Bệnh trĩ nên kiêng gì? Cùng tham khảo để hiểu rõ hơn về bệnh trĩ
Bệnh trĩ nên kiêng gì để hạn chế bệnh phát triển và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát? Có thể nói, thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt góp phần không nhỏ giúp đẩy lùi bệnh trĩ. Vậy bị bệnh trĩ nên kiêng ăn gì, kiêng làm gì, kiêng quan hệ tình dục không? Sau cắt trĩ nên ăn món gì? Theo dõi nội dung dưới đây để nắm rõ câu trả lời chính xác.
Bệnh trĩ nên kiêng gì tốt nhất?
Bệnh trĩ nên kiêng gì tốt nhất? Bệnh trĩ gây sưng, viêm tĩnh mạch trong hậu môn, chảy máu khi đại tiện… Muốn giảm những triệu chứng khó chịu này, người bệnh nên thay đổi lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học…
1. Bệnh trĩ nên kiêng làm gì?
Bệnh trĩ nên kiêng làm gì để hạn chế triệu chứng bệnh nặng thêm? Thực tế, rất nhiều người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh nhưng lại không tự nhận ra điều đó là không tốt. Dẫn tới hệ tiêu hóa gặp vấn đề nghiêm trọng, từ đó hình thành một số bệnh lý, điển hình là trĩ.
- Ăn vội vàng
Nhai thức ăn chậm để hỗ trợ hệ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng. Đây là thói quen tốt nhưng nhiều người bỏ qua. Lý do là bởi nhịp sống hiện đại, dẫn tới việc ăn uống, giao tiếp, làm việc… đều tăng nhanh.
Nhiều người có thói quen ăn uống thất thường, bạ lúc nào ăn lúc đó hoặc chỉ thích ăn thịt, không ăn rau. Điều này khiến đường ruột hoạt động kém hiệu quả, dẫn tới táo bón, trĩ.
- Lười uống nước
Nước là “chìa khóa” giúp chất xơ hoạt động trơn tru. Là “liều thuốc giải độc” tình trạng táo bón. Ngoài hỗ trợ đường tiêu hóa, kích thích sự trao đổi chất, nước giúp mềm phân, chống táo bón.
- Lười vận động
Tư thế đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ không vận động sẽ tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ gấp 3 lần so với tư thế nằm. Từ đó chèn ép, giãn tĩnh mạch trĩ, tăng khả năng mắc bệnh.
Thay đổi thói quen lười vận động bằng cách thường xuyên thay đổi tư thế, đi dạo giữa buổi làm việc hoặc tập thể dục mỗi ngày… giúp kích thích sự chuyển động của ruột, thức ăn tiêu hóa dễ dàng…
- Nhịn đi đại tiện
Đây là thói quen rất nguy hại, khiến bạn quen với việc hoãn đi đại tiện. Từ đó chứng táo bón nặng thêm, tạo áp lực lên hậu môn – trực tràng do phân trở nên khô và cứng, tồn đọng trong hậu môn, khiến bạn khó đại tiện hơn.
Ngoài ra, tránh rặn quá mạnh khi đại tiện, nguy cơ bệnh trĩ càng tệ hơn. Nên nhớ, khi ngồi trên bồn cầu, giữ cho đầu gối cao hơn hông bằng cách đặt hai bàn chân trên một chiếc ghế đặt phía trước mặt.
- Tránh ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu
Điều này có thể dẫn tới giãn dây chằng trực tràng, dồn nhiều áp lực lên mạch máu hậu môn. Từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Hãy vào nhà vệ sinh khi mỏi đại tiện, không nên có tư duy vào đó để giải trí, lướt web, chơi game, đọc báo…
- Tránh mang vác vật nặng
Mang vác vật nặng tạo thêm áp lực cho hậu môn, làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Cách tốt nhất, tránh mang vác vật nặng bằng mọi giá.
2. Bệnh trĩ kiêng ăn gì để tránh triệu chứng nặng thêm?
Bệnh trĩ nên kiêng gì, kiêng ăn gì tốt nhất? Nếu khăng khăng sử dụng thực phẩm dưới đây, triệu chứng bệnh trĩ của bạn không những không giảm, còn ngày một trầm trọng hơn.
- Thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu… sẽ kích ứng dạ dày, gây đau rát hậu môn khi đại tiện. Thậm chí, gia tăng nguy cơ táo bón – tác nhân hàng đầu dẫn tới trĩ.
- Thực phẩm ít chất xơ
Dung nạp hàm lượng thực phẩm không đủ chất xơ cho cơ thể, nguy cơ táo bón nặng nề thêm, bệnh trĩ tồi tệ thêm. Vì vậy, tăng cường ăn rau củ quả, trái cây tươi, thực phẩm nguyên hạt…
- Thực phẩm chứa dầu mỡ khó tiêu
Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa khiến người bệnh rơi vào cảnh táo bón triền miên, nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao.
