Tại sao đi cầu ra máu? Chữa tại nhà có hiệu quả?
Tại sao đi cầu ra máu là vấn đề nhiều người thắc mắc vì hiện tượng này rất phổ biến. Thực tế, khi đại tiện ra máu, rất nhiều bệnh nhân còn khá mơ hồ, không biết có nguy hiểm không, triệu chứng nhận biết là gì, cách điều trị tại nhà có hiệu quả? Muốn biết câu trả lời, theo dõi nội dung bài viết dưới đây để cập nhật thêm kiến thức cho mình.
I. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới đi cầu ra máu
Tại sao đi cầu ra máu? Đây là tình trạng đại tiện lẫn máu trong phân hoặc ra sau phân. Có nhiều người chủ quan với hiện tượng này và nghĩ đơn giản mình bị táo bón hoặc nóng trong. Tuy nhiên, đây là triệu chứng báo động sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng, cảnh báo bệnh lý khu vực hậu môn – trực tràng nguy hiểm.
1. Đi cầu ra máu cảnh báo bệnh trĩ
Trĩ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi, gồm: phụ nữ mang thai, người bị táo bón mạn tính, stress, tiêu chảy mạn tính, rặn mạnh trong lúc đại tiện hoặc ngồi nhà vệ sinh quá lâu, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ, lão hóa…
Triệu chứng đặc trưng: Đại tiện ra máu tươi, lúc đầu máu chảy ít, hòa vào phân có màu đỏ tươi. Khi bệnh nghiêm trọng, máu chảy thành giọt, có màu đỏ sẫm, thường xuyên nhức hậu môn… Thậm chí khi ngồi cũng khó chịu do búi trĩ phình to.
2. Đi ngoài ra máu do táo bón gây ra
Theo thống kê tại khoa hậu môn – trực tràng, 50% nguyên nhân đại tiện ra máu do táo bón kéo dài.
Nguyên nhân: Khi táo bón, phân khô cứng, vón cục, đại tiện phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, khiến ống hậu môn sưng đỏ, phù nề, rách kẽ hậu môn…
Đi cầu ra máu do táo bón là triệu chứng phổ biến, không nguy hiểm. Có thể dễ dàng điều trị tại nhà bằng cách ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, siêng năng vận động…
3. Đại tiện ra máu do bệnh polyp đại trực tràng
Nếu thấy lượng máu chảy nhiều theo đợt, kể cả khi không bị táo bón mà bệnh nhân vẫn thấy máu chảy khi đại tiện… Rất có thể bạn đang bị polyp đại trực tràng.
Nếu người bệnh thường xuyên đại tiện ra máu có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu trầm trọng. Polyp đại trực tràng nếu không được chữa trị kịp thời, khối polyp sẽ phát triển thầm lặng, nguy cơ thành ung thư rất cao.
4. Đi vệ sinh ra máu cảnh báo nứt kẽ hậu môn
Đối tượng mắc bệnh: Người bị táo bón kéo dài, rặn đại tiện nhiều áp lực xuống hậu môn, khiến hậu môn giãn quá mức nên rách, sưng, đau, chảy máu, viêm…
Triệu chứng: Đau rát hậu môn, đại tiện ra máu tươi dính trên phân hoặc giấy vệ sinh, vết rách to khiến máu chảy thành giọt kèm ngứa, xuất hiện da thừa và nhú hậu môn phì đại gần vết nứt…
5. Đi ỉa ra máu cảnh báo ung thư đại trực tràng
Triệu chứng nhận biết đặc trưng: Đi ngoài ra máu màu đỏ tươi, máu phủ lên phân kèm dịch nhầy có mùi hôi, tanh…
Triệu chứng đi kèm: Đau bụng, chướng bụng, đại tiện khó khăn, phân lỏng nhưng có lúc lại táo bón, tiểu tiện không tự chủ, có thể tiểu rắt, tiểu buốt khi khối u phát triển. Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, giảm cân không rõ nguyên nhân…
Ung thư đại trực tràng có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Chính vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng đại tiện ra máu tươi bất thường, cần đến bệnh viện chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân, điều trị kịp thời.
II. Tổng hợp 3 cách chữa đi cầu ra máu tại nhà
Tại sao đi cầu ra máu đã có câu trả lời ở nội dung trên. Vậy cách chữa đi cầu ra máu tại nhà có hiệu quả? Cách thực hiện như thế nào? Nếu chưa có thời gian đến bệnh viện, người bệnh có thể tạm thời đối phó cách trị đại tiện ra máu thông qua 3 mẹo từ dân gian dưới đây.
1. Cách trị đại tiện ra máu tại nhà bằng rau diếp cá
Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa… Theo bác sĩ đông y, bài thuốc từ rau diếp cá có tác dụng tốt với người đại tiện ra máu do táo bón, bệnh trĩ, người thường xuyên sử dụng rượu, bia…
Nguyên liệu: 100g rau diếp cá
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rau diếp cá và ngâm qua nước muối pha loãng
- Sau đó, cho diếp cá vào máy xay nhuyễn với 1 ly nước, lọc bỏ bã uống trước khi ăn khoảng 1 giờ đồng hồ.
