Nội soi niệu đạo là gì? Quy trình thực hiện ra sao?
Nội soi niệu đạo là công nghệ hiện đại được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh lý đường tiết niệu. Kỹ thuật nội soi này giúp đánh giá, kiểm tra chính xác mức độ bệnh lý, nguyên nhân bệnh tại hệ thống tiết niệu. Điều này cực kỳ quan trọng để bác sĩ chỉ định liệu pháp hỗ trợ điều trị kịp thời, hiệu quả, phù hợp.
Nội soi niệu đạo là gì?
Nội soi niệu đạo là kỹ thuật kiểm tra đường tiểu dưới bao gồm niệu đạo và bàng quang thông qua máy nội soi. Công nghệ này sử dụng ống nhỏ, đầu gắn camera rồi đưa vào lỗ niệu đạo. Từ đó, bác sĩ dễ dàng quan sát trực tiếp hình ảnh đường tiết niệu bằng cách nhìn vào ống nội soi.
Ngoài ra, kỹ thuật nội soi này còn giúp bác sĩ phát hiện bệnh lý tại bàng quang của bệnh nhân. Điều này đem lại hiệu quả cao trong điều trị nhiều bệnh lý mà không cần thực hiện phẫu thuật phức tạp.
Thông thường, kỹ thuật nội soi này chỉ mất khoảng 10 – 15 phút. Tuy nhiên có thể kéo dài tùy thuộc cơ địa, mức độ bệnh lý mỗi người. Vì vậy, bệnh nhân có thể về nhà trong ngày sau khi nội soi xong mà không cần nằm viện.
Có những loại nội soi niệu đạo nào?
Công nghệ nội soi niệu đạo sử dụng máy chuyên dụng để chẩn đoán hình ảnh, điều trị các bệnh tại niệu đạo như bệnh viêm nhiễm niệu đạo, bệnh hẹp niệu đạo,… Thủ thuật y khoa này có thể sử dụng ống nội soi cứng hoặc ống nội soi mềm.
1. Nội soi bằng ống mềm
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến với ống mềm là một ống nhỏ, kích thước tương đương chiếc bút chì, cấu tạo từ sợi quang học. Đầu ống rất mềm, đưa vào niệu đạo và bàng quang có thể uốn cong, dễ dàng di chuyển theo đường cong của niệu đạo.
- Ưu điểm: Dễ dàng quan sát được mặt trong niệu đạo, sâu hơn là bàng quang. Bệnh nhân có cảm giác thoải mái, ít đau, thậm chí nội soi được cả tuyến tiền liệt có thùy giữa lớn.
- Nhược điểm: Khó trị triệt để các vấn đề ở niệu đạo do đưa dụng cụ can thiệp gặp nhiều khó khăn.
2. Nội soi bằng ống cứng
Đây là một ống nhỏ, tương đối cứng và thẳng. Ống được cấu tạo từ nhiều thấu kính nên hình ảnh chân thực, rõ nét hơn so với ống mềm.
- Ưu điểm: Hỗ trợ hiệu quả việc chẩn đoán, điều trị bệnh. Đưa được đa dạng dụng cụ can thiệp. Người thực hiện dễ dàng kiểm soát dụng cụ soi. Đối với ống cứng, chỉ cần cầm máy 1 tay, tay còn lại vẫn thao tác chức năng bình thường.
- Nhược điểm: Khó quan sát toàn bộ vì không có sự linh hoạt như ống mềm. Ống cứng gây đau, khó chịu cho bệnh nhân. Cần phải gây mê toàn thân trước khi thực hiện.
Các trường hợp được chỉ định nội soi niệu đạo
Công nghệ nội soi niệu đạo được áp dụng rộng rãi tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa hệ tiết niệu. Công nghệ này được chỉ định trong việc chẩn đoán, hỗ trợ điều trị bệnh lý ở cơ quan tiết niệu, bệnh lý ở bàng quang. Cụ thể:
- Rối loạn đường tiểu dưới: Triệu chứng điển hình như tiểu khó, tiểu đau, tiểu mất kiểm soát,… thường liên quan đến bệnh lý viêm niệu đạo, viêm bàng quang kẽ.
- Tiểu ra máu: Nếu bệnh nhân tiểu máu đại thể hoặc vi thể sẽ được chỉ định nội soi, chụp X-quang, siêu âm, xét nghiệm,… để có kết luận chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh lý.
- Tầm soát khối u ác tính: Hỗ trợ chẩn đoán chính xác sự xâm lấn, chèn ép của khối u, nhờ đó có can thiệp phù hợp, kịp thời.
- Chẩn đoán khác: Hỗ trợ phát hiện rò rỉ ở khu vực bàng quang – âm đạo, kiểm tra bệnh lý liên quan đến lao niệu – sinh dục.
- Sỏi bàng quang: Thông qua kỹ thuật nội soi, bác sĩ sẽ tán sỏi bàng quang ngoài cơ thể. Sau đó lấy sỏi và dị vật trong bàng quang.
- Viêm tiền liệt tuyến: Sử dụng công nghệ nội soi để cắt đốt tiền liệt tuyến, cắt mô u xơ và đưa ra ngoài.
- Đặt ống thông tiểu: Đặt ống thông nhỏ vào niệu quản thông qua nội soi để giúp nước tiểu lưu thông dễ dàng.
