Bệnh sùi mào gà có lây qua nước bọt không? Cách phòng ngừa và điều trị
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội nguy hiểm và có tốc độ lây lan nhanh chóng. Con đường lây truyền chủ yếu của bệnh sùi mào gà là qua quan hệ tình dục và một số cách gián tiếp khác. Vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây là: “Bệnh sùi mào gà có lây qua nước bọt không?”. Cùng theo dõi những chia sẻ của các chuyên gia để tìm được cho mình câu trả lời chính xác nhất.
1. Bệnh sùi mào gà có lây qua nước bọt không?
Sùi mào gà là căn bệnh xã hội dễ lây truyền, nó có thể tồn tại ngoài môi trường trong thời gian dài, ngay cả khi không có vật chủ để gây bệnh. Bên cạnh quan hệ tình dục, bệnh sùi mào gà còn có thể lây truyền từ mẹ sang con qua sinh thường, người tiếp xúc với vết thương hở hoặc sử dụng chung những đồ dùng cá nhân với cũng người bệnh cũng có nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm được cụ thể và chính xác những thông tin này, hoặc thậm chí không biết thông tin gì về căn bệnh này.
Vậy, bệnh sùi mào gà có lây qua nước bọt không? Đối với câu hỏi này, các chuyên khoa khẳng định là có. Không chỉ tồn tại và phát triển trên da, virus HPV còn có thể sống trong môi trường nước bọt. Và minh chứng điển hình cho trường hợp này là có nhiều bệnh nhân bị sùi mào gà ở miệng, họng và thậm chí là cả môi. Những trường hợp tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua nước bọt có thể lây lan qua các hình thức cụ thể như sau:
- Hôn môi: hôn môi cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sùi mào gà ở miệng. Quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa da và da, miệng và lưỡi, có thể khiến nước bọt của người bệnh di chuyển sang miệng của bạn tình và mang theo virus HPV. Hoặc đối với trường hợp những người bình thường bị nẻ môi, viêm lợi hoặc viêm họng thì nguy cơ nhiễm bệnh có thể tăng lên gấp đôi.
- Oral sex: Với mục đích tìm kiếm cảm giác mới lạ trong các cuộc yêu, đã có rất nhiều tư thế quan hệ mới được ra đời và phổ biến nhất trong đó là quan hệ bằng miệng. Và ít ai biết rằng, đây cũng là tư thế tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm nhiều căn bệnh xã hội nguy hiểm, điển hình nhất là bệnh sùi mào gà. Đồng thời, trong quá trình quan hệ tình dục bằng miệng, virus HPV gây ra bệnh sùi mào gà có thể truyền từ âm đạo hoặc dương vật của đối phương sang miệng của mình hoặc theo đường nước bọt truyền từ miệng của mình sang âm đạo hoặc dương vật của đối phương.
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh: dù đây là trường hợp ít gặp hơn so với 2 trường hợp trên, nhưng không có nghĩa là virus HPV gây bệnh sùi mào gà không thể lây truyền được. Cụ thể, bạn vẫn có thể bị virus HPV gây bệnh sùi mào gà tấn công nếu dùng chung cốc uống nước, bàn chải đánh răng, khăn mặt,… với người bị bệnh. Một số ít trường hợp bệnh còn có thể lây truyền thông qua việc ăn uống chung, bởi trong quá trình ăn uống nước bọt của người bệnh bị dính lên đũa và di chuyển vào thức ăn.
2. Cách điều trị bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà có lây qua nước bọt, do vậy, để điều trị bệnh được hiệu quả, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh, ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng như: xuất hiện các nốt sùi ở trong họng, trong miệng hoặc có thể kèm theo cảm giác ngứa rát, khó nuốt… thì nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị. Tùy vào tình trạng và mức độ bị bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau, hạn chế tối đa mọi biến chứng của bệnh có thể xảy ra.
Đối với bệnh sùi mào gà đang ở giai đoạn nhẹ, khi bệnh mới xuất hiện thì vẫn có thể triệt tiêu các triệu chứng bên ngoài bằng biện pháp sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ. Chú ý sử dụng đúng liều lượng thuốc và thời gian theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về để điều trị khi chưa thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ
Đối với các nốt sùi mào gà lớn, không có phản ứng với thuốc hoặc trường hợp phụ nữ mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh phẫu thuật để loại bỏ.
