Hội Chứng Niệu Đạo Cấp Là Gì? Bác Sĩ Giải Đáp
Hội chứng niệu đạo cấp là thuật ngữ dùng cho các triệu chứng có thể xuất hiện khi niệu đạo bị kích thích. Hội chứng này có thể gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn hội chứng niệu đạo cấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán, chữa trị và dự phòng.
Hội chứng niệu đạo cấp là gì?
Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Ở nam giới, tại dương vật niệu đạo cũng là đường dẫn tinh dịch đi ra khỏi cơ thể.
Hội chứng niệu đạo là khái niệm chỉ một nhóm triệu chứng có thể xảy ra khi niệu đạo bị kích thích. Sự tác động kích thích này làm niệu đạo sưng lên khiến lòng niệu đạo hẹp lại, từ đó dẫn đến việc khó khăn trong đi tiểu.
Các triệu chứng của hội chứng niệu đạo khá tương tự với triệu chứng viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên nguyên nhân gây hội chứng niệu đạo không phải do nhiễm khuẩn hay virus.
Hội chứng niệu đạo có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ.
Nguyên nhân gây ra hội chứng niệu đạo
Hiện nay giới khoa học, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng niệu đạo. Tuy nhiên có một số nguyên nhân xuất phát từ tình trạng bệnh lý, hoặc yếu tố môi trường làm gia tăng nguy cơ phát triển hội chứng niệu đạo.
Một số yếu tố cụ thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng niệu đạo như:
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: lậu, chlamydia và mycoplasma bộ phận sinh dục,… là một trong yếu tố nguy cơ khiến bạn bị hội chứng niệu đạo.
- Bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn bàng quang và thận có thể gây ra hội chứng niệu đạo do niệu đạo rất nhạy cảm.
- Dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch.
- Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần hoặc sinh nở mà không cần cắt tầng sinh hậu môn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng niệu đạo.
Một số yếu tố gây kích thích niệu đạo gây hội chứng niệu đạo, cụ thể như:
- Sử dụng các sản phẩm có mùi thơm, hóa chất như: nước hoa, xà phòng, băng vệ sinh, dung dịch vệ sinh… có thế chứa những thành phần mẫn cảm với cơ thể đặc biệt là niệu đạo, vùng kín.
- Niệu đạo bị kích thích, chấn thương trong hoạt động tình dục thô bạo, tần suất cao, sử dụng gel ngừa thai, bao cao su kém chất lượng, có thành phần gây kích ứng
- Hóa trị và xạ trị có thể xuất hiện hội chứng niệu đạo cấp.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng niệu đạo
Hội chứng niệu đạo có các triệu chứng tương tự như triệu chứng viêm niệu đạo và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ở cả hai giới, hội chứng niệu đạo có thể xuất hiện những triệu chứng như sau:
- Cảm thấy tức bụng, đau bụng dưới, vùng thắt lưng
- Tiểu gấp, đi tiểu nhiều lần (8 lần/ ngày)
- Khó tiểu, tiểu rắt, nhiều trường hợp có thể bị bí tiểu
- Đau khi đi tiểu tiện và đặc biệt là khi quan hệ
- Đi tiểu ra máu
Những triệu chứng chỉ xảy ra ở nam giới, bao gồm:
- Tinh hoàn bị sưng
- Đau khi xuất tinh và máu trong tinh dịch
- Có dịch chảy ra từ niệu đạo
Hội chứng niệu đạo ở nữ giới cũng có thể gây khó chịu ở vùng âm hộ.
Phương pháp chẩn đoán hội chứng niệu đạo
Chẩn đoán hội chứng niệu đạo thường gặp khó khăn vì các triệu chứng của hội chứng niệu đạo thường giống các tình trạng khác như: nhiễm trùng tiết niệu, viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang.Bác sĩ chuyên khoa Ngoại khoa – Tiết niệu thường chỉ chẩn đoán mắc hội chứng niệu đạo sau khi đã loại trừ hết các nguy cơ bệnh lý khác.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm hỏi và điều tra các triệu chứng, yếu tố nguy cơ và tiền sử bệnh hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh được chính xác.
