Chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu có thật sự an toàn?
Chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu là mẹo dân gian được lưu truyền lâu đời. Cho đến nay, cách chữa trĩ bằng lá thầu dầu tía vẫn được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, đây là dược liệu tự nhiên có chứa độc tố nên khi sử dụng, người bệnh cần hết sức cẩn thận để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Nội dung dưới đây giúp bạn hiểu rõ về tác dụng cũng như cách điều trị bệnh trĩ từ lá cây thầu dầu.
Tác dụng của lá thầu dầu trong hỗ trợ chữa bệnh trĩ
Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu, mọi người cần hiểu tác dụng của lá thầu dầu trong việc hỗ trợ chữa bệnh trĩ. Thầu dầu còn có tên gọi khác là: đu đủ tía, tỳ ma, dầu vẽ, tên khoa học Ricinus communis, là cây thực vật thuộc Đại kích.
Thầu dầu có chiều cao trung bình từ 4 cm – 5 cm. Thân nhỏ, lá lớn, có màu tía hoặc màu tím đậm, mép lá có răng cưa. Hoa thầu dầu mọc thành cụm, hoa cái ở trên, hoa đực ở dưới. Quả màu tím nhạt hoặc màu lục, gai mềm. Cây mọc chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam: Hòa Bình, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai…
Bộ phận dùng để chữa bệnh: lá, thân, hạt.
Theo Y học cổ truyền, cây thầu dầu có tên tỳ ma, là vị thuốc nam tính bình, vị ngọt cay, có độc. Tác dụng: giảm ngứa, hoạt huyết, tiêu thũng,… Lá và hạt cây thầu dầu có khả năng điều trị bệnh trĩ.
Theo nghiên cứu của Y học hiện đại:
- Lá cây thầu dầu có chứa hoạt chất: axit tactric, axit xitric, axit corydalic, axit amin, rutozit, quexetin, astragalin, ricin (khoảng 1,3%)
- Hạt dầu thầu chứa 25% chất anbummoi, chứa lượng tinh dầu cao (40 – 50%), được thu hoạch và ép lấy dầu thầu dầu và 0,15% ricin.
Lưu ý: Ricin trong cây thầu dầu là một chất độc, có thể gây chết người. Vì vậy, nếu bệnh nhân trĩ có sử dụng, tuyệt đối không dùng cây thầu dầu chữa trĩ bằng đường uống, chỉ nên áp dụng đường ngâm, rửa, xông hơi, đắp…
6 cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu nên thử
Thầu dầu là một trong những loại dược liệu được sử dụng để điều trị bệnh khá phổ biến nhờ vào hiệu quả tích cực mà nó mang lại. Để thoát khỏi triệu chứng khó chịu do trĩ gây ra, người bệnh hãy tham khảo 6 cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu trong nội dung dưới đây.
1. Xông rửa hậu môn bằng lá thầu dầu
Tác dụng: Ngăn ngừa các bệnh về viêm nhiễm hoặc hạn chế được sự gia tăng của vi khuẩn gây viêm loét búi trĩ. Ngoài ra, tinh chất trong lá còn thấm sâu, giúp cải thiện bệnh khả quan hơn.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá thầu dầu tươi
Cách thực hiện:
- Bước 1. Ngâm rửa lá thầu dầu tươi với nước muối pha loãng
- Bước 2. Sau khi rửa sạch, cho nguyên liệu vào nồi đun sôi với nước và đun trên lửa nhỏ từ 7 – 10 phút nhằm cho hoạt chất trong dược liệu hòa tan với nước.
- Bước 3. Đổ nước thầu dầu sau khi đã đun sôi vào một cái chậu, chờ cho bớt nóng thì sử dụng xông rửa hậu môn.
- Bước 4. Sử dụng lá thầu dầu vệ sinh hậu môn mỗi ngày 1 lần. Kiên trì thực hiện sẽ thấy triệu chứng đau rát, ngứa hậu môn được cải thiện.
2. Đắp lá thầu dầu chữa bệnh trĩ
Ngoài phương pháp xông rửa hậu môn, dùng lá thầu dầu đắp trực tiếp vào búi trĩ cũng mang đến hiệu quả bất ngờ. Hoặc người bệnh có thể kết hợp vừa xông rửa vừa đắp trực tiếp.
Tác dụng: Các hoạt chất trong dược liệu sẽ thẩm thấu vào bên trong, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ nhanh chóng, hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 3 – 5 lá thầu dầu tươi
Cách thực hiện:
- Bước 1. Rửa sạch lá thầu dầu bằng nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, rồi để ráo nước. Thái nhỏ lá thầu dầu tía và cho vào trong cối để giã nát.
- Bước 2. Trước khi tiến hành thực hiện, vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối ấm, dùng khăn sạch mềm lau khô.
- Bước 3. Dùng lá thầu dầu vừa giã nát đắp trực tiếp vào hậu môn. Dùng băng gạc để cố định. Áp dụng cách này mỗi tối trước khi đi ngủ và để qua đêm. Sáng hôm sau tháo ra, rửa sạch bằng nước ấm.
3. Chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu kết hợp lá vông
Lá vông từ lâu được biết tới là một trong những nguyên liệu trị bệnh trĩ rất tốt. Kết hợp 2 loại lá này có tác dụng: sát khuẩn, tiêu viêm, kích thích co búi trĩ hiệu quả, đảm bảo an toàn sức khỏe…
Nguyên liệu:
- 3 lá thầu dầu
- 3 lá vông
Cách thực hiện:
- Bước 1. Rửa sạch 2 nguyên liệu trên với nước muối pha loãng. Sau đó đun với lượng nước vừa đủ trên lửa nhỏ trong 15 phút.
- Bước 2. Khi sôi thì tắt bếp rồi đổ nước ra chậu, lọc lấy phần bã để riêng rồi giã nát, chờ nước nguội bớt.
- Bước 3. Sử dụng hỗn hợp nước này để ngâm rửa hậu môn. Tiếp đến, lấy một tấm vải mỏng sạch đã được khử trùng bọc lấy phần bã đã được giã nát rồi đắp lên búi trĩ.
- Bước 4. Đắp bã trong 15 phút, lấy ra và vệ sinh hậu môn bằng nước sạch. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần liên tục trong vòng 1 tuần.
4. Lá thầu dầu kết hợp với lá dừa cạn chữa bệnh trĩ
Theo Đông y, lá dừa cạn có tác dụng chống viêm nhiễm, giảm ngứa, giảm đau, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Kết hợp 2 dược liệu này giúp tăng thêm tính hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 2 lá thầu dầu
- 10 lá dừa cạn
Cách thực hiện:
- Bước 1. Rửa sạch 2 nguyên liệu này, đem ngâm với nước muối loãng trong 15 phút, vớt ra để ráo nước.
- Bước 2. Thái nhỏ 2 loại dược liệu này, cho vào cối giã nát. Lấy túi vải mỏng sạch bỏ hỗn hợp này vào rồi đắp lên búi trĩ sau khi hậu môn đã được vệ sinh và lau khô.
- Bước 3. Để yên khoảng 1 tiếng rồi tháo ra và rửa sạch lại hậu môn với nước. Để đạt hiệu quả, thực hiện mỗi tối trước khi đi ngủ và tháo ra vào sáng hôm sau. Rửa lại lần nữa bằng nước ấm.
5. Sử dụng hạt thầu dầu chữa bệnh trĩ
Bên cạnh việc dùng lá thầu dầu chữa bệnh trĩ, người bệnh có thể sử dụng hạt thầu dầu. Tuy nhiên, trong hạt thầu dầu có chứa độc tố nên người bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng.
Nguyên liệu:
- 9 hạt thầu dầu
- 1 ít giấm thanh
Cách thực hiện:
- Bước 1. Rửa sạch nguyên liệu trên để loại bỏ bụi bẩn, sau đó cho vào cối giã nát.
- Bước 2. Đem nguyên liệu được giã nát cho vào chảo xào cùng 1 ít giấm thanh. Xào nhanh đến khi hỗn hợp nóng thì tắt bếp.
- Bước 3. Lấy miếng vải mỏng và sạch, bọc hỗn hợp này rồi đắp vào búi trĩ. Khi cảm thấy búi trĩ co dần vào bên trong thì tháo ra. Tuyệt đối không để quá lâu để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
6. Dùng bột thầu dầu chữa bệnh trĩ
Bệnh nhân trĩ có thể dùng bột của hạt thầu dầu để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, phương pháp này cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Nguyên liệu:
- Hạt thầu dầu
Cách thực hiện:
- Bước 1. Hạt thầu dầu sau khi hái đem rửa sạch và phơi khô để tán thành bột mịn. Sau đó cho bột thầu dầu vào trong lọ thủy tinh để bảo quản.
- Bước 2. Lấy 1 muỗng cà phê bột thầu dầu hòa vào 250ml nước ấm, dùng để uống. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng.
Những lưu ý khi sử dụng lá thầu dầu chữa bệnh trĩ
Như vậy, 6 cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu sẽ mang đến những tác dụng tích cực cho bệnh nhân. Mặc dù phương pháp này mang lại tính khả quan nhưng có thể gây nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, trước khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Cây thầu dầu có hạt chứa độc tố. Người bệnh hết sức cẩn thận, sử dụng đúng liều lượng, thực hiện đúng phương pháp để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không tự ý ăn hay nấu nước hạt thầu dầu vì nguy hiểm tính mạng.
- Trước khi sử dụng lá thầu dầu ngâm rửa hậu môn, người bệnh cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ, tránh gây viêm nhiễm đường hậu môn.
- Cần đảm bảo dược liệu được rửa sạch. Nên ngâm dược liệu qua nước muối loãng để sát khuẩn.
- Ngoài việc áp dụng phương pháp dân gian, người bệnh nên xây dựng cho bản thân lối sống, sinh hoạt, chế độ ăn uống tích cực…
- Các bài thuốc dân gian đều mang đến hiệu quả chậm so với sử dụng thuốc tây. Vì vậy, người bệnh nên kiên trì thực hiện đều đặn trong thời gian dài để mẹo dân gian phát huy tác dụng.
Trên đây là 6 cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu mà người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên, các chuyên gia hậu môn – trực tràng vẫn khuyến cáo, tốt nhất, khi bị trĩ, bệnh nhân nên đến địa chỉ y tế chuyên khoa để tiến hành thăm khám, được chỉ định phương pháp điều trị tốt nhất, triệt để.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.