Top 10 Cách Trị Bệnh Rong Kinh Tại Nhà – Bác Sĩ Chuyên Khoa
Đối với những trường hợp rong kinh ở mức độ nhẹ và trung bình chị em có thể áp dụng một số cách trị bệnh rong kinh tại nhà từ các cây thuốc nam như ích mẫu, nhọ nồi, ngải cứu… Tuy nhiên nếu hiện tượng rong kinh kéo dài mất máu nhiều thì chị em nên đến gặp bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân và có cách chữa trị hợp lý.
Dưới đây là 10 cách chữa tình trạng rong kinh, chị em có thể tham khảo áp dụng.
Rong kinh là hiện tượng gì?
Rong kinh là hiện tượng thời gian kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, lượng máu mất đi quá mức bình thường là 80ml. Bên cạnh phái đẹp còn phải chịu cảm giác khó chịu dó một số triệu chứng đi kèm như: thở ngắn, thở dốc, đau bụng kinh, cơ thể mệt mỏi uể oải..
Nguyên nhân bị rong kinh được chia thành hai loại: rong kinh cơ năng và rong kinh do nguyên nhân thực thể.
- Rong kinh cơ năng: thường do lượng estrogen bị biến động đột ngột tăng lên hoặc giảm mạnh khiến thời gian kinh nguyệt kéo dài, lượng máu kinh ra nhiều. Những đối tượng thường gặp là phụ nữ tiền mãn kinh hoặc bé gái vừa mới dậy thì.
- Rong kinh do nguyên nhân thực thể: do các tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: polyp buồng tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nguyên bào nuôi…
Nếu nguyên nhân rong kinh là do cơ năng chị em có thể áp dụng các mẹo thuốc nam để chữa trị làm giảm triệu chứng. Còn nếu nguyên nhân rong kinh do nguyên nhân thực thể thì bạn nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp tránh các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của nữ giới.
Danh sách 5 cách trị bệnh rong kinh tại nhà bằng cây thuốc nam
Nếu bạn đang gặp hiện tượng rong kinh ở mức độ nhẹ hoặc vừa thì có thể tham khảo một số cách trị bệnh rong kinh tại nhà được chúng tôi sưu tầm dưới đây.
1. Mẹo vặt chữa rong kinh bằng cây ngải cứu
Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm, hơi ôn thường được sử dụng để điều trị 1 số bệnh như : viêm, đau nhức xương khớp, đau bụng kinh , rong kinh, kinh nguyệt không đều … Bên cạnh đó, ngải cứu còn có tác dụng làm ấm cơ thể , giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả .
Dùng ngải cứu để điều trị rong kinh bạn có thể tham khảo các cách sau:
Cách 1:
- Lấy một nắm lá ngải cứu tươi rửa sạch
- Đun với lượng nước đến cạn còn ½ thì chắt ra uống trong ngày
- Nên thực hiện trước 5 – 7 ngày trước kỳ kinh
Cách 2:
- Chuẩn bị: 20g cỏ hôi, 10g hương chế, 12g ích mẫu, 12g hy thiêm
- Rửa sạch, phơi khô
- Lấy tất cả nguyên liệu sắc với 600ml trên lửa nhỏ, đến khi còn lại ¼ lượng ban đâu thì dừng lại
- Chia nước thuốc thành 2 phần uống trong ngày. Bài thuốc dùng trong 2 -3 tháng mới thấy hiệu quả
Cách 3:
- Dùng làm thực phẩm ăn hàng ngày: gà hầm ngải cứu, trứng hấp ngải cứu…
Lưu ý: Phụ nữ mang thai, người bị rối loạn đường ruột cấp tính, huyết áp thấp, cơ địa nóng trong không nên sử dụng lá ngải chữa rong kinh.
2. Cây nhọ nồi – cây thuốc nam chữa rong kinh
Cây nhọ nồi là loại thảo dược có vị ngọt, không độc, tính lạnh. Theo Đông y nhọ nồi có tác dụng cầm máu rất tốt, vì thế nó thường được dùng trong các bài thuốc chữa rong kinh.
Một số bài thuốc với cây nhọ nồi trị rong kinh cụ thể như:
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: 12g nhọ nồi, 12g lá hòe, 12g lá sen
- Đem rửa sạch, sắc với lượng nước vừa phải
- Mỗi ngày 1 thang
Bài thuốc 2:
- Lấy 3 – 4 nắm lá nhọ nồi tươi rửa sạch để ráo nước
- Xay nhuyễn vắt lấy nước cốt uống
- Uống trước 2 – 3 ngày trước kỳ kinh và cả trong kỳ kinh
Lưu ý: những người có vấn đề về tiêu hóa như: đầy bụng khó tiêu, đi ngoài phân lỏng không nên dùng bài thuốc này.
3. Bị rong kinh điều trị bằng cây huyết dụ
Cây huyết dụ hay còn có một số tên gọi khác như: thiết dụ, chổng đeng, hồng trúc, phất dũ. Theo y học cổ truyền cây huyết dụ có vị ngọt, tính bình, tác dụng làm mát huyết, tán máu ứ, cầm máu, định thống.