Quy trình thực hiện nội soi niệu đạo
Quy trình nội soi niệu đạo được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định y khoa. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bệnh nhân cần chuẩn bị kỹ trước khi nội soi, chú ý hồi sức sau quá trình nội soi.
1. Chuẩn bị trước khi nội soi
Trước khi tiến hành công nghệ nội soi hệ thống niệu đạo, bác sĩ chuyên khoa yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số điều sau:
- Nhịn ăn, nhịn uống từ đêm trước ngày nội soi. Nếu sử dụng thuốc gây tê tại chỗ, người bệnh không cần nhịn ăn.
- Tùy thuộc từng bệnh nhân mà có trường hợp phải uống thuốc kháng sinh trước khi tiến hành nội soi
- Trường hợp bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu, cần báo cho bác sĩ trước khi tiến hành nội soi
2. Các bước thực hiện nội soi niệu đạo
Quy trình thực hiện nội soi hệ thống niệu đạo diễn ra khoảng 10 – 15 phút với 4 bước cơ bản sau:
- Bước 1. Người bệnh nằm ngửa trên giường, vệ sinh ngoài niệu đạo và bộ phận xung quanh.
- Bước 2. Bôi gel tại lỗ niệu đạo, điều này giúp ống nội soi di chuyển linh động trong niệu đạo, hạn chế sự khó chịu.
- Bước 3. Nhẹ nhàng đưa ống nội soi vào niệu đạo rồi quan sát hình ảnh qua màn hình.
- Bước 4. Cuối cùng, kéo nhẹ nhàng ống nội soi ra ngoài, vệ sinh lại cho niệu đạo sạch sẽ.
3. Thực hiện hồi sức sau nội soi
Sau khi tiến hành nội soi xong, bệnh nhân được chỉ định về phòng nghỉ và chờ kết quả. Bệnh nhân được khuyến cáo uống nhiều nước giúp đào thải nước tiểu ra ngoài. Hầu hết trường hợp nội soi hệ thống niệu đạo, người bệnh được về trong ngày, không cần nằm viện. Thời gian cơ thể hồi phục nhanh hay chậm còn phụ thuộc thuốc gây tê, thông thường không quá 4 giờ.
Những biến chứng có thể gặp khi nội soi niệu đạo
Thực tế, khi tiến hành nội soi niệu đạo, hoàn toàn không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Khoảng 24 giờ đầu sau khi nội soi xong, bệnh nhân gặp phải một số triệu chứng điển hình như tiểu nóng rát, tiểu nhiều, nước tiểu màu hồng.
Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp phải sau nội soi:
- Nhiễm trùng đường tiểu: Khi tiến hành nội soi, đặc biệt khi giải quyết sỏi bàng quang 5 mm, bệnh nhân có triệu chứng sốt, đau khi tiểu,…
- Vùng sinh thiết chảy máu: Nước tiểu của bệnh nhân lẫn máu hoặc nước tiểu màu đỏ hồng.
- Hạ natri máu: Lượng natri tự nhiên của cơ thể bị mất cân bằng
- Nguy cơ thủng bàng quang: Do thao tác trong quá trình nội soi hoặc do dụng cụ nội soi gây ra.
Những lưu ý khi tiến hành nội soi hệ thống niệu đạo
Mặc dù việc nội soi niệu đạo không quá phức tạp nhưng kỹ thuật này vẫn đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía bệnh nhân và yêu cầu chuyên nghiệp về quy trình thực hiện. Trong quá trình nội soi, bệnh nhân lưu ý một số vấn đề sau:
- Bệnh nhân cần chia sẻ rõ bệnh lý cho bác sĩ. Trả lời đầy đủ các câu hỏi của bác sĩ để nhận chỉ định thích hợp, đặc biệt những bệnh nhân chống chỉ định nội soi.
- Lựa chọn địa chỉ nội soi uy tín, đảm bảo chất lượng, bác sĩ giàu kinh nghiệm xử lý những ca bệnh phức tạp. Từ đó hạn chế rủi ro và giúp hiệu quả chẩn đoán cao hơn.
- Tuyệt đối không uống rượu bia, không lái xe trong những ngày đầu nội soi
- Không mang vác vật nặng trong 2 tuần đầu tiên sau khi nội soi
- Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 1 – 2 tuần sau khi nội soi
- Sau nội soi, nếu cơ thể có triệu chứng bất thường, đặc biệt những triệu chứng lạ ở đường tiểu, cần thông báo cho bác sĩ để kiểm tra. Tuyệt đối không tự chữa trị tại nhà để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Ngoài việc quan tâm các loại nội soi, quy trình thực hiện thì người bệnh nên nắm rõ địa chỉ thực hiện nội soi đảm bảo uy tín, chất lượng. Nếu đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội hay tỉnh thành xung quanh, bệnh nhân hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng. Một đơn vị y tế chuyên khoa uy tín, đảm bảo chất lượng nằm tại số 193c1 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng tiến hành nội soi hệ thống niệu đạo cho kết quả chính xác.
Bài viết đã giải đáp đầy đủ thông tin về nội soi niệu đạo để bệnh nhân tham khảo. Điều quan trọng, người bệnh lựa chọn chính xác địa chỉ nội soi uy tín, đảm bảo chất lượng. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.