Những điều cần biết về tác hại của rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt hay còn được hiểu là chu kỳ kinh nguyệt không đều ở nữ giới ẩn chứa những tác hại mà có thể bạn chưa biết. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống sinh hoạt, mà còn tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe ở các chị em phụ nữ. Vậy tác hại của rối loạn kinh nguyệt là gì và làm thế nào để khác phục? Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về hiện tượng này nhé.
Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt xuất hiện ở các chị em phụ nữ khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và diễn ra đều đặn mỗi tháng theo một chu kỳ nhất định. Đây là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bong ra, khiến máu chảy từ tử cung ra ngoài âm đạo.
Một chu kỳ kinh nguyệt trung bình sẽ là 28 ngày, tùy vào thể trạng sức khỏe ở từng người mà chu kỳ này có thể ngắn hơn khoảng 25 ngày, hoặc dài hơn từ 30-35 ngày. Thời gian của mỗi kỳ kinh thường kéo dài 3-5 ngày và lượng máu mất đi mỗi ngày khoảng 80ml.
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường ở một chu kỳ kinh nguyệt so với các chu kỳ thông thường khác, với các tình huống có thể xảy ra như:
- Thời gian giữa kỳ kinh hàng tháng ngắn hơn 24 ngày hoặc dài hơn 38 ngày.
- Mất kinh hoặc chậm kinh từ 3 chu kỳ (3 tháng) trở lên.
- Lượng máu trong kỳ kinh bỗng chảy nhiều hơn hoặc ít đi một cách bất thường.
- Thời gian mỗi kỳ kinh dài hơn 8 ngày.
- Hiện tượng chảy máu bất thường, xuất hiện đốm màu sau khi quan hệ hoặc vào thời kỳ mãn kinh.
- Xuất hiện triệu chứng nặng nề như: chuột rút, đau bụng dữ dội, buồn nôn,…trong thời gian kỳ kinh.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể xảy ra ở mọi độ tuổi từ tuổi dậy thì, lứa tuổi sinh nở, đến thời kỳ mãn kinh ở những mức độ và biểu hiện khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời tác hại của rối loạn kinh nguyệt sẽ gây ra những hậu quả xấu đến sức khỏe sinh sản và khả năng sinh lý ở nữ giới.
Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt?
Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề thường gặp ở các chị em phụ nữ, tác hại của rối loạn kinh nguyệt gây ra nhiều rắc rối. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều như: thay đổi nội tiết tố, thói quen sinh hoạt hay bệnh lý phụ khoa, cụ thể là:
Thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết tố chính là việc mất cân bằng nội tiết tố xuất hiện ở cơ thể người phụ nữ xảy ra ở một số giai đoạn nhất định:
- Giai đoạn dậy thì: cơ thể nữ giới ở giai đoạn này sẽ có sự thay đổi, mất cân bằng về nồng độ Estrogen và Progesterone.
- Giai đoạn mang thai và cho con bú: trong thời gian mang thai và 6 tháng đầu cho con bú thì người phụ nữ sẽ mất kinh.
- Giai đoạn tiền mãn kinh: ở độ tuổi này, chức năng buồng trứng sẽ bị suy giảm, không còn rụng trứng nữa nên người phụ nữ sẽ dần mất kinh nguyệt, đến khi không còn kinh trong 1 năm.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Chế độ ăn uống hằng ngày không đầy đủ dinh dưỡng, giảm cân hoặc tăng cân đột ngột.
- Thói quen tập luyện thể dục thể thao quá sức.
- Tác dụng phụ khi uống các loại thuốc tránh thai, thuốc điều trị mãn tính như: bệnh đái tháo đường, cao huyết áp…
Các bệnh lý phụ khoa
- Các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ như: mang thai ngoài tử cung, nguy cơ sảy thai,…
- Các bệnh lý phụ khoa như: u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, quá sản nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm niêm mạc tử cung…
- Các bệnh lý mãn tính khác như: đái tháo đường, u giáp, u tuyến yên…
Tác hại của rối loạn kinh nguyệt là gì? Có nguy hiểm không?
Có rất nhiều chị em khi bị kinh nguyệt không đều đều có chung câu hỏi là tác hại của rối loạn kinh nguyệt là gì? Và tình trạng này có nguy hiểm hay không?