Công dụng chính của huyết dụ là: trị bệnh kiết lỵ ra máu, trĩ, đi ngoài ra máu, chảy máu cam, thổ huyết, lao phổi, rong kinh, băng kinh, rong huyết.
Các cách đơn giải điều trị rong kinh bằng cây huyết dụ bao gồm:
Cách 1:
- Chuẩn bị: 20g lá huyết dụ tươi, 10g rễ cỏ tranh, 20g xơ mướp, 8g gừng tươi
- Đem sắc với 200ml nước cho đến khi còn phân nửa thì tắt bếp
- Chia thành 2 lần uống, kiên trì uống từ 2 -3 tuần để có hiệu quả
Cách 2:
- Chuẩn bị: lá huyết dụ, rễ cỏ tranh, nghệ, xơ mướp mỗi vị 20g
- Sao vàng rồi đem đi sắc với 200ml nước tới khi còn lại 1 nửa
- Nước thuốc uống thành nhiều lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang
Cách 3:
- Lấy 3 -4 lá huyết dụ tươi rửa sạch thái nhỏ
- Đun với một bát nước nhỏ (khoảng 200ml)
- Đun đến còn phân nửa thì tắt bếp, chia nước thuốc thành 2 phần uống trong ngày.
Lưu ý: Nên uống trước 15 ngày trước khi tới kỳ kinh để có hiệu quả. Phụ nữ có thai hoặc sau sinh, nữ giới sau sảy thai, nạo phá thai không nên sử dụng cây huyết dụ.
4. Trị bệnh rong kinh bằng cây ích mẫu
Ích mẫu là loại thảo dược chữa bệnh phụ khoa tương đối quen thuộc. Trong Đông y, ích mẫu có vị cay, tính mát, có tác dụng điều trị tình trạng ứ máu ở phụ nữ sau sinh, băng kinh, bế kinh tắc kinh, rong huyết, rong kinh.
Với nền công nghệ sinh học hiện đại, đã tối ưu được kỹ thuật tách chiết alkaloid và leonurin từ loài cây ích mẫu và được sử dụng làm thuốc điều kinh nguyệt tự nhiên.
Cách trị rong kinh bằng cây ích mẫu bạn có thể thực hiện như sau:
- Lấy 30g ích mẫu khô, rửa sạch
- Sắc với 300ml nước cho đến khi còn ½ lượng ban đầu thì tắt bếp
- Chắt lấy nước cốt uống 2 lần/ngày
Lưu ý: Phụ nữ có thai hoặc những người huyết hư, đồng tử giãn thì không nên sử dụng dược liệu này để tránh gây biến chứng.
5. Điều trị rong kinh tại nhà bằng cây cỏ hôi
Cây cỏ hôi dân gian còn gọi là cây cứt lợn, thắng hồng kế, cây bù xít, … thường mọc hoang tại khắp vùng miền.
Theo y học cổ truyền, thảo dược này có vị cay, đắng, tính mát, tác dụng vào hai kinh chính là thủ quyết âm tâm bào và thủ thái âm phế. Có tác dụng phổ biến là trừ mạo cảm, phát sốt, giải nhiệt, sát trùng, chữa ung nhọt, viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, cây cỏ hôi cũng có tác dụng chữa các bệnh u xơ tử cung, sa tử cung và rối loạn kinh nguyệt.
Mẹo dùng cây cỏ hôi trị rong kinh cụ thể như:
- Chuẩn bị khoảng 50g cây cứt lợn tươi
- Rửa sạch, giã nát, cho thêm một ít nước ấm
- Sau đó lọc lấy nước cốt. Uống 1 lần vào buổi sáng. Uống trong 4 ngày
Danh sách 3 món ăn chữa rong huyết hiệu quả
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị rong kinh thì cải thiện chế độ ăn uống khoa học, tẩm bổ sức khỏe cũng là một cách trị bệnh rong kinh tại nhà hiệu quả.
Một số món ăn bổ dưỡng bạn có thể tham khảo bổ sung vào thực đơn của mình như:
1. Thịt dê hầm kỷ tử chữa rong huyết hiệu quả
Thịt dê hầm kỷ tử rất phù hợp cho phụ nữ bị rong kinh do thận hư. Chị em có thể sử dụng món này liên tục trong 10 ngày trước kỳ kinh để hỗ trợ điều trị chứng rong kinh.
