Dấu Hiệu Viêm Âm Đạo Là Gì? 7 Triệu Chứng Không Nên Bỏ Qua
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến thường gặp nhất ở nữ giới. Viêm âm đạo trước mắt sẽ gây ra những khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và cuộc sống vợ chồng. Song song đó cũng tiềm ẩn những nguy hại cho sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Vậy việc nhận biết dấu hiệu viêm âm đạo và kịp thời điều trị bệnh là điều cần thiết.
Viêm âm đạo là gì?
Viêm âm đạo là tình trạng các tế bào niêm mạc âm đạo bị tổn thương, dẫn đến tiết dịch bất thường, ngứa và đau rát. Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm âm đạo là do mất cân bằng hệ vi sinh vi khuẩn – nấm men. Bên cạnh đó bệnh cũng có thể do những thói quen không tốt của nữ giới trong vệ sinh vùng kín, hoặc do lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục không an toàn.
Mặc dù bệnh viêm âm đạo phổ biến, đa số chị em cùng hiểu về mức độ nguy hiểm của bệnh lý, tuy nhiên vì tâm lý e ngại chủ quan nên nhiều chị em chần chừ không đi khám bệnh và để bệnh tiến triển nặng để lại những biến chứng đáng tiếc. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe bản thân chị em nên có kiến thức cơ bản về viêm âm đạo, và mạnh dạn đi khám chữa bệnh nếu thấy dấu hiệu viêm âm đạo.
Dấu hiệu viêm âm đạo
Các biểu triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm âm đạo như:
- Dịch tiết âm đạo bất thường, thay đổi màu sắc có mùi khó chịu
- Vùng kín bị kích thích, ngứa rát
- Đi tiểu nhiều lần
- Đau khi quan hệ, chảy máu âm đạo bất thường
Viêm âm đạo do mỗi tác nhân gây bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau để nhận biết cụ thể như:
1. Viêm âm đạo do nấm men Candida
Nấm men – Candida là một loại nấm có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước nhỏ chỉ khoảng 2-5 µm thường sống ở các cơ quan tiêu hóa và sinh dục của con người. Môi trường lý tưởng của nó chính là âm đạo, khi có cơ hội chúng sẽ tăng sinh phát triển mạnh mẽ và gây viêm âm đạo.
Dấu hiệu viêm âm đạo nấm men cụ thể như:
- Triệu chứng chính là ngứa, các cơn ngứa liên tục khiến người bệnh vô cùng khó chịu
- Khí hư có màu trắng đục, lợn cợn vón cục như bã đậu
- Đau rát, ngứa ngáy vùng âm hộ, đặc biệt đau khi quan hệ
- Đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, nước tiểu có thể kèm mủ màu trắng đục
Nếu chị em soi gương, nhìn sâu vào âm hộ sẽ thấy thành âm đạo và âm hộ bị bám trắng, dày.
2. Viêm âm đạo do vi khuẩn
Trong âm đạo nữ giới luôn tồn tại cả lợi khuẩn và hại khuẩn, nhưng khi có tác nhân làm lợi khuẩn suy giảm, hại khuẩn tăng sinh sẽ khiến âm đạo bị tấn công, tổn thương.
Dấu hiệu viêm âm đạo do vi khuẩn như:
- Khí hư ra nhiều, loãng
- Dịch âm đạo có màu trắng xám hoặc trắng đục
- Vùng kín mùi hôi khó chịu, giống mùi hôi tanh
- Đau khi quan hệ
Những ngày kinh nguyệt các triệu chứng càng gia tăng, đau rát khó chịu càng nhiều, khiến nữ giới thấy cơ thể mệt mỏi uể oải.
3. Viêm âm đạo do Trichomonas
Trichomonas ( trùng roi) thường lây truyền qua đường tình dục, sống ký sinh trong âm đạo nữ giới và có khả năng di chuyển đến các bộ phận lân cận như: tử cung, buồng trứng, vòi trứng…
Dấu hiệu viêm âm đạo do Trichomonas như:
- Khí hư loãng có màu vàng xanh, đôi khi có bọt khí li ti
- Mùi hôi nặng, rất khó chịu
- Vùng kín ngứa ngáy cảm giác như có kiến bò trong âm đạo
- Đau khi quan hệ
- Tiểu buốt, tiểu rắt, khi đi tiểu cảm thấy nóng rát
Nếu bạn đi khám sẽ thấy vùng cổ tử cung giống hình quả dâu tây, lở loét diện rộng.
Hy vọng dựa vào những thông tin về dấu hiệu bệnh viêm âm đạo chúng tôi đưa ra kết hợp với sự quan sát tỉ mỉ của chị em, có thể sớm phán đoán được bản thân có phải bị viêm âm đạo không và từ đó có phương án điều trị hiệu quả.
Chẩn đoán bệnh viêm âm đạo
Phương pháp chẩn đoán chính xác nhất bệnh viêm âm đạo và nguyên nhân gây bệnh là thăm khám nội soi, xét nghiệm dịch âm đạo cùng một số kỹ thuật y khoa khác.
Khi đến thăm khám bệnh viêm phụ khoa, bác sĩ sẽ thực hiện các kỹ thuật cơ bản sau:
1. Hỏi tiền sử viêm nhiễm âm đạo
Các nhiễm trùng âm đạo hoặc bệnh lây qua đường tình dục từ đó có thể định hướng được nguyên nhân ở các loại viêm âm đạo hay tái phát
2. Thực hiện khám phụ khoa
Trong khi kiểm tra vùng chậu, bác sĩ có thể sử dụng một dụng cụ (mỏ vịt) để nhìn vào bên trong âm đạo của bạn. Mục đích là để tìm viêm và tiết dịch bất thường.
