Ý nghĩa và ứng dụng của tế bào biểu mô niệu đạo trong xét nghiệm
Tế bào biểu mô niệu đạo là một yếu tố quan trọng trong xét nghiệm cặn lắng nước tiểu. Bởi, nếu có sự gia tăng về số lượng các tế bào này trong nước tiểu thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý trong cơ thể. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bác sĩ đến từ Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng sẽ đưa ra các chia sẻ chuyên môn thông qua bài viết dưới đây.
Khái niệm về tế bào biểu mô niệu đạo là gì?
Tế bào biểu mô niệu đạo là những tế bào nằm trên bề mặt ống niệu đạo, nhìn chung đóng vai trò như một hàng rào chắn giúp bảo vệ hệ tiết niệu khỏi sự xâm hại của vi khuẩn, virus.
Bình thường, nước tiểu được bài tiết ra khỏi cơ thể sẽ chứa một lượng nhỏ các tế bào biểu mô từ các cơ quan đường tiết niệu. Các tế bào biểu mô có trong nước tiểu chủ yếu thường bao gồm ba loại chính, mỗi loại lại khác nhau về kích thước, nguồn gốc và hình dạng, cụ thể:
- Tế bào biểu mô ống thận rất quan trọng trong việc chẩn đoán các tình trạng rối loạn chức năng của thận.
- Tế bào biểu mô vảy là một loại tế bào lớn, xuất phát từ niệu đạo và âm đạo, có thể được tìm thấy nhiều trong nước tiểu của nữ giới.
- Tế bào biểu mô chuyển tiếp có thể đến từ bất cứ vị trí nào ở khoảng giữa niệu đạo và bể thận của nam giới.
Tế bào biểu mô niệu đạo có mối liên hệ như thế nào đối với sức khỏe?
Một lượng rất nhỏ các tế bào biểu mô niệu đạo có trong thành phần nước tiểu là một hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, nếu số lượng những tế bào này vượt quá ngưỡng cần thiết thì đây lại là dấu hiệu cho thấy có sự tồn tại của nhiễm trùng, bệnh về thận hoặc một số bệnh lý nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
Viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan của đường tiết niệu như niệu đạo, bàng quang, niệu quản, thận,… Viêm đường tiết niệu có thể gây tình trạng cặn lắng trong nước tiểu do sự gia tăng về số lượng tế bào biểu mô, bạch cầu,…
- Sỏi thận – niệu quản
Tình trạng những hạt hoặc viên rắn hình thành trong thận hoặc niệu quản do sự kết tinh của các muối vô cơ hoặc hữu cơ trong nước tiểu. Sỏi thận có thể khiến tế bào biểu mô trong cặn lắng nước tiểu tăng lên nhanh chóng. Người mắc bệnh này thường được kê đơn sử dụng các loại thuốc giúp làm tan và đào thải sỏi ra ngoài, hoặc can thiệp ngoại khoa nếu như sỏi quá lớn.
- Ung thư bàng quang
Một trong những bệnh lý nguy hiểm dẫn đến sự gia tăng về tế bào biểu mô trong nước tiểu là ung thư bàng quang. Đó là tình trạng xuất hiện sự tăng sinh bất thường của các tế bào biểu mô của bàng quang, từ đó hình thành một hoặc nhiều khối u ác tính. Khi đó, người bệnh cần được điều trị tích cực bằng phẫu thuật, hoá trị hoặc xạ trị để giữ được tính mạng.
- Nguyên nhân khác
Ngoài những bệnh lý kể trên, tế bào biểu mô trong cặn nước tiểu có thể tăng cao bất thường ở những đối tượng bị đái tháo đường, cao huyết áp, suy yếu hệ miễn dịch, phụ nữ mang thai, đàn ông bị phì đại tuyến tiền liệt,…
Vì sao cần xét nghiệm tế bào biểu mô của niệu đạo trong nước tiểu?
Số lượng tế bào biểu mô niệu đạo thuộc giới hạn bình thường hay không có thể được xác định thông qua xét nghiệm phân tích cặn lắng nước tiểu dưới kính hiển vi. Việc thực hiện xét nghiệm này được coi là một phần thiết yếu trong quá trình thăm khám sức khỏe định kỳ.
