Protein (đạm)
Chất đạm có bản chất là protein thành phần cấu tạo chính tạo nên các cơ quan và bộ phận trong cơ thể như lông, tóc và móng. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ protein để bé được phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
Với protein được cung cấp từ thịt, các mẹ hãy chọn những loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt ngỗng.
Với nguồn protein được lấy từ thực vật, bạn nên ưu tiên chọn các loại đậu, đậu nành, đậu xanh, đậu lăng
Ngoài ra, phô mai paneer và những loại phô mai khác cũng là thực phẩm có hàm lượng protein cao
4. Chất sắt
Để cải thiện tim thai, mẹ bầu nên bổ sung sắt – thành phần cấu tạo nên hồng cầu, dưỡng chất không thể thiếu cho sức khỏe tim mạch.
Các loại thực phẩm giàu sắt như: gan động vật, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt…
5. Chất béo không no
Chất béo không no như omega 3 và omega 6 là những dưỡng chất vô cùng tốt cho tim mạch và sự phát triển trí não của bé.
Omega 3 được tìm thấy nhiều trong các loại cá như: cá hồi, cá trích, cá mòi, hàu..
Nếu mẹ bầu ăn chay có thể tìm đến omega 3 và 6 cung cấp từ các loại rau như: bắp cải, cải bó xôi, cải xoăn…
6. Các loại hạt dinh dưỡng
Các loại hạt dinh dưỡng như: hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, hạt hồ trăn đều là những loại hạt rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Chính vì vậy, mẹ bầu hãy thêm những loại hạt này vào các món ăn để làm tăng hương vị cho món ăn. Hoặc ăn vặt với các bữa nhẹ hàng ngày.
Lưu ý cho mẹ bầu, cung cấp dưỡng chất là điều cần thiết, tuy nhiên nếu cung cấp quá nhiều, khiến dư thừa cũng sẽ ảnh hưởng đến sử phát triển của bé. Vì thế, mẹ bầu nên tham khảo thực đơn dinh dưỡng từ bác sĩ chỉ định lượng dùng mỗi ngày phù hợp với tình trạng sức khỏe thai nhi.
Cảnh báo một số thực phẩm mẹ bầu không nên ăn để tránh động thai
Mang thai là thời kỳ nhạy cảm, đặc biệt là những tháng đầu của thai kỳ. Lúc này chị em nên chú ý nên ăn gì để nhanh có tim thai khỏe mạnh, không nên ăn gì để tránh động thai.
Mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng các loại thực phẩm sau đây trong suốt thai kỳ:
- Không ăn, thức ăn để qua đêm, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hoặc không may hấp thụ những chất đã bị biến tính, nguy hiểm cho bé.
- Các loại củ đã mọc mầm chứa nhiều chất có nguy cơ gây ung thư, mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng
- Không sử dụng thức uống chứa chất kích thích như cà phê, đồ uống có gas, đồ uống chứa cồn, rượu, bia
- Hạn chế ăn đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ khó tiêu
- Không sử dụng những thực phẩm gây co bóp tử cung như: đu đủ xanh, ngải cứu…
- Tránh uống nước dừa trong 3 tháng đầu của thai kỳ, có thể khiến bạn bị động thai
- Mẹ bầu không nên sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp,… Nếu trong thai kỳ bị ốm hoặc mắc các bệnh cần sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, tăng nguy cơ dị tật thai nhi
Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề ăn gì để nhanh có tim thai, ăn gì để thai nhi khỏe mạnh. Hi vọng những thông tin này là hữu ích với các mẹ bầu, hỗ trợ mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, kỳ sinh nở được thành công mẹ tròn con vuông. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề sức khỏe hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.