Triệu chứng đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận có đáng lo ngại không?
Đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận có làm sao không là câu hỏi được gửi đến cho các bác sĩ Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Bởi, việc theo dõi các triệu chứng sau khi mổ lấy sỏi sẽ giúp bạn phát hiện và kịp thời khắc phục những biến chứng khôn lường đối với sức khỏe. Vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể hơn thông qua bài viết do chuyên gia chia sẻ dưới đây.
Thế nào là đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận?
Đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận là biến chứng y tế thường gặp, đặc biệt là khi thực hiện phẫu thuật lấy sỏi san hô. Thông thường, hiện tượng chảy máu có thể phát sinh ngay khi tiến hành phẫu thuật xong hoặc xuất hiện thứ phát sau một thời gian kết thúc điều trị:
1. Chảy máu ngay sau mổ
Tình trạng xuất huyết khi mới thực hiện mổ sỏi thận xong thường bắt nguồn từ một vài lý do như:
- Trong quá trình mổ đã vô tình gây tổn thương niêm mạc hoặc làm rách các mao mạch nhỏ trong thận, cũng có thể do thao tác cầm máu chưa chính xác,…
- Vận chuyển người bệnh về phòng hậu phẫu không cẩn thận khiến vết thương bị tác động.
- Người bệnh cử động mạnh, gồng mình cũng dễ dẫn tới xuất huyết sau khi mổ sỏi thận.
Trường hợp chảy máu ít, người bệnh sẽ được theo dõi và trị liệu nội khoa bằng cách truyền dịch, dùng kháng sinh, thuốc cầm máu, kết hợp với nằm bất động tại giường,… Nếu áp dụng đúng cách, 3 ngày sau dẫn lưu thận thấy nước tiểu trong, thì người bệnh có thể xuất viện sau khoảng 12 ngày.
Nếu xuất hiện triệu chứng máu ra nhiều kèm máu cục hoặc huyết áp không ổn định, người bệnh nên được can thiệp ngoại khoa để tránh gây nguy hại cho tính mạng.
2. Chảy máu thứ phát
Mổ sỏi thận đi tiểu ra máu thứ phát là hiện tượng xuất huyết xảy ra sau một thời gian kết thúc phẫu thuật, thông thường là từ 1-2 tuần sau khi mổ. Biến chứng hậu phẫu này có mức độ nguy hiểm cao, do đó người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị can thiệp sớm.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do nhiễm khuẩn hậu phẫu làm gia tăng áp lực trong đài bể thận. Khi đó, đường khâu bung ra, cục máu đông bít đầu mạch máu cũng bị bong, vì vậy người bệnh có thể phát hiện thấy nước tiểu màu đỏ do chảy máu thứ phát.
Tìm hiểu về các biến chứng kèm theo đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận
Không chỉ tình trạng đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận, hình thức phẫu thuật này còn có nguy cơ khiến người bệnh phải đối mặt với một số rủi ro dưới đây:
- Viêm đường tiết niệu
Sau mổ sỏi thận đi tiểu ra máu có thể là biểu hiện của nhiễm khuẩn tiết niệu do điều kiện phẫu thuật không đảm bảo vô trùng. Tình trạng này nếu không được can thiệp kịp thời thì có thể tiến triển thành viêm thận, với các triệu chứng điển hình như sốt cao, tiểu buốt, đau bụng dưới hoặc vùng sườn từ âm ỉ đến dữ dội,…
Việc không phát hiện và điều trị sớm bệnh viêm thận cấp sẽ dẫn đến một số biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, suy thận, tăng huyết áp, nguy hiểm hơn thì dẫn đến tử vong.
- Rò tiết niệu
Tình trạng rò rỉ nước tiểu sau khi mổ sỏi thận được biết là do sót sỏi gây hẹp bể thận hoặc hoại tử nhu mô thận. Do vậy, trước khi phẫu thuật, bác sĩ luôn phải tiến hành thăm khám và xác định phương pháp mổ phù hợp với từng loại sỏi.
Trong quá trình mổ, bác sĩ cần hạn chế tổn thương mạch máu, mô thận và phải khâu kín vết mổ. Khi người bệnh có biểu hiện bị rò nước tiểu, cần tìm tới cơ sở y tế ngay để được tái khám và điều trị kịp thời, vì nếu để lâu, tình trạng này có thể gây viêm đường tiết niệu và nguy cơ sỏi hình thành trở lại rất cao.
