Hướng dẫn những biện pháp hiệu quả để phòng tránh viêm niệu đạo
Phòng tránh viêm niệu đạo là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là khi tỷ lệ người mắc bệnh này ngày càng cao. Bởi, biến chứng mà viêm niệu đạo gây ra có thể rất nguy hiểm, vì vậy phòng bệnh trước vẫn hơn chữa bệnh. Để tìm hiểu kỹ hơn về các cách ngăn ngừa mắc bệnh hữu hiệu, hãy cùng theo dõi những chia sẻ của chuyên gia tiết niệu thông qua bài viết sau.
Lý do nào khiến việc phòng ngừa viêm niệu đạo trở nên cần thiết?
Đầu tiên, bạn đọc cần hiểu tại sao phòng tránh viêm niệu đạo lại quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Viêm niệu đạo là một bệnh lý đường tiết niệu thường gặp và có thể điều trị khỏi bằng các phương pháp y khoa. Tuy nhiên, nếu chẳng may mắc bệnh mà không được phát hiện và xử lý kịp thời, viêm niệu có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Những tác nhân gây viêm tại niệu đạo có thể lây lan lên các cơ quan đường tiểu trên, gây nhiễm trùng dai dẳng và khó điều trị. Ảnh hưởng từ bệnh viêm niệu đạo có thể kể đến như viêm bàng quang, viêm niệu quản, viêm hoặc ứ đọng mủ đài bể thận…
- Nhiễm khuẩn huyết: Nếu hại khuẩn có cơ hội tấn công từ niệu đạo vào máu sẽ gây ra tình trạng diện rộng ở các cơ quan phủ tạng khác, hậu quả là tính mạng của người bệnh sẽ bị đe doạ.
- Viêm tuyến tiền liệt: Bệnh lý phổ biến ở nam giới này thường xuất hiện ở người bị viêm niệu đạo kéo dài. Người bị viêm tiền liệt tuyến có thể cảm thấy đau nhói ở vùng sàn chậu, tiểu khó kèm với sốt nhẹ.
- Giảm khả năng sinh sản: Viêm niệu đạo nếu xuất phát từ các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục có thể dẫn tới viêm nhiễm tử cung, vùng chậu, khiến tỷ lệ chửa ngoài dạ con ở nữ giới tăng cao và tình trạng vô sinh ở nam giới bị viêm tinh hoàn.
Đâu là những nguyên nhân có thể gây ra viêm nhiễm niệu đạo?
Để phòng tránh viêm niệu đạo hiệu quả, bạn cần nắm rõ những yếu tố nguy cơ khiến căn bệnh phiền toái này phát sinh ở nam và nữ giới, cụ thể như sau:
- Tiếp xúc hóa chất: Do lựa chọn xà phòng, sữa tắm, dung dịch vệ sinh có thành phần hoá học không thích hợp nên gây ra kích ứng vùng kín, hoặc do những ảnh hưởng của chất diệt tinh trùng có trong bao cao su.
- Nhiễm khuẩn sinh dục: Đây là trường hợp xảy ra do quá trình vệ sinh kém sạch sẽ hoặc quan hệ tình dục không an toàn, từ đó vi khuẩn từ đường sinh dục sẽ xâm nhập vào niệu đạo và gây viêm nhiễm.
- Giao hợp không an toàn: Một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng viêm niệu đạo phát sinh hoặc trở nên nặng hơn là do tiếp xúc với bộ phận sinh dục đang bị viêm hoặc nhiễm bệnh xã hội của bạn tình.
- Vệ sinh kém: Nếu bạn ít chú trọng đến việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nguy cơ mắc bệnh cũng gia tăng.
- Nhịn tiểu: Thói quen xấu này sẽ khiến vi khuẩn tại đường tiểu tích tụ lại và gây viêm nhiễm niệu đạo.
- Tác động cơ học: Một trong những nguyên nhân gây viêm niệu đạo là do chấn thương trong quá trình thực hiện các thủ thuật như đặt ống thông tiểu hậu phẫu, nong niệu đạo, nội soi kiểm tra bàng quang.
Các biện pháp phòng tránh viêm niệu đạo do chuyên gia khuyến nghị
Chúng ta có thể rút ra nhiều cách phòng tránh viêm niệu đạo từ những nguyên nhân gây bệnh nêu trên.
