Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân triệu chứng và cách chữa bệnh hiệu quả
Bệnh trĩ nội tuy không gây nguy hiểm đối với tính mạng của người bệnh nhưng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh sẽ gây ra các biến chứng nặng nề như ung thư hậu môn, sa nghẹt búi trĩ, mất máu nghiêm trọng, rối loạn chức năng hậu môn…
Bệnh trĩ nội là một trong những bệnh lý nguy hiểm ở vùng hậu môn trực tràng, bệnh hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên do đó tỉ lệ người mắc bệnh trĩ nội không ngừng tăng cao. Nếu không phát hiện và chữa trị hiệu quả bệnh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe đời sống cộng đồng. Vậy, khi mắc bệnh trĩ nội phải làm sao? Những chia sẻ của các chuyên gia trong bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tìm hiểu bệnh trĩ nội là gì?
Chuyên gia hậu môn trực tràng PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch hội Hậu môn trực tràng Việt Nam cho biết:
“Bệnh trĩ nội là một dạng của bệnh trĩ hình thành ở phía trên đường lược trong ống hậu môn. Do bệnh ở giai đoạn đầu không gây đau đớn nên thường khó phát hiện cho đến khi búi trĩ phát triển sưng to gây đi ngoài ra máu.“
Bệnh trĩ nội hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn tương đương với 4 cấp độ khác nhau.
- Trĩ nội cấp độ 1: Bệnh trĩ mới hình thành, búi trĩ còn nhỏ và nằm sâu trong ống hậu môn nên người bệnh khó phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh. Lúc này biểu hiện cụ thể nhất của bệnh trĩ nội là người bệnh bị đi ngoài ra máu, lượng máu rất ít có thể chỉ dính trên giấy vệ sinh hoặc ra kèm theo phân, người bệnh phải chú ý mới có thể phát hiện ra. Bệnh trĩ nội độ 1 khiến người bệnh có cảm giác đau rát và ngứa ngáy hậu môn, gặp khó khăn khi đi đại tiện, táo bón lâu ngày.
- Trĩ nội cấp độ 2: Búi trĩ có dấu hiệu sa xuống hậu môn khi đi đại tiện nhưng sau đó có thể tự co lại được. Tình trạng chảy máu hậu môn gia tăng, cảm giác đau rát hậu môn tăng nhiều hơn khi người bệnh ngồi lâu một chỗ hoặc đi đại tiện. Dùng tay sờ có thể cảm nhận thấy cục thịt nhỏ lòi ra ở hậu môn.
- Trĩ nội cấp độ 3: Lúc này, búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn khi đi đại tiện nhưng không tự co lại được, người bệnh phải dùng tay ấn vào. Lượng máu chảy hậu môn giảm đi nhưng tình trạng đau rát hậu môn gia tăng, người bệnh không thể đứng hay ngồi quá lâu tăng áp lực lên búi trĩ gây ra đau nhức hậu môn. Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết bệnh trĩ nội độ 3 chảy máu ít hơn các giai đoạn trước nên người bệnh thường chủ quan không thăm khám, bỏ qua thời cơ chữa bệnh tốt nhất mà không cần phải phẫu thuật.
- Trĩ nội cấp độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh trĩ nội. Búi trĩ sa ra khỏi hậu môn ngay cả khi người bệnh không đi đại tiện và không thể quay trở lại hậu môn. Điều này dễ dẫn đến tắc nghẽn hậu môn, thắt nghẹt búi trĩ và dẫn đến hoại tử. Người bệnh bị đau nhức hậu môn nhiều hơn.
Các nguyên nhân bệnh trĩ nội là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của bệnh trĩ nội trong đó phải kể đến các nguyên nhân chính phổ biến sau:
1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học
Đây là nguyên nhân chính phổ biến nhất dẫn đến sự hình thành của bệnh trĩ nội ở nhiều người.
Chế độ ăn uống không cân bằng uống ít nước, ăn ít chất xơ, nhiều tinh bột, sử dụng nhiều rượu bia thuốc lá khiến tiêu hóa gặp khó khăn, tăng nguy cơ táo bón dẫn đến bệnh trĩ.
2. Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính
Tình trạng đại tiện bất thường này khiến các mạch máu ở hậu môn chịu nhiều áp lực, bị tổn thương, căng giãn tạo thành búi trĩ.
