Chữa bệnh trĩ bằng đông y có an toàn và hiệu quả?
Chữa bệnh trĩ bằng đông y có an toàn và hiệu quả là thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân. Hiện nay, việc điều trị bệnh trĩ từ đông y được kết hợp sử dụng cả 3 dạng là thuốc uống, thuốc bôi, thuốc ngâm rửa nhằm mang lại kết quả tốt nhất. Để biết thực hư về phương pháp này, theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm câu trả lời chính xác.
Bài thuốc đông y trị bệnh trĩ được áp dụng phổ biến
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp y khoa hiện đại, chữa bệnh trĩ bằng đông y cũng mang lại hiệu quả trong việc khắc phục triệu chứng. Để điều trị theo phương pháp đông y, bệnh nhân trĩ có thể kết hợp thuốc uống, thuốc bôi, thuốc ngâm rửa hậu môn.
1. Điều trị bệnh trĩ bằng đông y thông qua thuốc uống
Thuốc uống từ đông y có tác dụng điều trị sâu bên trong cơ thể. Dưới đây là một số bài thuốc uống được áp dụng phổ biến người bệnh nên tham khảo.
Bài thuốc 1.
- Nguyên liệu: Cam thảo 4g; Chỉ xác, xích thước 8g; Hòe hoa, trắc bá diệp, chi tử, địa du: 12g; Kinh giới, kim ngân hoa: 16g.
- Cách sử dụng: Đem kinh giới, hòe hoa, kim ngân hoa, trắc bá diệp, chi tử sao đen. Sau đó, cho tất cả các vị thuốc vào ấm, đem sắc lên với nước để uống hàng ngày.
Bài thuốc 2.
- Nguyên liệu: Tam thất 10g; Chỉ thực, tam lăng, thiên thảo: 40g; Nụ hòa 50g.
- Cách sử dụng: Cho tất cả các vị thuốc vào ấm, đem sắc lên với nước để uống hàng ngày.
Bài thuốc 3.
- Nguyên liệu: Đại hoàng 4g; Đương quy, hòe hoa, đào nhân, xuyên khung: 8g; Chỉ xác 9g; Bạch thược, sinh địa, hắc chi ma, trắc bá diệp: 12g.
- Cách sử dụng: Cho tất cả các vị thuốc vào ấm, đem sắc lên với nước để uống. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc để mang lại tác dụng tốt nhất.
Bài thuốc 4.
- Nguyên liệu: Địa du, hòe hoa, hoàng cầm, kinh giới, xích thược, đương quy: 12g; Sinh địa 20g.
- Cách sử dụng: Các vị thuốc sắc lên với nước để uống, thực hiện thường xuyên để mang lại hiệu quả như mong muốn.
Bài thuốc 5.
- Nguyên liệu: Đào nhân, đương quy, đại hoàng: 8g; Hoàng bá, trạch tả, hoàng liên, xích thược: 12g; Sinh địa 16g.
- Cách sử dụng: Các vị thuốc sắc lên với nước, đem uống hàng ngày để có tác dụng tốt nhất.
Lưu ý: Những bài thuốc này thường được chỉ định cho tất cả trường hợp trĩ nội lẫn trĩ ngoại. Ngoài ra, những bệnh nhân bị thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, miệng khô, hoa mắt, chóng mặt, sắc mặt không tốt, ù tai, rêu lưỡi trắng mỏng, hơi thở ngắn… cũng nên sử dụng các bài thuốc này.
2. Thuốc chữa bệnh trĩ từ đông y dạng bôi
Chữa bệnh trĩ bằng đông y dạng bôi có hiệu quả không? Nếu các búi trĩ bắt đầu bị sa ra ngoài, việc áp dụng bài thuốc đông y là rất cần thiết. Dưới đây là một số bài thuốc mà bệnh nhân có thể áp dụng:
Bài thuốc 1.
- Nguyên liệu: 1.5 lít dầu vừng; Hoàng bá, khương hoàng: 12g; Sáp ong, hoàng liên: 16g; Xuyên khung 20g; Sinh địa 40g.
- Cách thực hiện: Trừ sáp ong, tất cả các vị thuốc đem nấu với lượng nước vừa đủ. Khi nước sôi, cho sáp ong vào, tiếp tục đun nhỏ lửa. Khi hỗn hợp cô đặc thành cao, cho vào lọ thủy tinh, bảo quản cẩn thận để dùng dần.
- Cách sử dụng: Mỗi lần lấy một lượng nhất định thoa đều lên búi trĩ. Thực hiện thường xuyên.
Bài thuốc 2.
- Nguyên liệu: Binh lang 10g; Lá móng, hoàng bá, sa sàng: 20g; Tô mộc 30g
- Cách sử dụng: Tất cả nguyên liệu đem giã nhuyễn. Sử dụng thoa trực tiếp lên búi trĩ hàng ngày để có tác dụng tốt nhất.