- Thực phẩm mặn
Muối có đặc tính hút nước. Tiêu thụ thức ăn mặn khiến đường ruột rút bớt nước. Phân trở nên khô cứng, mỗi lần đại tiện rặn mạnh, nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao.
Ngoài ra, muối còn gia tăng áp lực lên mạch máu và tế bào, khiến búi trĩ sưng to, đau đớn.
- Bánh kẹo ngọt
Bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường. Là tác nhân hàng đầu dẫn tới táo bón, kích thích phản ứng viêm phát triển. Từ đó gây sưng đau búi trĩ, gây ngứa hậu môn mỗi lần đại tiện.
- Đồ uống chứa gas hoặc chứa cồn
Khi bị trĩ, nên hạn chế uống nước ngọt có gas, cà phê, trà đặc… Nói không với rượu, bia, chất kích thích… Vì chúng làm gia tăng áp lực lên thành ruột, khiến bệnh trĩ nghiêm trọng hơn.
Bệnh trĩ có kiêng quan hệ không?
Bệnh trĩ nên kiêng gì, có nên kiêng quan hệ tình dục không? Đối với vấn đề này, Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Ngoại tiêu hóa Trịnh Tùng – Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết:
“Thực tế, người bệnh trĩ vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường. Vì bệnh trĩ thuộc khu vực hậu môn – trực tràng. Hoàn toàn không hề ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục của con người”.
Tuy nhiên, trong quá trình quan hệ tình dục, người bệnh trĩ cần hạn chế các tư thế không đúng như quan hệ qua đường hậu môn. Hành động này khiến niêm mạc hậu môn, đám rối tĩnh mạch chịu áp lực, tổn thương, đẩy nhanh tốc độ phát triển của bệnh.
Cả hai nên phối hợp quan hệ nhẹ nhàng, chọn tư thế phù hợp… để tránh gia tăng sức ép lên khu vực hậu môn, trực tràng và gây ứ trệ khí huyết ở khu vực này.
Sau cắt trĩ nên ăn gì để tăng cường sức đề kháng
Như vậy, bệnh trĩ nên kiêng gì đã có lời giải đáp rõ ràng. Vậy sau thủ thuật cắt trĩ, bệnh nhân trĩ nên ăn gì để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, giúp vết thương nhanh hồi phục, hạn chế nguy cơ táo bón làm tổn thương hậu môn…
Mời bạn tham khảo: Bảng giá cắt trĩ năm 2020 của chúng tôi.
Ngày thứ nhất.
- Nên ăn: Ngày đầu tiên sau thủ thuật cắt trĩ, người bệnh nên ăn món ăn nhẹ như cháo, súp… Ưu tiên uống nước nhiều để bù lượng nước mất đi.
- Nên kiêng: Kiêng ăn nhiều chất đạm, không uống rượu làm giãn tĩnh mạch, dẫn tới máu khó đông.
Ngày thứ hai.
- Nên ăn: Sang ngày thứ 2, người bệnh có thể thực hiện chế độ ăn gần giống ngày đầu. Bổ sung thêm thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa với số lượng vừa phải như: rau cải bó xôi, bắp cải, thịt heo, thịt cá…
- Nên kiêng: Rau muống, thịt bò, trứng, thịt cá chép… Những thực phẩm này không tốt cho vết thương hở.
Ngày thứ sáu.
- Nên ăn: Sang ngày thứ 5 hoặc thứ 7, hầu như bệnh nhân đã bắt đầu ăn như bình thường. Vết thương sau mổ đã hồi phục hơn 60%. Người bệnh có thể ăn món nhuận tràng từ rau. Có thể ăn trái cây, nước ép trái cây… để bổ sung vitamin, khoáng chất…
- Nên kiêng: Hạn chế thực phẩm cay nóng gây nhiệt không tốt cho sức khỏe.
Lưu ý: Trong thời gian này, nên bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước để đảm bảo hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường.
Nếu còn chưa biết bệnh trĩ nên kiêng gì, kiêng ăn gì, kiêng làm gì, kiêng quan hệ tình dục không… thì hãy tham khảo các thông tin trên đây. Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống thích hợp, người bệnh cũng cần chú ý tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Việc tập luyện giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, tăng cường hệ miễn dịch… Tuy nhiên, tốt nhất là thăm khám bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng khi có triệu chứng bất thường.
Từ khóa liên quan:
- Bệnh trĩ nên kiêng gì
- Các tìm kiếm liên quan đến Bệnh trĩ nên kiêng gì
- Bệnh trĩ kiêng ăn rau gì
- Bệnh trĩ an trái cây gì
- Thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ
- Mổ trĩ xong nên ăn trái cây gì
- Bệnh trĩ có kiêng quan hệ không
- Bệnh trĩ có nên ăn rau muống không
- Bị trĩ có nên ăn khoai lang
- Cách chữa bệnh trĩ
- Bệnh trĩ nên an uống như the nào
- Bệnh trĩ có an được rau ngót không
- Bi trĩ nên ăn gì
- Sau khi mổ trĩ có được an thịt bò không
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.