Niệu đạo bị viêm là bệnh gì, cách chữa như thế nào?
Niệu đạo bị viêm là nguồn cơn của phiền toái trong đời sống sinh hoạt, cũng như để lại nhiều tác động đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, nhu cầu tìm hiểu về triệu chứng cũng như phương pháp điều trị hiện nay ngày càng tăng cao. Cùng tìm hiểu về bệnh viêm niệu đạo và những vấn đề liên quan qua các chia sẻ từ chuyên gia dưới đây nhé.
Thế nào là tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, niệu đạo bị viêm xảy ra tại phần cuối cùng trong hệ thống đường tiết niệu, nằm phía sau bàng quang với nhiệm vụ vận chuyển nước tiểu ra khỏi cơ thể. Do đặc điểm giải phẫu học khác nhau nên niệu đạo ở hai giới sẽ bao gồm những đặc trưng riêng về cấu tạo:
- Niệu đạo nam giới có dạng ống, dài khoảng 15cm với nhiều đoạn khác nhau, chạy bên trong thân dương vật.
- Niệu đạo ở nữ lại chỉ ngắn khoảng 5cm và nằm tách biệt với đường âm đạo. Tuy nhiên, niệu đạo của nữ giới lại nằm gần với hậu môn và đường sinh dục nên rất dễ bị vi khuẩn từ các khu vực này lây lan sang, gây viêm nhiễm.
Viêm nhiễm niệu đạo là gì, đó chính là là tình trạng vi khuẩn, nấm hoặc vi trùng tấn công và gây kích ứng, phù nề niêm mạc niệu đạo, dẫn đến các biểu hiện đặc trưng như khó tiểu, tiểu buốt, tiểu nhiều rất khó chịu.
Bất cứ đối tượng ở lứa tuổi nào đều có thể mắc bệnh viêm niệu đạo do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phổ biến hơn cả là ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, do niệu đạo ngắn nên dễ bị hại khuẩn xâm nhập hơn. Trong bước chẩn đoán, các chuyên gia thường phân loại bệnh viêm niệu đạo thành ba nhóm thường gặp, cụ thể:
- Viêm niệu đạo do lậu cầu khuẩn, có đặc điểm là tiết dịch mủ màu vàng từ lỗ tiểu.
- Viêm nhiễm niệu đạo không do lậu, đây là loại bệnh do các vi khuẩn, virus lây truyền qua đường tình dục gây nên. Người mắc bệnh này thường bị tiểu đau buốt, ngứa rát vùng kín nhưng ít khi chảy mủ vàng.
- Viêm niệu đạo không đặc hiệu thường không có các dấu hiệu điển hình nên dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác.
Làm sao để phát hiện khi niệu đạo gặp viêm nhiễm?
Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng niệu đạo bị viêm tương đối đa dạng và có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ giới, điển hình phải kể đến như sau:
Ở nam giới
- Quanh đầu dương vật và lỗ niệu đạo có cảm giác ngứa rát;
- Đau buốt, châm chích dọc dương vật khi đi tiểu;
- Nước tiểu màu đục hoặc lẫn máu tươi;
- Chảy mủ màu trắng đục hoặc vàng từ lỗ sáo đầu dương vật, đặc biệt là vào lúc mới ngủ dậy.
Ở phái nữ
- Tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu buốt, tiểu rắt thường xuyên;
- Tăng lượng tiết khí hư kèm theo thay đổi màu sắc bất thường, có mùi hôi tanh khó chịu;
- Cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt quanh lỗ niệu đạo, cửa mình và âm đạo;
- Đau tức bụng dưới và vùng kín khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.
Viêm niệu đạo ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe người bệnh?
Niệu đạo bị viêm là bệnh lý thường gặp và có thể chữa thông qua điều trị tích cực. Tuy vậy, nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời, bệnh này rất có thể sẽ dẫn đến không ít biến chứng vô cùng nghiêm trọng như sau:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
Các tác nhân gây bệnh ở niệu đạo có thể di chuyển ngược chiều lên đường tiểu trên và khiến cho viêm nhiễm dai dẳng, khó chữa. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng tại bàng quang, niệu quản, viêm hoặc ứ mủ tại đài bể thận…
- Nhiễm khuẩn huyết
Nếu vi khuẩn có cơ hội xâm nhập từ niệu đạo vào máu thông qua các vết thương hở sẽ khiến cho viêm nhiễm lan rộng sang các cơ quan khác, thậm chí đe doạ tính mạng của người bệnh.