Bài thuốc 3.
- Nguyên liệu: Nhũ hương, hùng hoàng: 8g; Thạch tín 14g; Phèn phi 30g.
- Cách thực hiện: Thạch tín và phèn phi tán thành bột mịn, cho vào nồi đất, đậy kín nắp. Bắc nồi đất lên bếp than cho đến khi nồi đất ra khói xanh thì bắc xuống. Chờ bột nguội trộn chung với bột hùng hoàng, nhũ hương.
- Cách sử dụng: Mỗi lần dùng, đem hỗn hợp bột trộn đều với hồ, thoa lên búi trĩ.
Lưu ý: Đây là những bài thuốc bôi, vì vậy, trước khi áp dụng những bài thuốc này, người bệnh cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Sau đó dùng khăn mềm lau khô rồi mới thoa thuốc. Điều này tránh tình trạng bội nhiễm, giúp triệu chứng được hồi phục nhanh hơn.
3. Các bài thuốc đông y ngâm trĩ phổ biến
Chữa bệnh trĩ bằng đông y dạng ngâm rửa giúp cải thiện triệu chứng đau, sưng, ngứa hậu môn. Trước khi áp dụng bài thuốc này, người bệnh cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng.
Đặc biệt, sau khi ngâm rửa hậu môn bằng nước thuốc, người bệnh nên lau khô bằng khăn bông mềm, sạch để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Bài thuốc 1.
- Nguyên liệu: Sinh bạch phàn 9g; Bạch chỉ, xuyên tiêu, cam thảo: 12g; Mộc qua 18g; Hòa hoa, ngũ bội tử: 30g; Rau sam tươi 60g.
- Cách thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch, nấu chung với 2 lít nước. Khi nước sôi, đổ nước ra chậu để xông hơi hậu môn. Khi nước ấm thì ngâm rửa hậu môn.
Bài thuốc 2.
- Nguyên liệu: Phèn chua 12g; Chỉ xác, hòe hoa 20g; Kinh giới, ngải cứu 40g.
- Cách thực hiện: Các thảo dược rửa sạch, cho vào ấm sắc chung với 2 lít nước. Khi nước sôi, tiến hành xông hơi, chờ nước nguội thì ngâm rửa hậu môn.
Bài thuốc 3.
- Nguyên liệu: Đại hoàng 20g; Huyền minh phấn, minh phàn: 30g.
- Cách thực hiện: Đem các vị thuốc này đun sôi với 1 lít nước. Dùng nước thuốc này xông hậu môn. Khi nước nguội thì ngâm rửa hậu môn.
Lưu ý: Vì bài thuốc ngâm rửa hậu môn sử dụng nước đun sôi. Chính vì vậy, người bệnh nên sử dụng cẩn thận kẻo bị bỏng. Ngoài ra, trước khi áp dụng cách chữa này, bệnh nhân cần rửa sạch hậu môn và lau khô rồi mới thực hiện xông hơi.
Những lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng bài thuốc đông y
Chữa bệnh trĩ bằng đông y được xem là phương pháp an toàn, đem lại hiệu quả cao trong việc khắc phục triệu chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả như mong muốn của mình, bệnh nhân nên chú ý một số vấn đề sau:
- Không giống thuốc tây, bài thuốc đông y thường không mang lại tác dụng nhanh chóng. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng trong một thời gian dài, thường xuyên, kiên trì… mới thấy được tác dụng của thuốc.
- Những bài thuốc đông y điều trị bệnh trĩ thường chỉ mang đến hiệu quả trong trường hợp bệnh trĩ nhẹ. Với người bệnh nặng, ít khi có tác dụng hoàn toàn. Chính vì vậy, sau khi điều trị một thời gian không thấy hiệu quả, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn cách chữa tốt nhất.
- Bệnh nhân vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày, nhất là sau khi đại tiện để tránh nguy cơ bội nhiễm.
- Có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất. Nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm có tác dụng nhuận tràng để cải thiện hệ tiêu hóa
- Tránh sử dụng thức ăn không tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa như đồ ăn dầu mỡ, cay nóng. Không sử dụng rượu bia, sử dụng chất kích thích.
- Khi bị bệnh trĩ, bệnh nhân đi đại tiện tránh ngồi lâu. Thường xuyên ngâm hậu môn với nước ấm để giảm bớt triệu chứng
- Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe
- Tốt nhất là đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại một địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín.
Chữa bệnh trĩ bằng đông y chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh, hoàn toàn không trị dứt điểm được bệnh. Vì vậy, để tránh biến chứng nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Người bệnh nên chủ động đi thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.