Bài tập yoga chữa bệnh trĩ: Hiệu quả có thần kỳ?
Bài tập yoga chữa bệnh trĩ là một phương pháp được nhiều bệnh nhân áp dụng bên cạnh cách điều trị khác như dùng thuốc, can thiệp thủ thuật… Mọi người nên biết, chữa bệnh trĩ sớm là điều quan trọng và cần thiết để tránh ảnh hưởng sức khỏe, sinh hoạt con người. Có một số bài tập yoga thúc đẩy nhu động ruột, hạn chế táo bón, cải thiện cơn đau do trĩ gây ra.
Bài tập chữa bệnh trĩ từ yoga có thật sự hiệu quả?
Bài tập yoga chữa bệnh trĩ có thật sự hiệu quả không? Yoga là bộ môn luyện tập xuất phát từ Ấn Độ. Bộ môn không chỉ buộc cơ thể con người phải hoạt động thể chất, còn phải điều phối hơi thở và suy nghĩ.
Vì tác động đi chiều đến cơ thể, yoga không chỉ đem lại độ dẻo dai, khỏe mạnh cho xương khớp. Còn tác động tích cực hệ thần kinh, tuần hoàn máu… Ngày nay, rất nhiều người lựa chọn yoga để nâng cao sức khỏe, duy trì vóc dáng, cải thiện một số bệnh lý…
Bệnh nhân trĩ bị phình lồi tĩnh mạch, sưng viêm, đau nhức hậu môn,… Bên cạnh sử dụng thuốc, bác sĩ luôn khuyên người bệnh xây dựng chế độ dinh dưỡng, thể chất phù hợp… nhằm tác động tích cực đến triệu chứng bệnh.
Thực hiện động tác yoga phù hợp có tác dụng với bệnh nhân trĩ:
- Kích thích nhu động ruột
- Hạn chế tình trạng táo bón
- Giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng
- Thúc đẩy tuần hoàn máu
- Hạn chế tích tụ máu ở tĩnh mạch trực tràng
- Giảm sưng viêm, đau nhức dữ dội ở hậu môn
Tuy nhiên, có một điều người bệnh trĩ cần ghi nhớ, bệnh lý này chịu chi phí bởi nhiều tác nhân khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần kết hợp các động tác yoga chữa bệnh trĩ với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Đồng thời, áp dụng các biện pháp điều trị được bác sĩ chỉ định.
Tham khảo bài viết: “Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền, bảng giá chữa bệnh trĩ và địa chỉ chữa bệnh uy tín là vấn đề mà rất nhiều người bệnh quan tâm khi mắc phải căn bệnh khó nói này.”
Gợi ý 7 bài tập yoga chữa bệnh trĩ táo bón
Bài tập yoga chữa bệnh trĩ đã được nghiên cứu và chứng minh mang lại hiệu quả khả quan. Tuy nhiên, để có kết quả tốt nhất, người bệnh cần biết bài tập nào phù hợp. Vì thực tế, không phải bài tập nào cũng có tác dụng kích thích khu vực hậu môn.
1. Bài tập giống như đang đi bộ
Bài tập này dễ thực hiện và khá nhẹ nhàng, vì giống như bạn đang đi bộ. Cách thực hiện:
- Đứng thẳng người, miệng khép hờ, giữ 2 tay buông thõng tự do, tập trung sức vào bụng dưới.
- Các ngón chân bám chặt vào đất để làm trụ
- Cố gắng co thắt hậu môn, thóp ra thóp vào nhẹ nhàng. Sau đó đi bộ chậm, hít thở đều
- Tiếp tục như vậy khoảng 7 – 10 phút rồi thả lỏng để hậu môn thư giãn trong 4 phút rồi lại tiếp tục thực hiện.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày, ngày thực hiện 3 lần để có kết quả
2. Bài tập tư thế nằm ngửa
Trong các bài tập yoga điều trị bệnh trĩ, người bệnh không nên bỏ qua bài tập ở tư thế nằm ngửa. Bài tập này có cách thực hiện không quá khó. Dưới đây là các bước thực hiện:
- Nằm ngửa, hai tay thả lỏng ép sát dọc hai bên người, hai chân duỗi thẳng hết mức, khép sát vào nhau.