3. Đặc trưng công việc
Những người thường xuyên mang vác nặng, ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài khiến vùng xương chậu và hậu môn phải chịu một sức ép lớn, lâu ngày các mạch máu ở bên trong trực tràng bị căng phồng quá mức nên hình thành bệnh trĩ nội.
4. Quan hệ tình dục qua hậu môn
Nhiều người có sở thích và thói quen quan hệ qua hậu môn. Các chuyên gia cho biết hậu môn không phải để quan hệ vì không có chức năng co giãn như âm đạo, không có khả năng tiết dịch nhầy để bôi trơn khi quan hệ nên dẫn đến bị tổn thương các mạch máu bên trong, tạo thành búi trĩ nội.
Những người có quan hệ đồng giới thường có nguy cơ cao bị mắc trĩ nội
5. Phụ nữ mang thai và sau sinh
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau sinh là đối tượng dễ bị mắc bệnh trĩ rất cao do các tĩnh mạch ở hậu môn bị phình giãn khi phải chịu áp lực do trọng lượng thai nhi và sức ép tử cung.
6. Các nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân nêu trên thì tình trạng xuất hiện của bệnh trĩ nội còn có thể là do thói quen nhịn đi đại tiện quá lâu, tâm lý căng thẳng kéo dài, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, lười vận động…
Việc nắm được các nguyên nhân gây bệnh trĩ là cách tốt nhất để mọi người có biện pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả.
Làm thế nào để chẩn đoán và nhận biết biểu hiện bệnh trĩ nội?
So với bệnh trĩ ngoại thì bệnh trĩ nội khó nhận biết hơn do búi trĩ nằm sâu trong ống hậu môn, lại ít gây đau đớn nên khi phát hiện ra thì bệnh thường đã ở giai đoạn nặng rồi, việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
Thông thường, khi bị mắc bệnh trĩ nội, người bệnh sẽ có một số triệu chứng biểu hiện bệnh trĩ nội như:
1. Chảy máu hậu môn
Đây là dấu hiệu rõ ràng và cụ thể nhất của bệnh trĩ nội, người bệnh thường xuyên bị đi ngoài ra máu. Lượng máu ra nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể.
Ban đầu máu có thể ra ít và dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Theo thời gian, bệnh trĩ phát triển nặng hơn, lượng máu sẽ chảy nhiều, nhỏ giọt hoặc bắn thành tia gây mất máu và dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng.
2. Đau rát hậu môn
Búi trĩ nội khi sa xuống hậu môn khiến cho người bệnh có cảm giác đau nhức, ê buốt khi đi đại tiện, người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện hay đứng lên, ngồi xuống.
3. Sa búi trĩ
Bệnh trĩ nội khi ở mức độ nhẹ thì búi trĩ sa xuống nhưng có thể tự co lại được. Tuy nhiên, sau nhiều lần như vậy búi trĩ sẽ sa hẳn xuống hậu môn, người bệnh di chuyển hay hoạt động nhẹ cũng sẽ cảm thấy đau nhức.
Các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hậu môn – trực tràng khuyến cáo người bệnh khi phát hiện dấu hiệu bị mắc bệnh trĩ nội thì cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời. Nếu kéo dài lâu ngày, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Thiếu máu, sa nghẹt búi trĩ, hoại tử hậu môn, gây nhiễm trùng máu, rối loạn chức năng hậu môn, thậm chí là gây ung thư trực tràng, đe dọa trực triếp sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Cách chữa bệnh trĩ nội như thế nào cho an toàn, hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ nội khác nhau. Căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp.
1. Cách chữa bệnh trĩ nội bằng phương pháp nội khoa
Đây là cách chữa bệnh được áp dụng cho các trường hợp bị mắc bệnh trĩ nội giai đoạn đầu, búi trĩ còn nhỏ và chưa gây tác động xấu đến sức khỏe của người bệnh.
Thuốc chữa bệnh trĩ nội thường bao gồm một số loại phổ biến như:
Thuốc uống có tác dụng giảm đau, kháng viêm: Acetaminophen, Aspirin hay Ibuprofen giúp chống nhiễm trùng, tăng khả năng lưu thông máu, giảm phù nề, tăng sức bền thành mạch.
Thuốc đặt hoặc kem bôi được dùng bôi trực tiếp vào hậu môn có tác dụng kháng viêm, giảm đau, tiêu sưng, chống phù nề, giảm các triệu chứng ngứa rát do bệnh trĩ gây ra, đồng thời làm co búi trĩ nhanh chóng.