- Tắc mạch chi
Một trong những biến chứng hậu phẫu đáng lo ngại như tắc mạch chi có thể là hậu quả do bị sốc nhiễm trùng khi mổ sỏi có kích thước từ 4mm trở lên, nếu không được chẩn trị kịp thời còn có thể dẫn đến hoại tử chi.
Bạn có thể nhận biết tình trạng này dựa vào một số dấu hiệu như đau đột ngột và dữ dội ở tay hoặc chân, có cảm giác đau tê bì giống kiến bò. Ngoài ra, các vùng chi bị tắc động mạch thường lạnh và có màu da nhợt nhạt hơn so với phần chi bình thường. Một thời gian sau, khả năng cử động của các ngón và chi sẽ suy yếu dần, thậm chí có thể bị bại liệt hoàn toàn.
- Tiểu không tự chủ
Khi mổ nội soi tán sỏi thận, bác sĩ sẽ sử dụng một ống mềm, đưa qua niệu đạo và tiến vào niệu quản của cơ thể người bệnh. Ống soi này có vai trò dẫn lưu nước tiểu từ thận xuống bàng quang để phá vỡ và đào thải sỏi thận ra ngoài.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, ống nội soi có thể làm thương tổn hoặc để lại mô sẹo ở đường tiết niệu, gây cản trở sự lưu thông của dòng nước tiểu. Do đó, sau khi mổ, người bệnh có thể gặp phải biến chứng tiểu không tự chủ hoặc són tiểu. Khi đó, tốt hơn hết người bệnh hãy đến cơ sở chuyên khoa để kiểm tra lại và điều trị theo đề xuất của bác sĩ.
- Tổn thương tạng bụng
Nếu bác sĩ đảm nhiệm mổ sỏi thận không đủ chuyên môn hoặc quá trình thực hiện không đạt yêu cầu thì dễ phát sinh tổn thương tại các cơ quan phủ tạng khác như đại tràng, gan, lá lách,..
Trường hợp này tiềm ẩn nguy hiểm rất cao và việc khắc phục là tương đối khó khăn. Do đó, biện pháp ngăn ngừa rủi ro là bác sĩ thực hiện cần có tay nghề cao, phẫu thuật phải đúng quy trình và có khả năng ứng biến để xử lý bất kỳ tình trạng bất thường nào khi mổ sỏi.
Đi tiểu ra máu sau khi tán sỏi thận nên đi khám ở đâu?
Theo các chuyên gia, để phòng tránh đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận, người bệnh cần hạn chế vận động, tốt hơn hết là nên ưu tiên nằm nghỉ ngơi từ 1-2 tuần. Nếu phát hiện thấy màu sắc dịch dẫn lưu và nước tiểu có sự biến đổi bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách xử trí kịp thời.
Nhắc đến địa chỉ y khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn đáng tin cậy, bạn không nên bỏ qua Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tại đây, bạn có thể lựa chọn nhiều gói khám chuyên khoa ưu đãi với đầy đủ các danh mục kiểm tra cần thiết:
- Khám tổng quan lâm sàng để đánh giá khái quát về tình hình sức khỏe của người bệnh qua việc kiểm tra các triệu chứng, chỉ số cơ bản, từ đó đưa ra nhận định ban đầu về thể trạng của bạn.
- Thực hiện các hình thức xét nghiệm như thử máu, xét nghiệm nước tiểu, chức năng thận với những thông số quan trọng, nhằm phát hiện các bệnh lý liên quan đến thận và tiết niệu.
- Chẩn đoán hình ảnh bằng các kỹ thuật như chụp X-quang, siêu âm để thăm dò chức năng, sàng lọc sâu và rà soát các nguy cơ bệnh lý đe dọa đến hệ tiết niệu.
Sau các bước thăm khám trên, bác sĩ sẽ tư vấn kỹ lưỡng cho người bệnh về các phương pháp, phác đồ điều trị phù hợp hoặc tiến hành thủ thuật trị liệu viêm nhiễm đường tiết niệu nếu cần thiết.
Cuối cùng, hy vọng những thông tin về đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận sẽ giúp ích cho bạn trong việc đối phó với các nguy cơ đối với sức khỏe. Mọi câu hỏi khác cần được chuyên gia hỗ trợ giải đáp, xin vui lòng liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn 0243.9656.999.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.