- Viêm tuyến tiền liệt
Căn bệnh này thường phát sinh ở anh em nam giới mắc viêm niệu đạo trong một thời gian dài. Người bị viêm tuyến tiền liệt hay bị đau nhói vùng cơ sàn chậu, tiểu khó kèm theo sốt nhẹ.
- Đe dọa gây vô sinh
Viêm niệu đạo nếu xảy ra do các tác nhân gây bệnh qua đường tình dục thì có thể dẫn đến viêm nhiễm tử cung, vùng chậu (ở nữ) làm tăng tỷ lệ chửa ngoài dạ con, hoặc gây viêm tinh hoàn khiến cho nam giới bị vô sinh, hiếm muộn.
Tìm hiểu biện pháp phòng ngừa nguy cơ dẫn đến viêm nhiễm niệu đạo
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ chốt dẫn đến niệu đạo bị viêm thường là do sự xâm hại của các vi sinh vật có hại từ môi trường bên ngoài, vùng hậu môn hoặc sinh dục vào niêm mạc đường tiểu dưới. Trong đó, một số yếu tố dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh viêm niệu đạo bao gồm:
- Đang hoặc có tiền sử mắc bệnh xã hội như lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục hoặc HPV, …
- Nữ giới từng mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung do nấm men Candida, trùng Trichomonas, vi khuẩn Chlamydia…
- Thụt rửa không đúng cách vùng âm hộ, âm đạo; sử dụng sữa tắm, xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh gây kích ứng vùng kín.
- Nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra sau khi thực hiện thủ thuật đặt ống thông tiểu từ bàng quang.
Xuất phát từ những căn nguyên vừa rồi, các bác sĩ đã đề xuất cho bạn một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả để có thể phòng ngừa bệnh viêm niệu đạo, cụ thể là nên:
- Ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh qua đường tình dục bằng cách sử dụng bao cao su và quan hệ chung thuỷ với một bạn tình.
- Rửa vùng sinh dục sạch sẽ hàng ngày bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh dịu nhẹ.
- Tránh mặc quần hoặc đồ lót quá bó sát kẻo gây trầy xước niệu đạo.
- Nam giới cần sớm phát hiện và điều trị sớm tình trạng hẹp/ dài bao quy đầu để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và gây viêm nhiễm.
- Mọi người nên đi khám phụ khoa, nam khoa định kỳ mỗi 6 tháng để kịp thời rà soát bệnh, phòng tránh rủi ro cho sức khoẻ.
Viêm niệu đạo dễ tái phát không, làm sao để phòng ngừa?
Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ niệu đạo bị viêm, bạn nên tìm đến các phòng khám hoặc bệnh viện có chuyên khoa Tiết niệu để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Nói về cơ sở y tế đáng tin cậy cho người mắc phải vấn đề viêm nhiễm niệu đạo, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chính là địa chỉ uy tín về chất lượng mà bạn không nên bỏ qua.
Với mỗi nguyên nhân và biến chứng khác nhau của bệnh viêm niệu đạo, bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh lựa chọn một số phương pháp điều trị như:
- Thuốc kháng sinh: Phương pháp nội khoa được chỉ định phổ biến đối với những người bệnh viêm âm đạo do nhiễm vi khuẩn. Bác sĩ căn cứ vào số lượng hại khuẩn trong nước tiểu và kết quả nhuộm soi vi sinh vật để xác định loại kháng sinh và liều lượng điều trị sao cho phù hợp.
- Loại bỏ nguy cơ: Người bệnh được yêu cầu sử dụng các sản phẩm vệ sinh cá nhân có thành phần dịu nhẹ để tránh kích ứng vùng kín và khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Điều trị dự phòng: Người mắc viêm niệu đạo do lây bệnh qua đường tình dục nên thông báo và hướng dẫn bạn tình của mình đi khám, điều trị sớm để tránh tái phát và lây lan rộng.
Bên cạnh việc dùng thuốc đặc trị, công nghệ CRS II có thể giúp tiêu diệt tận gốc mầm mống của bệnh, đồng thời không làm ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan trong cơ thể, giúp người bệnh có thể mau chóng hồi phục sức khỏe.
Trên đây là những điều cần biết về tình trạng niệu đạo bị viêm và cách xử trí khi nghi ngờ mắc bệnh, hy vọng có thể giúp ích cho mọi người trong việc bảo vệ sức khoẻ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào đối với vấn đề này, bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài 0243.9656.999.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.