Bạn biết đó, kinh nguyệt là dấu hiệu để kiểm tra xem các cơ quan sinh sản ở cơ thể nữ giới có hoạt động bình thường không? Bất kỳ tình huống bất thường nào đều sẽ gây ra những tác động đến sức khoẻ và khả năng sinh sản của phụ nữ.
Nếu tình trạng kinh nguyệt không đều xảy ra thường xuyên và kéo dài sẽ dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe sinh sản như:
- Bệnh thiếu máu
Một trong những tác hại của rối loạn kinh nguyệt đầu tiên phải kể đến là bệnh thiếu máu. Nếu tình trạng rong kinh (kỳ kinh dài hơn 7 ngày), cường kinh (máu kinh ra ồ ạt) xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể mất máu quá nhiều. Từ đó có thể khiến chị em phụ nữ mắc bệnh thiếu máu, da dẻ xanh xao, thường xuyên mệt mỏi, rối loạn nhịp tim,…
- Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt không chỉ gây ra bất tiện trong việc sinh hoạt hàng ngày, mà còn là tác nhân tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và gây nên các bệnh lý phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm buồng trứng…
Một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt nặng hơn có thể là dấu hiệu của các bệnh như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng…dẫn đến ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung…có thể đe dọa tính mạng của người phụ nữ.
- Nguy cơ vô sinh hiếm muộn
Tác tác hại của rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng nhất đó là gây tăng nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn ở chị em phụ nữ. Khả năng thụ thai của người phụ nữ phụ thuộc vào thời gian trứng rụng. Việc rối loạn kinh nguyệt sẽ khiến cho các chị em khó tính toán và canh đúng thời điểm rụng trứng, dẫn đến khó thụ thai thành công.
- Ảnh hưởng đến đời sống tình dục
Khi đến kỳ kinh, người phụ nữ không thể thực hiện quan hệ tình dục, nếu vẫn quan hệ vào thời điểm này sẽ khiến các chị em dễ mắc phải các bệnh lý phụ khoa.
- Tác động đến nhan sắc người phụ nữ
Hormone Estrogen và Progesterone là hai yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới thể trạng sức khỏe và sắc đẹp nữ giới. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ dẫn đến rối loạn hormone, ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc khi làn da kém mịn màng, dễ cáu gắt, nóng nảy, khó ngủ,…
Cách điều trị để tránh những tác hại của rối loạn kinh nguyệt hiệu quả
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt nặng và kéo dài nếu không được kiểm soát có thể gây mất máu nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng của các chị em.
Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyến khích chị em tự điều chỉnh lối sống và thói quen sinh hoạt khi hiện tượng kinh nguyệt không đều chi mới chớm xuất hiện. Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế tiêu thụ muối, caffeine, đường và đặc biệt không uống rượu bia trước kỳ kinh.
Tuy nhiên, nếu các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt trở nên trầm trọng hơn thì cách tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể. Sau khi các chị em tự điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt không hiệu quả thì các bác sĩ sẽ áp dụng cách thức điều trị khác phù hợp:
- Điều trị bằng thuốc: sử dụng thuốc giảm cơn đau bụng khi đến kỳ, thuốc hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và điều trị chứng mất kinh với liều lượng phù hợp.
- Điều trị bệnh lý: có thể tiến hành các phẫu thuật cắt bỏ nội mạc tử cung hoặc cắt bỏ tử cung để điều trị các bệnh phụ khoa. Và sau khi phẫu thuật thì kinh nguyệt sẽ không bao giờ xuất hiện nữa.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, có tay nghề cao, áp dụng máy móc hiện đại. Cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị cho từng cá nhân…là “người bạn đồng hành” cùng các chị em trên hành trình chăm sóc sức khỏe và bảo vệ khả năng sinh sản.
Hy vọng rằng những thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn kinh nguyệt được chia sẻ trên đây đã giúp các chị em sớm nhận biết và có biện pháp điều trị kịp thời. Mọi nhu cầu khám chữa bệnh và tư vấn kỹ lưỡng về các tác hại của rối loạn kinh nguyệt hãy liên hệ số 0243 9656 999 để được giải đáp nhanh chóng.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.