3. Lấy bệnh phẩm là dịch âm đạo để làm xét nghiệm
Thu thập một mẫu dịch tiết cổ tử cung hoặc âm đạo để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể soi tươi hay cấy để tìm vi khuẩn, nấm,.. gây viêm âm đạo. Kết quả xét nghiệm này có ý nghĩa tìm ra thuốc kháng sinh đặc trị để điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Các biện pháp điều trị bệnh viêm âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh gây ra do vi sinh vật gây hại, do đó trước tiền bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị để tiêu viêm, tiêu diệt virus, vi khuẩn. Tuy nhiên thuốc kháng sinh chỉ có thể loại bỏ được mầm bệnh chứ không chữa lành được các tổn thương ngoài da. Do đó những trường hợp nhiễm trùng âm đạo nặng bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp can thiệp ngoại khoa điều trị các di chứng. Bên cạnh đó có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị, dùng các bài thuốc nam đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Hiện nay đang có 3 phương pháp chính chữa viêm âm đạo bao gồm: phương pháp nội khoa (thuốc kháng sinh), phương pháp ngoại khoa (điều trị bên ngoài) và phương pháp mẹo chữa dân gian.
1. Điều trị viêm âm đạo bằng phương pháp nội khoa
Cách chữa viêm âm đạo, điều trị viêm âm đạo bằng thuốc gì, thuốc kháng sinh chữa viêm phụ khoa? Đây là thắc mắc của hầu hết các chị em đang chịu sự dày vò của chứng viêm âm đạo.
Thuốc kháng sinh nào chữa viêm âm đạo còn tùy thuộc vào loại viêm âm đạo. Mỗi tác nhân gây bệnh sẽ có đáp ứng cao với loại kháng sinh đặc trị của nó.
Một số loại kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị các thể viêm âm đạo cụ thể như:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Bác sĩ có thể kê toa thuốc metronidazole (Flagyl) với 2 dạng: dạng uống và dạng bôi vào âm đạo
- Nhiễm trùng âm đạo do nấm men: Thường được điều trị bằng kem chống nấm chẳng hạn như miconazole, clotrimazole, butoconazole hoặc tioconazole . Hoặc có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm như fluconazole (Diflucan)
- Viêm âm đạo do Trichomonas: Điều trị bằng metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax).
- Viêm âm đạo ở phụ nữ mãn kinh (teo âm đạo): Estrogen (dạng kem) có thể điều trị hiệu quả tình trạng này.
- Viêm âm đạo không nhiễm trùng: Với nguyên nhân viêm âm đạo do kích ứng thành phần hóa học, không phải do vi khuẩn tấn công thì bạn nên tìn ra yếu tố gây kích ứng và loại bỏ, không sử dụng chúng là được. Các nguồn có thể bao gồm xà phòng mới, bột giặt,dung dịch vệ sinh mới, băng vệ sinh hoặc tampon.
Tất cả các loại thuốc này đều được dùng dưới chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
2. Điều trị viêm âm đạo bằng phương pháp ngoại khoa
Những thủ thuật ngoại khoa sẽ áp dụng với những đối tượng sử dụng thuốc kháng sinh không đem lại hiệu quả. Lúc này bác sĩ sẽ chuyển sang điều trị ngoại khoa để điều trị tổn thương bên ngoài tránh để di chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của chị em phụ nữ.
Các kỹ thuật ngoại khoa thường được áp dụng điều trị viêm âm đạo như:
- Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu: hạn chế vùng tổn thương, không làm mất cân bằng môi trường âm đạo.
- Kỹ thuật vật lý trị liệu: sử dụng các bước sóng ngắn tần số cao, sóng hồng ngoại, kích thích tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình hình thành tế bào mới, rút ngắn thời gian hồi phục.
- Liệu pháp ozone: Tiêu diệt các loại vi khuẩn E.coli, nấm candida…
Các thủ thuật can thiệp vào vùng kín yêu cầu phải thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tại cơ sở y tế chất lượng đảm bảo an toàn, tránh nhiễm trùng ngược. Hiện nay tại Hà Nội có rất nhiều cơ sở khám chữa phụ khoa với các mức chi phí khác nhau.
Trong đó Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng được nhiều người dân Hà Nội cũng như các vùng lân cận tin tưởng và lựa chọn đến thăm khám. Trong suốt 10 năm hoạt động các bác sĩ tại phòng khám đã giúp cho hàng nghìn bệnh nhân chữa khỏi các bệnh khó nói, mang đến cuộc sống vui vẻ, mạnh khỏe, có ích. Vì thế chị em có thể tham khảo địa chỉ y tế uy tín này Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng – 139C Bà Triệu, thời gian khám chữa từ 8h -20h tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày nghỉ, ngày lễ.
3. Các phương pháp phòng ngừa viêm âm đạo
Ông bà đã có câu” phòng bệnh hơn chữa bệnh”, áp dụng hoàn toàn đúng với mọi bệnh lý bao gồm cả bệnh viêm âm đạo.
Một số lưu ý các chuyên gia khuyến cáo chị em nên thực hiện để phòng tránh viêm âm đạo như:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt, thay băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất 4 tiếng/ lần
- Giữa vùng kín khô thoáng, không mặc đồ lót ẩm ướt, hạn chế mặc quần áo bó chật
- Không thụt rửa sâu vào âm đạo, không ngâm người quá lâu trong bồn tắm
- Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi đúng giờ giấc, ăn uống khoa học
- Thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để tầm soát các bệnh lý nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề viêm âm đạo, dấu hiệu viêm âm đạo và cách chữa trị. Hi vọng những thông tin này là hữu ích với chị em. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến phụ khoa hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được giải đáp chính xác và kịp thời.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.