Bệnh trĩ nhẹ là gì? Các dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị hiệu quả
Bệnh trĩ nếu phát hiện sớm ở giai đoạn nhẹ thì việc chữa trị sẽ rất đơn giản và hiệu quả, tiết kiệm chi phí và phòng ngừa được nguy cơ tái phát nặng. Tuy nhiên, nếu để lâu kéo dài bệnh trĩ nhẹ sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh trĩ nhẹ là gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người khi gọi điện đến đường dây nóng của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng hỏi về vấn đề này. Mỗi một bệnh lý đều có quá trình phát triển từ nhẹ rồi mới đến nặng, và bệnh trĩ cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh là cách tốt nhất để mọi người có thể chữa trị và phòng ngừa biến chứng một cách hiệu quả.
- Sa búi trĩ và cách chữa trị nhanh chóng hiệu quả nhất là gì?
- Bệnh trĩ nhẹ là gì? Các dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị hiệu quả
- Mổ trĩ bao lâu thì khỏi? Phương pháp chữa lành tốt nhất hiện nay
- Chữa bệnh trĩ bằng tỏi và thực hư chuyện rượu tỏi chữa bệnh trĩ
- Táo bón ngứa hậu môn nguy cơ bệnh trĩ tới 99%
- Bệnh trĩ có di truyền không? Biện pháp điều trị triệt để
Nhận biết bệnh trĩ nhẹ là gì?
Các chuyên gia hậu môn trực tràng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Bệnh trĩ nhẹ là giai đoạn đầu của bệnh trĩ hình thành do sự căng giãn của các tĩnh mạch hậu môn. Các dấu hiệu của bệnh trĩ nhẹ còn khá mờ nhạt và chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh nên nhiều người lơ là chủ quan và bỏ qua các dấu hiệu sớm của bệnh không thăm khám chữa trị khiến bệnh phát triển nhanh hơn.
Bệnh trĩ nhẹ hình thành chủ yếu là do nguyên nhân táo bón kéo dài, ít vận động, thường xuyên ngồi lâu một chỗ hoặc do rặn và ngồi lâu khi đại tiện, không vệ sinh hậu môn sạch sẽ…
Bệnh trĩ nhẹ nếu không được phát hiện sớm và chữa trị triệt để, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn, từ đó có thể gây ra các biến chững vô cùng nguy hiểm cho người bệnh như hoại tử, bội nhiễm, ung thư đại – trực tràng…
Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nhẹ là gì?
Theo các chuyên gia hậu môn trực tràng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng thì bệnh trĩ nhẹ tiến triển rất âm thầm và lặng lẽ nên người bệnh khó có thể phát hiện ra các dấu hiệu sớm của bệnh.
Các dấu hiệu thường thấy của bệnh trĩ nhẹ là:
- Chảy máu hậu môn khi đi đại tiện.
- Ngứa và kích ứng vùng hậu môn.
- Hậu môn sưng đỏ.
- Nóng rát vùng hậu môn.
- Xuất hiện mẩu thịt thừa nhỏ màu hồng ở hậu môn.
- Hậu môn tiết dịch ẩm ướt và có mùi hôi khó chịu.
- Hậu môn vướng cộm và có cảm giác khó chịu.
Bệnh trĩ nhẹ nếu để lâu sẽ thấy xuất hiện cục thịt nhỏ màu hồng lòi ra khỏi hậu môn. Tuy nhiên vì bệnh còn ở giai đoạn nhẹ nên kích thước búi trĩ vẫn còn khá nhỏ và có thể tự co vào được. Nếu tiến hành chữa trị bệnh ở giai đoạn này, thì việc chữa bệnh sẽ rất đơn giản và nhanh chóng đạt được kết quả.
Xem thêm bài viết: Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền bảng giá niêm yết tại Hà Nội
Bệnh nhân bị bệnh trĩ nhẹ nên làm gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, khi phát hiện bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, người bệnh hãy nhanh chóng tìm phương pháp điều trị sớm bằng cách thăm khám tại các cơ sở điều trị chuyên khoa, uy tín. Những người có nhiều thời gian, có thể sử dụng một số cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng phương pháp dân gian nhưng khá hiệu quả.
1. Cách chữa bệnh trĩ nhẹ bằng phương pháp dân gian
Bệnh trĩ khi mới hình thành thường chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng mà chỉ xuất hiện một số các triệu chứng khó chịu như đau rát hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện, hậu môn ngứa ngáy…vì vậy để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ nhẹ, mọi người có thể áp dụng cách chữa trị đơn giản là:
- Chườm lạnh hậu môn: Cách làm này giúp cho các mạch búi trĩ ở hậu môn co lại, giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến búi trĩ và niêm mạc, giúp giảm đau rát, giảm ngứa và cầm máu hiệu quả.
