[ Giải đáp thắc mắc] Sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?
Sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không hay sùi mào gà có thể lây qua đường nào là những vấn đề được rất nhiều người thắc mắc. Nắm rõ các thông tin về nguồn lây, cơ chế lây lan là cách giúp người bệnh chủ động hơn trong việc phòng tránh căn bệnh xã hội nguy hiểm này. Hãy cùng theo dõi, cập nhật các thông tin dưới đây để biết bệnh sùi mào gà lây lan như thế nào nhé!
Thông tin chung về bệnh sùi mào gà
Trước khi giải đáp sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không, chúng ta cần phải biết sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến do virus human papoloma (HPV) hay virus u nhú gây ra.
Kể từ khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ có thời gian ủ bệnh từ 2 tuần đến 9 tháng tuỳ vào cơ địa của từng người cũng như mức độ tiếp xúc với virus. Mặc dù vẫn trong thời gian ủ bệnh và có thể chưa có bất kỳ triệu chứng nào nhưng chúng vẫn có khả năng lây lan sang người khác.
Kết thúc thời gian ủ bệnh, sùi mào gà sẽ bắt đầu xuất hiện với các triệu chứng điển hình như sau:
- Triệu chứng ban đầu: Xuất hiện những nốt sùi nhỏ, mềm, màu hồng hoặc trắng, thường không đau. Nốt sùi xuất hiện ở cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng hoặc các vị trí khác nếu tiếp xúc trực tiếp với virus.
- Triệu chứng giai đoạn phát triển: Số lượng nốt sùi tăng dần, mọc thành chùm hoặc cụm sau đó liên kết thành hình dạng như súp lơ hoặc mào gà. Bề mặt nốt sùi mềm, dễ bị tổn thương, chảy máu hoặc tiết dịch có mùi hôi khi cọ xát. Đôi khi người bệnh có thể kèm theo cảm giác ngứa nhẹ hoặc khó chịu ở vùng tổn thương.
- Sùi mào gà giai đoạn biến chứng: Nốt sùi có thể loét, chảy máu, nhiễm trùng gây đau rát và mùi hôi khó chịu.
Các con đường lây lan của bệnh sùi mào gà
Để tìm hiểu sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không, hãy cùng theo dõi các thông tin liên quan đến con đường lây truyền chính của bệnh sùi mào gà dưới đây:
- Lây qua đường tình dục
HPV – nguyên nhân chính gây sùi mào gà có khả năng xâm nhập mạnh mẽ thông qua niêm mạc mỏng ở vùng như âm đạo, cổ tử cung, dương vật, hậu môn,…Do đó, khi tiếp xúc da kề da trong quá trình quan hệ tình dục, virus có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vi tổn thương nhỏ mà mắt thường không thấy được. Sùi mào gà sẽ dễ lây lan qua đường tình dục hơn với những trường hợp thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su hoặc quan hệ tình dục mạnh bạo,…
- Tiếp xúc trực tiếp với tổn thương sùi mào gà
Chạm trực tiếp vào nốt sùi của người bệnh có thể khiến virus lây sang người lành, đặc biệt nếu da có trầy xước hoặc vết thương hở. Ngoài ra, tại các khu vực niêm mạc dễ bị tổn thương như vùng như sinh dục, hậu môn, hoặc miệng có niêm mạc mỏng cũng rất dễ bị xâm nhập khi tiếp xúc với virus. Do đó, khi nốt sùi bị vỡ ra và người khoẻ mạnh không may tiếp xúc với các nốt sùi tại các khu vực này sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao.
- Lây qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân
Mặc dù không phổ biến, HPV vẫn có thể lây nhiễm qua đồ dùng cá nhân nếu người khoẻ mạnh sử dụng khăn tắm, đồ lót, dao cạo, hoặc các vật dụng có chứa dịch tiết từ nốt sùi của người nhiễm. Bởi virus tồn tại trong môi trường ẩm ướt nên khi các đồ vật này có độ ẩm cũng tạo ra môi trường thuận lợi cho virus HPV phát triển.
