Cách chữa nước tiểu có mùi hôi hiệu quả cùng chuyên gia
Cách chữa nước tiểu có mùi hôi như thế nào là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Hiện tượng này có thể do sự thay đổi các chất trong nước tiểu dẫn đến mùi hôi hoặc do bệnh lý gây ra. Do đó muốn tìm được cách điều trị nước tiểu có mùi hôi, điều quan trọng nhất cần phải tìm ra được nguyên nhân gây nước tiểu có mùi hôi.
Nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi hôi?
Trước khi tìm hiểu cách chữa nước tiểu có mùi hôi, chúng ta cần tìm hiểu các nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi hôi là do đâu. Nước tiểu vốn có mùi khai nhẹ, có màu trong hoặc hơi vàng khi cơ thể được bổ sung đủ nước và bàng quang được làm rỗng bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy trong nước tiểu có mùi hôi lạ có thể liên quan đến một số nguyên nhân dưới đây:
- Cơ thể mất nước
Khi không bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, nước tiểu sẽ chuyển màu vàng đậm hoặc cam, có mùi amoniac nặng mùi. Hầu hết các trường hợp này không cần điều trị y tế, nước tiểu sẽ trở lại bình thường khi uống đủ nước hàng ngày.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nguyên nhân hàng đầu khiến nước tiểu có mùi hôi, kèm theo các triệu chứng bất thường khác như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần,…Nguyên nhân do sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh, do quan hệ không an toàn, thói quen nhịn tiểu…
- Bệnh đái tháo đường
Bệnh nhân tiểu đường không điều trị sẽ làm lượng đường huyết tăng cao, nước tiểu chuyển màu vàng sẫm và có mùi hôi. Bệnh lý cần được điều trị sớm để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải cho sức khỏe, tính mạng.
- Rò bàng quang
Nguyên nhân do chấn thương hoặc do một số khiếm khuyết tạo điều kiện vi khuẩn E.coli xâm nhập tấn công bàng quang. Các trường hợp mắc bệnh đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, chấn thương phẫu thuật dễ bị rò bàng quang, gây mùi hôi trong nước tiểu.
- Mắc bệnh xã hội
Nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia…có thể khiến nước tiểu có mùi hôi, đau buốt tiểu, tiết dịch xanh vàng ở bộ phận sinh dục…
- Bệnh sỏi thận
Bệnh nhân bị sỏi thận thường xuyên có cảm giác đau bụng dữ dội. Sự tích tụ muối và khoáng chất có trong nước tiểu hình thành nên sỏi. Triệu chứng điển hình là tiểu buốt, tiểu ra máu, nước tiểu có mùi hôi, đau mông và lưng, háng, tiểu nhiều lần…
Cách chữa nước tiểu có mùi hôi theo đúng nguyên nhân
Sau khi đã tìm ra được nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi hôi, dựa trên nguyên nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn cách chữa nước tiểu có mùi hôi hiệu quả.
Trường hợp nước tiểu có mùi hôi do nguyên nhân sinh lý, không quá nguy hiểm sẽ được hướng dẫn cách khắc phục tại nhà. Trường hợp được xác định do bệnh lý sẽ được chỉ định điều trị phù hợp.
1. Cách chữa nước tiểu có mùi hôi do bệnh lý
Tùy vào từng bệnh lý khiến nước tiểu có mùi hôi mà bác sĩ sẽ tư vấn chỉ định cách điều trị hiệu quả.
- Điều trị nội khoa
Chỉ định với trường hợp viêm đường tiết niệu giai đoạn nhẹ, thường là thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, điều trị các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục màu có mùi hôi…
Thuốc điều trị viêm đường tiết chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự mua về sử dụng nếu chưa thăm khám bác sĩ. Việc tự ý sử dụng, nhất là các trường hợp lạm dụng kháng sinh có thể gây lờn thuốc, kháng thuốc, là điều kiện lý tưởng để bệnh phát triển thêm nặng nề hơn.