Các phương pháp lựa chọn phẫu thuật bao gồm:
- Liệu pháp áp lạnh: phương pháp này gây ra một vết rộp xung quanh các nốt sùi mào gà. Khi da lành lại thì các tổn thương sẽ bong và da mới sẽ thay thế chỗ tổn thương. Người bị bệnh sùi mào gà có thể cần điều trị bằng liệu pháp áp lạnh nitơ.
- Đốt điện: thủ thuật này đốt cháy các nốt sùi mào gà bằng dòng điện, người bệnh có thể bị đau và sưng sau khi điều trị bằng phương pháp này.
- Phẫu thuật cắt bỏ: bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ hoàn toàn các tổn thương do sùi mào gà gây ra. Người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ hoặc toàn thân cho cách điều trị này.
- Điều trị bằng laser: các bác sĩ sẽ sử dụng một chùm ánh sáng có cường độ cao để điều trị bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên, phương pháp này thường tốn kém nên chỉ điều trị cho sùi mào gà trên diện rộng và khó điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này có một số tác dụng phụ có thể bao gồm là sẹo và đau.
- Điều trị sùi mào gà bằng kỹ thuật IRA: đây là kỹ thuật điều trị bệnh sùi mào gà được đánh giá cao nhất và điều trị bệnh hiệu quả nhất hiện nay. So với các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà khác, phương pháp IRA có những ưu điểm vượt trội như: giúp điều trị hiệu quả bệnh sùi mào gà; quá trình điều trị ít đau, ít chảy máu, không để lại sẹo, nên đảm bảo tính thẩm mỹ; kỹ thuật xâm lấn tối thiểu không gây tổn thương đến những vùng da lành tính xung quanh quá trình điều trị bệnh; hạn chế tối đa những tác dụng phụ và biến chứng vì phương pháp này hoạt động dựa trên những tác nhân vật lý, người bệnh không cần phải nằm viện, phục hồi nhanh.
Lưu ý: hiện nay, các biện pháp điều trị bệnh sùi mào gà chỉ có thể điều trị triệu chứng chứ chưa thể tiêu diệt hoàn toàn virus HPV trong cơ thể do đó bệnh rất dễ tái phát lại. Quá trình điều trị thường lặp lại nhiều lần, người bệnh cần kết hợp thăm khám thường xuyên và lựa chọn cho mình địa chỉ thăm khám uy tín để bệnh có thể điều trị hiệu quả.
Tùy thuộc vào từng phương pháp điều trị mà sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bởi vậy, để biết phương pháp điều trị nào phù hợp với mình và đem lại hiệu quả tốt nhất người bệnh cần phải thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ quá trình điều trị và phòng tránh bệnh sùi mào gà, bạn cũng cần phải tuân thủ những lưu ý sau:
- Đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và ngăn chặn sự phát triển của các loại bệnh, đặc biệt là bệnh xã hội.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, đồng thời nên tìm hiểu kỹ về đối phương trước khi quan hệ tình dục
- Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ và đúng cách hàng ngày, hoặc trước và sau khi quan hệ tình dục
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, đặc biệt là những vật dụng thường xuyên ẩm ướt như: bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm, cốc uống nước
Vừa rồi, các chuyên gia tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng vừa giải đáp cho bạn đọc câu hỏi: “Sùi mào gà có lây qua nước bọt không?”. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc tìm ra cho minh được câu trả lời chính xác nhất. Đồng thời, khi có dấu hiệu của bệnh sùi mào gà bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
Các từ khóa liên quan:
- Bệnh sùi mào gà có lây qua nước bọt không
- Ngủ chung có lây sùi mào gà không
- Hơn người bị sùi mào gà có lây không
- Bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không
- Sùi mào gà có lây qua đường máu không
- Sùi mào gà lây qua những đường nào
- Sùi mào gà dễ lây không
- Bệnh sùi mào gà có chữa được không
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.