Ngoài việc chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ cần thực hiện thêm các bước sau để chẩn đoán bệnh:
Khám lấy mẫu nước tiểu
Đây là xét nghiệm quan trọng và cần thiết để chẩn đoán chính xác hội chứng viêm niệu đạo hay là bệnh lý khác về đường tiết niệu. Bởi vì ống niệu đạo chính là ống dẫn nước tiểu, nếu có vi khuẩn hay virus gây bệnh thì xét nghiệm sẽ phát hiện được sự xuất hiện của chúng, từ đó có thể kết luận tìm ra được bệnh lý.
Lấy mẫu máu xét nghiệm
Xét nghiệm máu là xét nghiệm cơ bản trong thăm khám bệnh. Kết quả xét nghiệm máu không chỉ phát chẩn đoán được hội chứng niệu đạo mà còn có thể phát hiện sớm được các bệnh lý nguy hiểm, bệnh lý xã hội khác.
Siêu âm trên vùng xương chậu của người bệnh.
Đây là khu vực của ông niệu đạo, việc siêu âm để quan sát ông niệu đạo có những dấu hiệu bất thường không, ví dụ như: bị sưng, phồng hoặc thắt hẹp niệu đạo. Từ đó sẽ kết hợp với kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu để đưa ra kết luận bệnh lý.
Cách điều trị hội chứng niệu đạo
Qua những thông tin trên bạn đọc đã có thể hiểu hội chứng niệu đạo là gì? Vậy cách điều trị hội chứng niệu đạo sẽ như thế nào. Cùng tham khảo những khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa dưới đây.
Hiện nay để điều trị hội chứng niệu đạo các bác sĩ đang sử dụng 3 biện pháp bao gồm: điều trị không can thiệp, sử dụng thuốc kháng sinh và phẫu thuật ngoại khoa. Tùy vào mức độ hội chứng và nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình điều trị phù hợp.
Điều trị hội chứng niệu đạo không can thiệp thuốc hay phẫu thuật
- Thay đổi lối sống, thiết lập chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, điều độ
- Không sử dụng các sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động có thể gây kích thích niệu đạo.
- Tránh mặc quần bó sát quá mức, quan hệ tình dục an toàn, điều độ, tránh quan hệ thô bạo với tần suất liên tục
Điều trị hội chứng niệu đạo bằng thuốc kháng sinh
Một số nhóm thuốc được sử dụng để điều trị hội chứng niệu đạo như:
- Thuốc kháng sinh thường được chỉ định sử dụng nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng xuất hiện trên các xét nghiệm.
- Thuốc chống co thắt
- Thuốc chống trầm cảm tác động lên dây thần kinh của bạn để giúp giảm đau
- Thuốc chẹn alpha để cải thiện lưu lượng máu.
Phương pháp can thiệp ngoại khoa chữa hội chứng niệu đạo
Trường hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc đều thất bại và trường hợp nam giới bị co thắt niệu đạo, bác sĩ buộc phải chỉ định phương pháp phẫu thuật can thiệp ngoại khoa để điều trị bệnh. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật nới rộng niệu đạo và kết hợp với thuốc giãn cơ.
Dự phòng hội chứng niệu đạo
Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được hội chứng niệu đạo, tuy nhiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc hội chứng niệu đạo bằng cách:
- Không sử dụng các sản phẩm gây kích thích niệu đạo: dung dịch vệ sinh, sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh hoặc chất gây kích ứng với cơ thể
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách hướng từ trước ra sau
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Hạn chế hoặc giảm sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá và chất chứa caffeine
- Tránh mặc quần áo quá chật, thô cứng không có sự co giãn.
- Tránh ăn thức ăn cay, nhiều dầu mỡ
- Nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để tầm soát được các bệnh lý, phát hiện và điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin cung cấp tổng quát về hội chứng niệu đạo là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa. Hi vọng có thể giải đáp thỏa đáng được cho bạn đọc về những thắc mắc quanh hội chứng niệu đạo. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề bệnh phụ khoa nam khoa hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được giải đáp chính xác.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.