- Điều trị ngoại khoa
Thường chỉ định với các trường hợp mắc sỏi thận – sỏi tiết niệu, ung thư bàng quang…Phẫu thuật điều trị bệnh được chỉ định theo nguyện vọng của bệnh nhân, nên được tiến hành sớm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2. Cách chữa nước tiểu có mùi hôi tại nhà
Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc áp dụng các phương pháp chữa bệnh tại nhà. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, lành tính ít gây tác dụng phụ, tuy nhiên hiệu quả điều trị không đáng kể, chỉ giúp cải thiện các triệu chứng.
- Hạn chế đồ ăn gây mùi
Cải Brussels hay hành tây nước có thể gây mùi hôi trong nước tiểu mặc dù không có khả năng gây các vấn đề sức khỏe,
- Uống nhiều nước
Nước là thành phần quan trọng của sự sống con người, giúp đào thải độc và chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Lượng nước trong cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và mùi của nước tiểu. Việc uống đủ và nhiều nước mỗi ngày giúp pha loãng nước tiểu, từ đó giúp giảm mùi hôi và các triệu chứng.
- Không nhịn tiểu
Cần hạn chế ngay hành động nhịn tiểu. Vì khi nhịn tiểu, nước tiểu bị giữ lại lâu trong bàng quang, dẫn đến các nguy cơ sỏi thận, viêm đường tiết niệu. Đặc biệt, tình trạng này còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng.
- Duy trì lối sống lành mạnh
Người mắc tiểu đường thường có lượng đường huyết cao, đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây mùi hôi phát triển sinh sôi.Nếu kiểm soát được các vấn đề sức khỏe, nhất là tiểu đường, có thể giúp làm giảm/ loại bỏ triệu chứng được không.
- Dùng vitamin c
Dùng vitamin c hàng ngày giúp tăng cường miễn dịch, chống lại các tác nhân gây hại đường tiết niệu. Loại bỏ triệt để các tác nhân có hại gây bệnh, cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm và gây mùi hôi trong nước tiểu.
Bổ sung các loại hoa quả mọng như cam, quýt…hoặc ép nước từ chúng để bổ sung vitamin C. Không nên tự ý mua và sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C. Cần hỏi thăm ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ khi có ý định mua bất kỳ loại viên uống bổ sung vitamin C nào.
- Giặt khăn trải giường, quần áo bẩn
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giặt quần áo – khăn trải giường – chăn gối thường xuyên và bảo quản ở nơi thoáng mát giúp quần áo không ẩm mốc, tạo điều kiện thuận lợi nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi phát triển.
Có thể dùng giấm trắng hoặc muối nở, kết hợp xà phòng thông thường nhằm tăng hiệu quả làm sạch và khử mùi hôi. Tuy vậy, nếu dùng cả hai cùng lúc và dùng giấm trắng nên xả sạch quần áo với nước lạnh ít nhất 2 lần.
- Làm mát không khí
Nhà vệ sinh, nhà tắm là những khu vực nặng mùi nước tiểu, nếu không kịp thời xử lý có thể khiến mùi hôi lan ra khắp nhà. Do đó, hãy sử dụng sản phẩm khử mùi như nến thơm, sáp thơm hay máy xông tinh dầu…đặt trong nhà vệ sinh, nhà tắm để cải thiện mùi nước tiểu hôi.
Khi nào nước tiểu có mùi hôi cần đến gặp bác sĩ?
Mặc dù cách chữa nước tiểu có mùi hôi sẽ hiệu quả nếu được tiến hành giai đoạn đầu, tuy nhiên người bệnh cần chú ý để nắm bắt được bao giờ cần đi khám
- Nước tiểu có mùi hôi kèm theo tiểu buốt, tiểu gấp và tiểu nhiều lần.
- Tần suất đi tiểu ít hoặc nhiều hơn bất thường.
- ĐI tiểu đêm nhiều, đau rát khi tiểu tiện.
- Nước tiểu đục màu, mùi nồng khai màu vàng đục.
- Tiểu ra máu, đau bụng dưới, vùng thắt lưng.
- Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, thân nhiệt giảm mạnh…
Trên đây, các cách chữa nước tiểu có mùi hôi đã được bác sĩ chia sẻ và giải đáp cụ thể. Để được hỗ trợ, vui lòng gọi về hotline 0243.9656.999 hoặc liên hệ tổng đài tư vấn Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng để bác sĩ tư vấn nhanh nhất.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.