Thuốc làm mềm phân: Được chỉ định cho các trường hợp bị bệnh trĩ nội do táo bón lâu ngày. Thuốc có công dụng giúp giữ nước trong ruột làm cho phân trở nên mềm hơn, dễ đào thải ra ngoài, giúp người bệnh hạn chế tình trạng đau và chảy máu khi đi đại tiện.
2. Cách điều trị bệnh trĩ nội bằng biện pháp can thiệp ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ nội được chỉ định áp dụng cho các trường hợp bị bệnh trĩ cấp độ 2,3,4, búi trĩ sa xuống hậu môn, mọi biện pháp chữa trị bệnh bằng thuốc đều không mang lại hiệu quả.
Các biện pháp can thiệp ngoại khoa được áp dụng chữa trĩ nội có thể là:
Thủ thuật: Tiêm xơ búi trĩ, thắt vòng cao su => Áp dụng cho các trường hợp bị trĩ nội độ 1,2,3, búi trĩ chưa có dấu hiệu viêm nhiễm hay hoại tử
Phẫu thuật: Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ như Phương pháp HCPT, Longo, PPh, Milligan Morgan, khâu triệt mạch búi trĩ…bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị y tế chuyên dụng tác động trực tiếp vào búi trĩ nhằm loại bỏ và hàn gắn các tổn thương do bệnh trĩ nội gây ra.
Mỗi phương pháp điều trị sẽ có những ưu điểm và thế mạnh riêng. Vì vậy, trước khi lựa chọn điều trị mọi người nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Địa chỉ chữa bệnh trĩ nội uy tín chất lượng nhất hiện nay
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều các cơ sở y tế chuyên thăm khám và điều trị các bệnh lý về hậu môn trực tràng nhưng không phải địa chỉ y tế nào cũng có đủ khả năng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh được.
Dưới đây là danh sách gợi ý một số địa chỉ chữa bệnh trĩ chuyên khoa uy tín và chất lượng tốt nhất tại Hà Nội, mọi người có thể tham khảo:
STT | Cơ sở y tế | Địa chỉ |
1 | Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng | 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng Hà Nội |
2 | Bệnh viện Đại học Y Hà Nội | Số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội |
3 | Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương | 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Nguyễn Du – Hai Bà Trưng – Hà Nội |
4 | Bệnh viện Bạch Mai | Tầng 5 nhà P – 78 Đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội |
5 | Viện Y học cổ truyền Quân đội | Số 442 Kim Giang, quận Hoàng Mai, Hà Nội |
6 | Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức | Số 16 – 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
7 | Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 | Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội |
Mời bạn tham khảo bài viết: Chi phí cắt trĩ bao nhiêu
Mỗi cơ sở y tế chữa bệnh sẽ có những ưu điểm và thế mạnh riêng. Tuy nhiên, do tình trạng quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện lớn vẫn chưa được khắc phục nên người bệnh có tâm lý chuyển hướng đến các phòng khám tư nhân chất lượng cao, điển hình là phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.
Đây là địa chỉ chữa bệnh trĩ uy tín hàng đầu tại Hà Nội với đội ngũ bác sĩ là những danh y nổi tiếng như PGS.TS Bác sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam.
TS.Bác sĩ CKII Trịnh Tùng nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, người từng có thời gian dài học tập và nghiên cứu tại Pháp, Hàn Quốc và Mỹ.
Tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, các bác sĩ đã và đang áp dụng cách chữa bệnh trĩ nội bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT cực kì hiệu quả. Đây là phương pháp chữa bệnh tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay được các chuyên gia hàng đầu đánh giá cao về mức độ an toàn cũng như hiệu quả điều trị.
Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT không sử dụng dao mổ cắt trĩ mà thông qua dòng điện cao tần xâm lấn tối thiểu bằng nhiệt nội sinh theo công nghệ cao. Nhiệt độ hoạt động từ 80ºC – 900ºC làm đông và thắt nút mạch máu, búi trĩ lập tức rụng đi, chữa lành những tổn thương vùng hậu môn mà không gây tổn hại đến những tổ chức xung quanh, làm lành các vết thương nhanh chóng.
Để được thăm khám và điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp HCPT, người bệnh có thể gọi điện đặt lịch khám trước đến phòng khám qua đường dây nóng 0243 9656 999.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh trĩ nội, hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ trang bị được cho mình những kiến thức quan trọng về bệnh trĩ nội và có biện pháp phòng ngừa, chữa trị bệnh hiệu quả, bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.