Bị u nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ?
U nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ? Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc mổ u nang buồng trứng phụ thuộc vào kích thước u, tình trạng sức khỏe của người bệnh và nhiều yếu tố khác.
U nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ là thắc mắc chung của nhiều chị em khi mắc phải căn bệnh này. Để hiểu rõ hơn về u nang buồng trứng và phương pháp điều trị, chị em có thể tham khảo các thông tin ngay sau đây.
I. U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là sự xuất hiện những khối u dưới dạng túi dịch nằm ở buồng trứng trái, buồng trứng phải của nữ giới. Căn bệnh này thường phổ biến ở độ tuổi sức khỏe sinh sản của chị em.
1. Nhận biết u nang buồng trứng
U nang buồng trứng thường không có các biểu hiện rõ ràng, dễ nhận biết. Chị em thường chỉ phát hiện có khối u bất thường ở buồng trứng thông qua siêu âm. Một số triệu chứng có thể gặp phải khi bị u nang buồng trứng như:
- Vùng bụng dưới có cảm giác nặng nề, đau tức.
- Vùng chậu, đùi, thắt lưng thường đau nhức như đến ngày có kinh nguyệt.
- Đau vùng kín bất thường khi quan hệ tình dục.
- Xuất huyết âm đạo bất thường.
- Tiểu khó, tiểu thành nhiều lần trong ngày.
- Ngực căng tức, đau như mang thai.
- Có cảm giác buồn nôn và nôn nhiều.
Thông thường, các khối u nang ở buồng trứng đều lành tính, có khả năng tự mất đi, nhưng cũng có những trường hợp khối u nang phát triển to hơn. Người bệnh đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do sự phát triển ngày càng lớn của u nang buồng trứng:
- Xảy ra tình trạng xoắn nang, nhiễm khuẩn nang.
- Nguy cơ vỡ nang, vỡ buồng trứng, xuất huyết trong.
- Ảnh hưởng tới việc mang thai và sinh nở, có thể gây vô sinh, sảy thai.
- Nguy cơ biến chứng thành ung thư tử cung.
2. Chẩn đoán u nang buồng trứng
Khi nghi ngờ mình đang mắc phải u nang buồng trứng, chị em nên đi khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng, khám vùng chậu để kiểm tra, sau đó chỉ định thực hiện siêu âm và làm các xét nghiệm liên quan.
Việc siêu âm có thể phát hiện vị trí u nang ở buồng trứng trái hay buồng trứng phải. Nếu qua siêu âm không thấy có u nang hoặc khó nhận biết rõ ràng thì có thể thực hiện MRI hoặc CT.
Bên cạnh đó, chị em có thể phải thực hiện thêm xét nghiệm máu nếu mắc phải u nang đặc biệt.
Trường hợp qua siêu âm phát hiện khối u nang lớn, nghi ngờ bị ung thư thì sẽ phải làm thêm sinh thiết để xác định cụ thể hơn. Sinh thiết chính là cách xác định khối u mà người bệnh gặp phải là u buồng trứng ác tính hay u buồng trứng lành tính, từ đó có phương pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả.
3. Phương pháp điều trị u nang buồng trứng
Các phương pháp điều trị u nang buồng trứng bao gồm:
- Điều trị nội khoa: Với các u nhỏ có thể được điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Can thiệp ngoại khoa. Nếu trường hợp u nang lớn và có nhiều nguy cơ biến chứng sẽ được chỉ định mổ u để loại bỏ. Vậy u nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ? Đây là câu hỏi mà nhiều chị em phụ nữ thắc mắc, quan tâm.
II. U nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ?
U nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ? Tùy vào từng trường hợp u nang mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn nên mổ hay không.
1. U nang buồng trứng 44mm trở xuống
Trường hợp u nang buồng trứng 44mm trở xuống có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa, tức là sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu:
- Việc sử dụng thuốc đem lại hiệu quả như mong muốn, u nang tự teo nhỏ lại và không phát triển.
- Người bệnh đang trong độ tuổi sinh sản, có dự định mang thai, sinh nở.