- Sử dụng dầu dừa: giúp làm mềm da, dịu cơn ngứa, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả nhờ axit béo và axit lauric.
- Sử dụng lá diếp cá: xay lá diếp cá tươi lấy nước uống hoặc người bệnh cũng có thể lấy lá diếp cá giã nát với một ít muối rồi đắp trực tiếp lên hậu môn có tác dụng ức chế vi khuẩn, chống viêm và bảo vệ thành mạch, giúp hạn chế sự gia tăng về kích thước búi trĩ
- Cách chữa bệnh trĩ nhẹ bằng nha đam: Nha đam rửa sạch vỏ bên ngoài rồi cạo lấy lớp gel bên trong sau đó thoa một lớp mỏng gel nha đam lên vị trí búi trĩ ở hậu môn, để khoảng 30 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm.
Cách làm này giúp giảm ngứa rát hậu môn, bôi trơn niêm mạc.
2. Bệnh trĩ nhẹ bằng thuốc tây
Bên cạnh một số cách chữa bệnh trĩ nhẹ tại nhà bằng phương pháp dân gian thì người bệnh cũng cần thăm khám bác sĩ để được chỉ định một số loại thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Thuốc chữa bệnh trĩ có thể là thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc bôi, thuốc uống.. giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
- Thuốc giảm đau và chống viêm: Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac… được chỉ định giảm triệu chứng đau rát và sưng viêm hậu môn.
- Thuốc bôi hậu môn hydrocortisone: được bào chế dưới dạng thuốc mỡ giúp làm mềm và dịu vùng da ở hậu môn.
- Thuốc co thành mạch Phenylephrine, Epinephrine và Norepinephrine giúp thu nhỏ các mạch máu, giảm kích thước búi trĩ và làm cho búi trĩ teo nhỏ lại rồi tiêu biến dần. Thuốc phù hợp với người mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu
- Thuốc bôi sát trùng chống nhiễm khuẩn có chứa Oxyquinoline, Zinc oxide, Boric acid, Neomycin,…ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của từng người mà bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể, mọi người không nên tự ý mua thuốc về chữa bệnh tại nhà sẽ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, khiến bệnh có thể nặng thêm.
3. Bệnh trĩ giai đoạn đầu và cách chữa trị bằng thay đổi lối sống
Lối sống bừa bãi không khoa học và hợp lý của đại bộ phận người trẻ tuổi là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện của bệnh trĩ giai đoạn đầu. Vì vậy, theo các chuyên gia, bên cạnh các phương pháp chữa bệnh nêu trên thì việc thay đổi thói quen và lối sống là một trong những vấn đề quan trọng giúp mọi người có thể phòng ngừa và thoát khỏi bệnh trĩ nhanh chóng, hiệu quả.
- Không nên ăn các loại thức ăn cay nóng, không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Chú ý việc nghỉ ngơi, và thư giãn, thoải mái. Không nên để tinh thần căng thẳng stress quá nhiều, sẽ khiến cho bệnh tình càng trở nặng.
- Thay đổi thói quen đi vệ sinh, không nên ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu. Trong lúc đi đại tiện không nên xem điện thoại, hay đọc sách, báo…
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao như đi bộ, bơi lội…
- Hạn chế ngồi và đứng một chỗ trong thời gian dài, tránh khuân vác đồ nặng.
- Uống đủ từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày giúp hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa giúp tăng sức bền thành mạch máu, ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển nặng thêm.
- Không nên ngồi quá lâu một chỗ và cần thay đổi thói quen lười vận động.
- Hạn chế ngồi xổm, mang vác nặng, rặn khi đại tiện sẽ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn gây ra bệnh trĩ …
- Vệ sinh cơ thể và vùng hậu môn sạch sẽ hàng ngày
- Không nên có có quan hệ tình dục qua hậu môn
- Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, tránh mặc đồ bó sát gây tổn thương hậu môn
- Có kế hoạch thăm khám và sử dụng thuốc chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Việc phát hiện và điều trị bệnh trĩ nhẹ là rất quan trọng, nếu để lâu kéo dài hoặc chữa trị không hiệu quả bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nặng hơn, việc điều trị bệnh sẽ càng khó khăn và tốn kém hơn. Vì vậy, khi có dấu hiệu mắc bệnh, mọi người cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.