- Thả lỏng đầu óc, chỉ tập trung sức vào phần bụng dưới, thóp vùng hậu môn. Đồng thời siết chặt 2 bàn tay, răng cắn chặt hết sức, các ngón chân cong hết cỡ.
- Giữ nguyên tư thế trong 10 giây rồi thả lỏng. Tiếp tục thực hiện thao tác này lặp đi lặp lại 5 – 7 lần.
3. Bài tập ở nhiều tư thế
Nếu 2 bài tập trên chỉ ở 1 tư thế đứng hoặc nằm ngửa… Thì bạn có thể lựa chọn bài tập khác ở nhiều tư thế khác nhau như nằm, ngồi, đứng…
Cách thực hiện:
- Ép chặt mông, đùi, hít thật sâu, chú ý lưỡi áp vào hàm trên. Vừa thực hiện vừa kết hợp co thắt và thóp hậu môn. Nín thở trong vài giây sau đó thở ra.
- Bước cuối cùng thả lỏng hậu môn, hạ lưỡi xuống bình thường.
- Nên thực hiện bài tập này mỗi ngày, ngày 4 lần, mỗi lần khoảng 30 nhịp.
4. Bài tập tư thế đứng thẳng
Đây là bài tập được nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện vì có hiệu quả khả quan trong việc điều trị bệnh trĩ. Các bước thực hiện:
- Người đứng thẳng, dang rộng hai chân ngang bằng vai, hai tay thả lỏng
- Từ từ hạ hai đầu gối xuống giống tư thế đang tấn, chú ý giữ lưng thẳng không khom
- Kết hợp miệng khép hờ, lưỡi đưa sát vòm miệng để tiết nước bọt. Khi nước bọt đầy miệng thì hết một cái thật sâu và để lưỡi áp vào hàm trên.
- Đồng thời nuốt xuống từ từ, thóp nhẹ hậu môn và nín thở khoảng 10 giây.
- Cuối cùng thở nhẹ từ từ, thả lỏng hậu môn
- Kiên trì thực hiện 2 lần/ngày, mỗi lần 25 phút.
5. Bài tập tư thế con cá
Bài tập tư thế con cá là một trong những bài tập có tác dụng tốt cho việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Các bước thực hiện:
- Trải tấm thảm xuống sàn và nằm xuống, điều chỉnh hai đầu gối khép lại và duỗi thẳng
- Hai tay đưa xuống dưới mông sao cho lòng bàn tay úp xuống sàn nhà
- Hít một hơi nhẹ nhàng. Từ từ nâng ngực và phần trên lên từ từ. Trọng tâm chủ yếu đặt ở tay. Đỉnh đầu phải chạm được vào sàn nhà.
- Giữ yên tư thế này và hít thở khoảng 4 lần. Sau đó quay trở lại vị trí ban đầu.
- Nên thực hiện tư thế này trong một thời gian, đều đặn mỗi ngày 5 – 7 lần để đạt kết quả tốt nhất.
6. Bài tập tư thế trồng cây chuối
Bài tập này được đánh giá khá khó thực hiện. Nếu làm được sẽ đem lại lợi ích vô cùng lớn. Vừa cải thiện quá trình lưu thông máu lên não, tăng cường hoạt động chức năng phổi, giảm áp lực từ vùng lưng dưới trở xuống, vừa hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Ngồi quỳ gối xuống sàn nhà, gập người về phía trước. Chống hai khuỷu tay xuống dưới sàn, hai bàn tay thì nắm lại thành hình tam giác.
- Đặt đỉnh đầu xuống sàn nhà, đặt trọng tâm lên hai tay đã đan vào nhau làm trụ. Từ từ nâng phần mông và chân lên cao tạo thành tư thế thẳng đứng.
- Giữ nguyên tư thế trồng cây chuối trong 5 giây, kết hợp hít thở đều.