- Người bệnh không có tiền sử bệnh lý về u, ung thư hay các bệnh ở bộ phận sinh dục, buồng trứng, tử cung…
Tuy nhiên trong một vài trường hợp, việc sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả, khối u vẫn tiếp tục phát triển từ 44mm – 50mm thì các bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố liên quan để chỉ định người bệnh nên thực hiện mổ u nang buồng trứng.
2. U nang buồng trứng 50mm trở lên
Theo các bác sĩ chuyên khoa, trường hợp u nang buồng trứng với kích thước từ 50mm trở lên và có các vấn đề sau sẽ được thực hiện mổ:
- Khối u nang người bệnh gặp phải là khối u nang thực thế, phức tạp.
- Khối u nang gây ra các triệu chứng rõ rệt, nghiêm trọng.
- Bệnh nhân đang trong thời kỳ gần mãn kinh hoặc đã mãn kinh, không có kế hoạch sinh nở.
- Bệnh nhân mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang.
- Trường hợp khối u được bác sĩ đánh giá khả năng cao là khối u ác tính.
Các trường hợp được chỉ định mổ u nang buồng trứng cũng cần cân nhắc rất kỹ lưỡng, nhất là đối với chị em đang nằm trong độ tuổi sinh sản. Các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng bệnh lý kỹ lưỡng, đồng thời kết hợp điều trị bằng thuốc để ngăn u phát triển lớn hơn.
Khi kích thước của khối u không có biểu hiện teo nhỏ hay tiêu biến mà vẫn như cũ hoặc ngày càng lớn hơn thì việc thực hiện mổ u nang buồng trứng là không thể tránh khỏi.
Chính vì vậy, u nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ không chỉ phụ thuộc vào kích thước của khối u mà còn dựa trên diễn tiến của căn bệnh này, đồng thời ở tình trạng sức khỏe của người bệnh.
III. Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không?
Bên cạnh vấn đề u nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ, nhiều chị em cảm thấy lo lắng về các ảnh hưởng sau khi mổ u nang.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sinh sản nói riêng và sức khỏe nói chung:
- Các trường hợp mổ u nang buồng trứng mà phải cắt bỏ một bên buồng trứng trái hoặc buồng trứng phải thì khả năng có thai sẽ giảm đi 1 nửa. Chị em vẫn có khả năng mang thai nhưng sẽ khó khăn hơn so với trường hợp có hai bên buồng trứng khỏe mạnh.
- Trường hợp mổ u nang buồng trứng biến chứng sẽ phải cắt bỏ đồng thời hai bên buồng trứng, thậm chí loại bỏ cả tử cung, dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Ngoài ra, điều này còn khiến chị em bị mãn kinh sớm, suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, mất cân bằng nội tiết tố và vẫn có nguy cơ tái phát u nang.
- Trong quá trình phẫu thuật mổ u nang buồng trứng có sử dụng gây tê, gây mê, vì vậy nguy cơ sốc phản vệ, xuất huyết hay nhiễm trùng có thể gặp phải ở một số ít trường hợp đặc biệt.
Chính vì vậy, khi bị u nang buồng trứng, chị em không nên chủ quan. Để có thể điều trị hiệu quả, kịp thời căn bệnh này, chị em cần:
- Đi khám phụ khoa tổng quát thường xuyên, định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc đi khám ngay khi có những triệu chứng bất thường ở vùng kín, tử cung, rối loạn kinh nguyệt…
- Khi đã được chẩn đoán u nang buồng trứng cần thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, sử dụng thuốc theo đơn và theo hướng dẫn để đạt hiệu quả như mong muốn, ngăn ngừa u phát triển và ngăn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- Không tự ý bỏ thuốc, tự ý sử dụng thuốc mà chưa qua thăm khám, chỉ định của bác sĩ, bởi điều này không chỉ gây nhờn thuốc mà còn ảnh hưởng tới quá trình điều trị sau này.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao, chế độ sinh hoạt – ngủ nghỉ phù hợp cũng là cách hạn chế sự phát triển về kích thước của u nang buồng trứng.
Trên đây là các thông tin giải đáp về u nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ. Để được tư vấn cụ thể về các bệnh lý ở nữ giới, chị em có thể để lại SĐT tại trang hoặc chat trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa ngay bây giờ.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.