Thai phụ mắc sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Sùi mào gà, hay còn gọi là bệnh u nhú ở người, là một bệnh nhiễm trùng phổ biến do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Bệnh có thể gây ra các nốt sùi ở nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm cả vùng sinh dục. Một trong những mối quan tâm lớn đối với những phụ nữ mang thai là liệu bệnh sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sùi mào gà và cách nó ảnh hưởng đến thai nhi, cùng với các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh sùi mào gà trong thai kỳ
Trước khi đến với sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào, chúng ta cần phải biết sùi mào gà khi mang thai là tình trạng phụ nữ mang thai bị nhiễm virus HPV, chủ yếu là type 6 và 11 gây ra. Virus này lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với da hoặc niêm mạc bị nhiễm, chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Mặc dù HPV có thể nhiễm ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhưng trong trường hợp mang thai, các nốt sùi thường xuất hiện ở vùng sinh dục, đặc biệt là cổ tử cung, âm đạo, và vùng hậu môn.
Trong quá trình mang thai, sự thay đổi nội tiết tố có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của phụ nữ, tạo điều kiện cho virus HPV phát triển mạnh mẽ hơn và khiến các nốt sùi trở nên lớn hơn và dễ lây lan. Chị em thai phụ khi mắc sùi mào gà có thể nhận biết bệnh thông qua một số triệu chứng cụ thể như sau:
- Vùng kín và khu vực xung quanh xuất hiện các nốt nhỏ mềm, có màu hồng hoặc hơi nâu và có thể mọc riêng lẻ hoặc thành từng chùm.
- Kích thước của các nốt sùi có thể gia tăng trong suốt quá trình thai kỳ. Những nốt sùi lớn có thể gây cảm giác khó chịu và đau đớn cho thai phụ.
- Nốt sùi khi bị chạm vào có thể đau và bị vỡ ra gây chảy máu.
Sùi mào gà khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi hay không là vấn đề khiến rất nhiều thai phụ không may mắc phải căn bệnh này lo lắng. Một trong những nguy cơ chính của bệnh sùi mào gà khi mang thai là khả năng lây nhiễm virus HPV từ mẹ sang con trong quá trình sinh. Mặc dù virus HPV chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục và không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong tử cung, nhưng trong quá trình sinh thường qua đường âm đạo, trẻ có thể tiếp xúc trực tiếp với các nốt sùi hoặc dịch âm đạo của mẹ, từ đó lây nhiễm virus.
Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm virus HPV từ người mẹ có thể gây u nhú thanh quản. Đây là một bệnh lý nghiêm trọng khi virus HPV gây ra các u nhú (khối u nhỏ giống mụn cóc) trong thanh quản, gây tắc nghẽn đường thở của trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến thiếu oxy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự sống còn của trẻ. Ngoài ra, u nhu còn khiến trẻ khó ăn, khó giao tiếp nên nếu trẻ có dấu hiệu lây nhiễm HPV thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám và điều trị ngay.
Biện pháp điều trị sùi mào gà ở thai phụ nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng đến thai nhi
Để ngăn sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi, thai phụ cần nhanh chóng điều trị sùi mào gà trước khi đến kì sinh nở. Tuy nhiên, do sự thay đổi nội tiết trong thai kỳ, tình trạng bệnh có thể tiến triển nhanh hơn vì vậy chị em cần lựa chọn cẩn thận để quá trình điều trị hiệu quả, hạn chế ảnh hưởng đến thai kỳ.
Việc điều trị sùi mào gà ở thai phụ thường tập trung vào các biện pháp giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng với 2 biện pháp phổ biến là:
1. Điều trị tại chỗ
Thông thường, với điều trị tại chỗ thai phụ có thể được chỉ định sử dụng axit trichloroacetic (TCA) hoặc axit bichloroacetic (BCA). Đây là các dung dịch hóa học được bôi trực tiếp lên nốt sùi để phá hủy mô bệnh mà không gây ảnh hưởng đến vùng da xung quanh. Phương pháp này an toàn cho thai phụ và không gây hại đến thai nhi.
Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp này không quá cao và vẫn có khả năng tái nhiễm nên chị em có thể cân nhắc đến biện pháp điều trị vật lý dưới đây.
2. Điều trị bằng phương pháp vật lý
Với phương pháp điều trị vật lý, chị em thường chỉ nghĩ đến các biện pháp cổ điển như đốt điện, laser CO2 hoặc áp lạnh bằng nito lỏng. Tuy nhiên, các biện pháp này đã không còn được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu bởi chúng không có hiệu quả với các nốt sùi lớn và dễ gây chảy máu.
Hiện nay, tại Đa khoa Quốc tế Cộng đồng các chuyên gia đang ứng dụng 2 biện pháp hiện đại để điều trị sùi mào gà, đảm bảo an toàn với cả thai phụ chính là:
- Sóng cao tần IRA: Sóng cao tần IRA sử dụng năng lượng từ trường cao tần để sinh nhiệt, tác động trực tiếp lên các mô bệnh. Nhiệt độ cao phá hủy cấu trúc tế bào của các nốt sùi mào gà, khiến chúng bị tiêu hủy hoàn toàn. Phương pháp này có thể được điều chỉnh chính xác để chỉ tác động lên các mô bệnh, không ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh.
- Phương pháp quang động học (ALA-PDT): Phương pháp này kết hợp giữa chất cảm quang, ánh sáng đặc hiệu và oxy để tiêu diệt các tế bào bị tổn thương, giúp loại bỏ nốt sùi mà không ảnh hưởng đến mô lành nên an toàn cả với thai phụ.
Tìm hiểu thêm: Biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm sùi mào gà cho thai nhi
Ngoài việc điều trị sớm để ngăn ngừa sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi, thai phụ cũng có thể ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cho trẻ bằng các biện pháp sau:
- Lựa chọn phương pháp sinh phù hợp: Trong trường hợp nốt sùi lớn, xuất hiện ở âm đạo hoặc cổ tử cung, sinh mổ được khuyến cáo để tránh nguy cơ lây nhiễm HPV cho trẻ khi sinh thường.
- Theo dõi sát sao trong thai kỳ: Thai phụ mắc sùi mào gà cần được kiểm tra định kỳ để theo dõi sự tiến triển của bệnh và kịp thời xử lý các biến chứng.
- Hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho mẹ: Đơn giản nhất là tăng cường hệ miễn dịch cho thai phụ bằng cách bổ sung đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C, E, kẽm và các chất chống oxy hóa, để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, thai phụ cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ và tránh stress giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh hơn, từ đó hỗ trợ khả năng kháng lại virus HPV.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh làm tổn thương hoặc lây lan nốt sùi. Tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng như dung dịch vệ sinh có tính axit mạnh.
Trên đây là các thông tin liên quan đến sùi mào gà có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào và gợi ý biện pháp điều trị, phòng tránh lây nhiễm sùi mào gà cho thai nhi. Nếu cần giải đáp, tư vấn các thông tin liên quan, vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.