Công thức nấu món thịt dê hầm kỷ tử:
- Thịt dê 300g
- Nấm hương 30g
- Câu kỷ tử 30g
- Gừng, hành, gia vị, gia vị đủ dùng
Cách thực hiện món thịt dê hầm kỷ tử:
- Rửa sạch thịt dê và thái miếng vừa ăn
- Gừng rửa sạch, đập dập
- Ngâm nấm hương trong nước lạnh hoặc ấm cho nở ra
- Hành rửa sạch thái nhỏ
- Cho thịt dê, câu kỷ tử, nấm hương và gừng vào nồi, đổ khoảng 1 lít nước. Khi nước sôi thì nêm gia vị vừa ăn
- Đun vừa lửa cho tới khi thịt dê mềm thì rắc thêm hành hoa là xong
2. Củ sen hầm thịt lợn nạc nhanh hết rong kinh
Công thức nấu củ sen hầm thịt lợn nạc bao gồm:
- Củ sen 250 g
- Thịt lợn nạc 100 g
Cách thực hiện món củ sen hầm thịt lợn đơn giản như sau:
- Thịt lợn rửa sạch, cắt miếng vừa phải
- Sau đó cho thịt vào nồi áp suất để nấu khoảng 15 phút, sau đó ủ trong 30 phút
- Củ sen gọt vỏ, rửa sạch rồi thái miếng tròn, ngâm trong nước muối pha loãng để tránh bị thâm
- Sau đó cho củ sen vào mấu tiếp khoảng 15 phút cho chín củ sen
- Khi chín cho ra tô thêm ít hành ngò nữa là ngon.
3. Cháo hạt sen, vải, táo đỏ
Công thức nấu cháo hạt sen bao gồm:
- Gạo tẻ 50g
- Hạt sen 70g,
- Long vải 40g
- Táo đỏ 20g
Cách nấu cháo hạt sen đơn giản như sau:
- Nếu dùng sen tươi thì bóc vỏ, bỏ tâm (nếu bạn ăn được đắng có thể để lại vài cái tâm sen). Nếu dùng sen khô thì rửa sạch là được
- Gạo vo sạch
- Cho gạo và hạt sen vào nồi để nấu cháo
- Sau khi cháo chín thì cho long vải và táo đỏ vào đun tiếp 30 phút nữa là xong
Mỗi ngày nên ăn cháo hạt sen 2 lần và liên tục trong 5 ngày để bồi bổ khí huyết, chữa rong kinh.
Top 2 loại thuốc Tây y điều trị rong kinh
Các loại thuốc tây điều trị rong kinh thường có tác dụng điều tiết lại lượng hormone estrogen, progesterone từ đó điều trị được chứng rong kinh của nữ giới.
1. Bị rong kinh có nên dùng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai hàng ngày bản chất là sự kết hợp của 2 loại hormone nội tiết tố Estrogen và Progesterone. Thuốc tránh thai có khả năng ức chế trứng chín và rụng, từ đó đem đến công dụng tránh thai hiệu quả.
Thuốc tránh thai hàng ngày có cơ chế điều hòa hormone, để chu kỳ kinh nguyệt đúng 28 ngày, do đó khi sử dụng thuốc tránh thai thì chu kỳ kinh nguyệt của chị em rất đều đặt tránh được hiện tượng rong kinh. Lượng máu mất đi trong tháng cũng theo đó mà giảm bớt.
Hiện nay thuốc tránh thai có 2 dạng uống là: dạng uống 21 ngày và 28 ngày. Đối với vỉ 21 viên, chị em ngưng 7 ngày sau đó tiếp tục uống vỉ mới. Còn đối với vỉ 28 viên thì uống liên tục không dừng ngày nào.
Lưu ý: Chứng rong kinh không gây vô sinh nhưng lạm dụng thuốc tránh thai để chữa rong kinh sẽ có nguy cơ cao bị vô sinh. Do đó chị em muốn sử dụng thuốc tránh thai với bất kỳ mục đích gì cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ và sử dụng theo đúng chỉ định.
2. Điều trị rong kinh bằng cách uống thuốc cầm máu rong kinh
Thuốc cầm máu rong kinh có cơ chế hoạt động là : Ức chế nguyên nhân đông máu và phân hủy plasminogen . Giảm sự phân hủy fibrin trong máu đông . Theo cơ chế giảm hóa lỏng máu vón cục tại các động mạch nội mạc tử cung . Từ đó giảm lượng máu kinh bị đảo thải ra ngoài, điều trị chứng rong kinh tức thì.
Thuốc cầm máu rong kinh không có tác dụng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt , không có tác dụng tránh thai, cũng không có tác dụng làm giảm đau bụng kinh.
Lưu ý: Không sử dụng nếu người bệnh có nguy cơ , đã hoặc đang mắc các bệnh sau : đông máu nội mạc , rối loạn đông máu , huyết khối não , tắc động mạch võng mạc , tắc mạch phổi , huyết khối tĩnh mạch sâu . Nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bài viết trên đây đã cung cấp các cách điều trị rong kinh tại nhà. Hi vọng những thông tin này có thể giúp chị em vượt qua những ngày đèn đỏ nhẹ nhàng, dễ chịu. Mỗi cách điều trị đều có ưu nhược điểm và những điều cần lưu ý, chị em nên cân nhắc kỹ trước khi áp dụng. Điều cuối cùng là nếu chị em bị rong kinh ở mức độ nặng thì nên đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám và tìm ra nguyên nhân chữa trị kịp thời.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.