- Áp dụng cách này ngày 2 lần (sáng – tối) trong 3 ngày liên tiếp, tình trạng táo bón sẽ được cải thiện, giảm đại tiện ra máu do táo bón.
2. Điều trị đi cầu ra máu tại nhà bằng ngải cứu
Trong y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, kháng viêm, giảm đau, điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, cầm máu, nhuận tràng… Đặc biệt trị chứng đi cầu ra máu, chứng táo bón, giảm triệu chứng bệnh trĩ…
Cách 1. Đắp ngoài
Nguyên liệu: 1 nắm lá ngải cứu tươi
Cách thực hiện:
- Ngải cứu rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng để diệt khuẩn
- Sau đó cắt nhỏ, giã nát rồi đắp vào hậu môn
- Dùng băng gạc cố định thuốc ít nhất 30 phút, sau đó tháo ra rồi rửa lại cho sạch sẽ.
Cách 2. Xông hơi lá ngải cứu
Nguyên liệu: Ngải cứu, lá sung, lá lốt, lá cúc tần mỗi loại 1 nắm. 1 củ nghệ vàng, nước bồ kết đặc 1 chén.
Cách thực hiện:
- Các vị thuốc trên rửa sạch rồi thái nhỏ, nghệ tươi giã nát
- Trừ nước bồ kết, cho tất cả nguyên liệu vào nồi với khoảng 2 lít nước nấu sôi kỹ trong 10 phút.
- Cuối cùng, cho nước bồ kết vào đun sôi rồi tắt bếp
- Gạn nước thuốc vào trong 1 cái bô, rửa sạch hậu môn rồi ngồi lên xông
- Mỗi ngày xông khoảng 20 phút.
3. Chữa ỉa ra máu bằng rau sam
Rau sam có tác dụng quý với sức khỏe như trị nóng trong, giải độc gan, kích thích lưu thông máu, tiêu viêm, nhuận tràng, lợi tiểu… Loại thảo dược này còn được sử dụng trị lở ngứa ngoài ra, kiết lỵ, sỏi thận, đi cầu ra máu…
Nguyên liệu: 100g rau sam, đường hoặc mật ong
Cách thực hiện khá đơn giản:
- Rau sam rửa sạch
- Giã nát rau sam để chắt lấy nước
- Sau đó pha thêm lượng đường hay mật ong vừa đủ để tạo độ ngọt
- Uống khi đói bụng, mỗi ngày 1 lần.
Lưu ý: Rau sam có tính hàn, không thích hợp cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, người đang bị tiêu chảy…
III. Trị chứng đi cầu ra máu tại nhà bằng mẹo dân gian có tốt?
Ngoài việc thắc mắc tại sao đi cầu ra máu, rất nhiều bệnh nhân còn quan tâm việc trị đại tiện ra máu tại nhà bằng mẹo dân gian có tốt, có hiệu quả? Thực tế, chứng đi cầu ra máu rất phổ biến, nên nhiều người có suy nghĩ chủ quan. Cho rằng chỉ cần chữa tại nhà không cần đi thăm khám bác sĩ. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Như mọi người đã biết, nguyên nhân đi cầu ra máu hầu hết xuất phát từ bệnh lý khu vực hậu môn – trực tràng. Những bệnh này càng để kéo dài càng khó điều trị về sau.
Thêm nữa, hầu hết bài thuốc dân gian chỉ hỗ trợ giảm chứng đi cầu ra máu, hoàn toàn không có tác dụng trị bệnh: trĩ độ 3, 4, viêm loét đại tràng, polyp hậu môn, ung thư đại trực tràng…
Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất là bệnh nhân đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm căn nguyên, điều trị tận gốc để bảo vệ sức khỏe của mình.
IV. Điều trị đi cầu ra máu do nguyên nhân bệnh lý
Như vậy, tại sao đi cầu ra máu đều xuất phát từ bệnh lý ở khu vực hậu môn trực tràng như trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn… Đối với những căn bệnh này, việc điều trị bằng phương pháp ngoại khoa mang lại hiệu quả khả quan.
Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang áp dụng điều trị bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn… theo phương pháp:
- Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II
Ưu điểm: Hạn chế đau đớn và chảy máu, thời gian hồi phục vết thương nhanh, không để lại sẹo xấu sau thủ thuật… Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, tiêu viêm, thanh lọc cơ thể, nhuận tràng…
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết tại sao đi cầu ra máu. Trong đó, biện pháp điều trị tại nhà hầu như không mang lại tác dụng triệt để. Cách tốt nhất là người bệnh chủ động đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra, tư vấn và có hướng điều trị phù hợp.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.