- Lây truyền từ mẹ sang con
Trong quá trình sinh thường, nếu mẹ bị sùi mào gà ở vùng sinh dục, virus có thể lây nhiễm sang trẻ sơ sinh qua đường âm đạo. Các trường hợp trẻ sinh qua đường mổ sẽ ít nguy cơ nhiễm bệnh hơn nhưng không phải không có. Trẻ sinh ra mắc sùi mào gà có thể bị ảnh hưởng đến thanh quản, đường hô hấp hoặc mắt gây mù loà.
Vậy sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?
Sùi mào gà rất dễ lây lan, do đó lo lắng việc sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không là hoàn toàn có cơ sở. Bởi trong cơ thể người bệnh, virus HPV tồn tại trong máu, nước bọt và dịch nhầy nên nhiều người lo ngại sùi mào gà sẽ lây qua đường ăn uống.
Tuy nhiên, hiện nay chưa hề có nghiên cứu nào chứng minh rõ ràng về việc sùi mào gà có thể lây qua thức ăn. Dù vậy, nếu người khoẻ mạnh sử dụng chung thực phẩm, vật dụng nhiễm virus trong lúc có tổn thương bề mặt niêm mạc miệng hoặc niêm mạc đường tiêu hoá thì cũng có khả năng lây bệnh, cụ thể:
- Dùng chung bát đũa với người nhiễm bệnh khi niêm mạc miệng đang bị tổn thương
- Ăn uống chung với người mắc bệnh sùi mào gà khi miệng có vết thương
Dù vậy thì nguy cơ lây nhiễm qua con đường này cũng không hề cao như những trường hợp khác nên mọi người cũng có thể yên tâm phần nào.
Biện pháp ngăn ngừa sùi mào gà hiệu quả là gì?
Thông qua các con đường lây nhiễm sùi mào gà kể trên, người bệnh chắc hẳn đã biết sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không và từ đó tìm ra biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Để ngăn ngừa bệnh sùi mào gà, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Thực hiện tiêm phòng vacxin HPV để phòng ngừa hiệu quả các chủng virus HPV nguy cơ cao như HPV-16, HPV-18 (gây ung thư cổ tử cung) và các chủng gây sùi mào gà như HPV-6, HPV-11. Vácxin phòng HPV được khuyến khích tiêm cho đối tượng từ 9 – 26 tuổi và các đối tượng trên 26 tuổi chưa từng phơi nhiễm với HPV
- Mặc dù bao cao su không bảo vệ hoàn toàn do virus có thể tồn tại trên vùng da không được bao che phủ nhưng người bệnh vẫn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ. Và nên quan hệ chung thuỷ với một bạn tình giảm nguy cơ tiếp xúc với virus HPV từ nhiều nguồn khác nhau.
- Không chạm tay trực tiếp vào nốt sùi hoặc vùng tổn thương của người nhiễm HPV. Tránh tiếp xúc thân mật (hôn, chạm vào vùng da nhiễm) nếu người nhiễm có biểu hiện sùi mào gà ở miệng, môi, hoặc họng.
- Tránh sử dụng chung khăn tắm, quần áo lót, dao cạo, hoặc các vật dụng khác của người khác, đặc biệt khi nghi ngờ họ nhiễm HPV. Rửa vùng sinh dục trước và sau khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Tăng cường hệ miễn dịch thông qua ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng. Nên ưu tiên thực phẩm giàu vitamin C, E, kẽm và selen để hỗ trợ hệ miễn dịch
- Thăm khám sức khoẻ định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín như Đa khoa Quốc tế Cộng đồng. Nếu phát hiện phơi nhiễm với virus HPV, các chuyên gia tại phòng khám sẽ tư vấn, điều trị sớm cho người bệnh bằng biện pháp hiện đại như sóng cao tần IRA hoặc Phương pháp quang động học (ALA–PDT) để hạn chế lây lan và gây ra biến chứng
Trên đây là giải đáp của chúng tôi dành cho câu hỏi sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không và gợi ý biện pháp phòng tránh sùi mào gà hiệu quả. Nếu có các thông tin thắc mắc chưa được giải đáp, vui lòng liên hệ đến hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.