Viêm niệu đạo là một trong những bệnh lý vô cùng phổ biến, đến độ hầu như bất kỳ ai cũng có thể mắc phải ít nhất một lần trong đời và dẫn tới những di chứng nghiêm trọng đối với bàng quang, thận… Tuy vậy, việc phòng chống nguy cơ gặp căn bệnh này không quá khó khăn hay rắc rối, bạn hoàn toàn có thể tự bảo vệ sức khoẻ của bản thân bằng những cách đơn giản dưới đây:
- Giữ vệ sinh cá nhân
Đôi tay chính là nơi khu trú lý tưởng của số lượng lớn các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có hại như chlamydia, lậu cầu, mycoplasma… Tác nhân gây bệnh có thể thông qua việc dùng tay vệ sinh vùng kín sau khi đi tiểu để xâm nhập vào niệu đạo và làm phát sinh viêm nhiễm. Vì vậy, bạn nhất định phải rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần đi vệ sinh.
Bên cạnh đó, bạn cần tắm rửa thường xuyên, song các chuyên gia không khuyến khích việc tắm bồn để phòng tránh sự xâm nhập của vi khuẩn vào niệu đạo. Thay quần lót hàng ngày cũng là việc làm cần thiết, nhất là đồ mới mua hoặc lâu không mặc thì phải giặt, phơi khô trước khi mặc. Thêm nữa, hãy mua quần lót được làm từ sợi bông với độ thoáng khí và hút ẩm cao, tránh mặc các loại quần chật hoặc bó sát.
Bạn phải luôn nhớ rửa bộ phận sinh dục và hậu môn mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện. Nữ giới chỉ nên vệ sinh theo trình tự từ âm hộ rồi đến hậu môn, tuyệt đối không làm ngược lại, tốt hơn hết là nên sử dụng khăn và chậu riêng để rửa vùng kín, tránh để vi khuẩn xâm nhập vào lỗ tiểu.
- Uống nhiều nước
Bạn nên uống đủ nước lọc mỗi ngày, cũng như sử dụng các loại nước thanh nhiệt như nước ép hoa quả, trà hoa cúc, râu ngô… để tăng khả năng lợi tiểu, từ đó đào thải các chất cặn bẩn và vi khuẩn có hại ra khỏi niệu đạo.
- Lựa chọn sản phẩm cho vùng kín thích hợp
Bạn cần lưu ý lựa chọn các sản phẩm băng vệ sinh, bao cao su, gel bôi trơn,… có mác nhãn chính thống, tránh mua phải hàng kém chất lượng gây hại cho cơ thể.
Đối với nữ giới, chị em nên thay băng vệ sinh thường xuyên nhằm ngăn không cho hại khuẩn sinh sản và gây viêm nhiễm âm hộ, âm đạo.
- Sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh
Hàng ngày, bạn cần đảm bảo ngủ đủ giấc, không nên thức khuya để không làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Quan trọng hơn, tần suất sinh hoạt vợ chồng cần được giữ ở mức vừa phải, mỗi tuần không nên quan hệ quá 3 lần để tránh dẫn đến viêm nhiễm niệu đạo.
Làm sao để phòng ngừa viêm niệu đạo tái phát?
Không chỉ phòng tránh viêm niệu đạo, mà có những người đã điều trị khỏi bệnh còn mong muốn tìm cách ngăn ngừa khả năng tình trạng nhiễm khuẩn đường tiểu tái phát trong tương lai.
Theo sự tham vấn chuyên môn từ các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), muốn điều trị viêm niệu đạo hiệu quả và phòng tránh bệnh quay trở lại, bạn cần chú ý thực hiện những điều sau:
- Thăm khám kịp thời
Điều trị có đạt kết quả khả quan hay không phụ thuộc rất lớn thời điểm đi khám. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy những bất thường về thói quen đi tiểu tiện như tiểu nhiều lần trong ngày, bí tiểu, són tiểu, đau buốt dọc niệu đạo khi đi vệ sinh, nước tiểu lẫn máu hoặc mủ…
- Điều trị đúng cách
Hầu hết mọi người vẫn nghĩ rằng, sử dụng thuốc kháng sinh để chữa viêm niệu đạo là đủ, tuy nhiên, thực tế tỷ lệ người bệnh bị kháng thuốc và tái phát viêm nhiễm sau khi dùng thuốc là rất cao.
Vì vậy, hiện nay công nghệ quang dẫn CRS II của Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng được coi là giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi viêm nhiễm, tiêu diệt mầm bệnh trong niệu đạo mà không làm xâm lấn các mô lành xung quanh.
Cuối cùng, hy vọng các biện pháp phòng tránh viêm niệu đạo trong bài viết vừa rồi có thể giúp mọi người bảo vệ tốt sức khoẻ của bản thân. Mọi thắc mắc nào khác cần được giải đáp cụ thể, xin vui lòng liên hệ tới các chuyên gia qua tổng đài tư vấn 0243.9656.999.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.