- Luôn giữ lưng thẳng và đổ dồn trọng lượng lên hai khuỷu tay
- Sau vài giây thì hạ người xuống từ từ rồi về tư thế ban đầu
- Thực hiện nhiều lần và tăng dần thời gian giữ tư thế trồng cây chuối.
7. Bài tập Sarvanga Asana
Bài tập giúp hạn chế máu tập trung vào bụng dưới, hỗ trợ kích thích sự co bóp cơ bụng và nhu động ruột, giảm táo bón, đại tiện dễ dàng hơn, hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh trĩ…
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên sàn nhà, co hai đầu gối lên áp sát vào ngực
- Đưa hai khuỷu tay chống xuống sàn nhà, đưa mông lên cao
- Hít một hơi thật sâu rồi kéo hai đầu gối về trước ngực. Đưa 2 khuỷu tay chống xuống sàn, đưa mông lên cao.
- Sau khi đã thực hiện được tư thế thì kết hợp với việc hít vào thở ra nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Nhớ duỗi thẳng chân, để trọng lượng dồn xuống 2 vai. 2 tay đỡ eo để giữ thăng bằng.
- Ban đầu giữ trong 3 – 5 giây. Về sau khi đã quen, tăng dần thời gian.
Những bài tập không nên áp dụng khi bị trĩ
Bên cạnh 7 bài tập yoga chữa bệnh trĩ ở trên nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân. Người bệnh trĩ cũng cần lưu ý những bài tập không nên thực hiện. Nếu thực hiện chỉ khiến tình trạng bệnh nặng thêm mà thôi.
1. Bài tập cơ bụng
Đối với người bình thường, bài tập cơ bụng giúp bạn có được vòng eo săn chắc, thon gọn, còn bạn nam có cơ bụng sáu múi hấp dẫn. Tuy nhiên, bệnh nhân trĩ không nên áp dụng bài tập này.
Nguyên nhân: Khi tập cơ bụng giống như việc ngực phải chịu áp lực lớn. Khung chậu và trực tràng cũng bị ảnh hưởng, máu ít lưu thông đến hậu môn, khiến bệnh trĩ nặng thêm.
2. Bài tập Squat
Đây là bài tập được nhiều người áp dụng để tăng cường sức khỏe, có vòng eo săn chắc. Tuy nhiên, bệnh nhân trĩ không thích hợp với bài tập này.
Nguyên nhân: Trong quá trình Squat, bạn thường xuyên phải nín thở, gồng bụng hết sức. Khiến ổ bụng chịu áp lực lớn, vô tình ảnh hưởng hậu môn, khiến búi trĩ sa ra ngoài nhiều.
Những lưu ý khi áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng yoga
Khi quyết định áp dụng bài tập yoga chữa bệnh trĩ, người bệnh cần hiểu rõ một số vấn đề. Ngoài những lợi ích từ bài tập yoga cho bệnh nhân trĩ. Bạn cũng cần hết sức lưu ý một số điều dưới đây để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
- Hạn chế đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu vì khiến máu ít lưu thông đến khu vực này, bệnh ngày một nặng thêm. Nếu vì tính chất công việc, nên dành một ít thời gian để hoạt động nhẹ nhàng, kích thích máu lưu thông tốt hơn.
- Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây tươi, bổ sung chất xơ… để hạn chế táo bón, hỗ trợ trị bệnh trĩ.
- Tránh xa đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, chất kích thích, rượu bia… Vì chúng hoàn toàn không có lợi cho bệnh nhân trĩ.
- Không nên lo âu, căng thẳng, tâm lý thoải mái giúp việc điều trị đạt kết quả tốt hơn. Xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh áp lực, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
- Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi… vừa tăng cường sức đề kháng, vừa hỗ trợ quá trình trị bệnh.
Thông tin về bài tập yoga chữa bệnh trĩ chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ bác sĩ. Cách tốt nhất bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám tại địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để nhận được phác đồ điều trị thích hợp.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.