Bạn cũng thường được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu nếu gặp phải các triệu chứng của rối loạn chức năng thận hoặc đường tiết niệu như thường xuyên cảm thấy đau buốt khi tiểu tiện, tiểu rắt, đau lưng hoặc bụng,…
Nhìn chung, bạn không cần phải chuẩn bị gì quá phức tạp trước buổi xét nghiệm tế bào biểu mô trong nước tiểu, chỉ cần nhịn ăn hoặc nhịn đi vệ sinh vài giờ trước khi bắt đầu thu thập mẫu.
Tốt hơn hết, bạn nên lấy mẫu vào buổi sáng sai khi ngủ dậy, khi nước tiểu có nồng độ cao nhất. Hãy thu thập mẫu nước tiểu giữa dòng, tức là bỏ qua phần đầu và cuối của dòng nước tiểu, nhằm tránh sự ô nhiễm từ các tế bào biểu mô trong niệu đạo.
Kết quả xét nghiệm nước tiểu có thể cho bạn biết về số lượng của tế bào biểu mô đường tiết niệu trong nước tiểu, bao gồm các cấp độ từ ít, vừa phải đến nhiều:
- Ít: Thực tế, các tế bào biểu mô có thể bong ra tự nhiên, vì vậy bình thường sẽ có từ 1-5 tế bào biểu mô vảy trên mỗi trường năng lượng cao (HPF) trong nước tiểu.
- Vừa phải hoặc nhiều: Kết quả này có thể cảnh báo một số bệnh lý nhất định về gan, thận, đường tiết niệu. Chẳng hạn, nếu có hơn 15 tế bào mô ống thận trên mỗi HPF thì nghĩa là thận đang hoạt động không bình thường.
- Chú ý, nếu xuất hiện các tế bào biểu mô vảy trong cặn nước tiểu, điều đó có nghĩa là mẫu bệnh phẩm đã bị nhiễm bẩn. Việc này có thể xảy ra nếu bạn chưa làm sạch kỹ khu vực xung quanh âm đạo hoặc dương vật trước khi thu thập mẫu nước tiểu sạch.
Trong trường hợp kết quả xét nghiệm cặn lắng nước tiểu không nằm trong giới hạn bình thường, các bác sĩ cũng không vội vã kết luận bệnh. Bạn có thể được đề nghị thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác để chẩn đoán chính xác tình trạng của cơ thể. Để hiểu rõ được ý nghĩa của kết quả xét nghiệm, bạn nên trao đổi và tham khảo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Phải làm sao khi chỉ số xét nghiệm tế bào biểu mô trong niệu đạo tăng cao?
Khi xét nghiệm nước tiểu cho thấy tế bào biểu mô niệu đạo gia tăng bất bình thường, tình trạng này có thể xảy ra do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn phát sinh trong các cơ quan đường tiết niệu.
Đa số các trường hợp nhiễm trùng đường tiểu thường do tác nhân vi khuẩn, virus gây ra nên thường được ưu tiên cân nhắc điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng virus. Việc này cần được thực hiện sau khi người bệnh được thăm khám kỹ lưỡng, chẩn đoán đúng bệnh và được theo dõi sát sao bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.
Nói về địa chỉ đáng tin cậy cho người mắc các vấn đề về đường tiết niệu, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chính là cơ sở y tế mà bạn không nên bỏ qua. Bên cạnh sử dụng thuốc đặc trị, công nghệ CRS II sẽ hỗ trợ tiêu diệt mầm mống bệnh tật, đồng thời bảo toàn chức năng cơ quan, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Mặt khác, nhằm ngăn ngừa hoặc kiểm soát tốt số lượng tế bào biểu mô đường tiểu, bác sĩ chuyên khoa khuyên mọi người nên thực hiện các biện pháp để giúp đời sống sinh hoạt trở nên khoa học hơn, cụ thể như sau:
- Cắt giảm các loại thực phẩm giàu cholesterol và lượng muối tiêu thụ trong chế độ ăn;
- Thiết lập một thói quen ăn uống lành mạnh, nạp đủ nước, ăn nhiều rau, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt;
- Tăng cường hoạt động thể chất để giữ cân nặng ở mức khoẻ mạnh;
- Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách tiêm insulin theo chỉ định của bác sĩ;
- Bỏ hút thuốc và tránh xa các sản phẩm chứa chất kích thích như rượu bia;
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng cơ thể và rà soát sớm nguy cơ mắc bệnh.
Trên đây là những thông tin về tế bào biểu mô niệu đạo mà các chuyên gia muốn gửi tới bạn đọc. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào đối với vấn đề này, bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài 0243.9656.999.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.