Chướng Bụng Có Phải Có Thai Không?
Khi mang thai cơ thể phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi với các biểu hiện đặc trưng như: trễ kinh, đau tức ngực, buồn ngủ, nôn mửa… Vậy khi bị chướng bụng có phải có thai không? Nếu là có thai thì chướng bụng khi mang thai có nguy hiểm ảnh hưởng đến bé không? Để có thông tin chính xác hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Chướng bụng có phải có thai không?
Trong quá trình thai nghén, khá nhiều mẹ bầu gặp tình trạng chướng ơi, đầy bụng. Vì thế khi thấy cơ thể bị chướng bụng chị em thường nghĩ chướng bụng có phải có thai không?
Giải thích cho vấn đề này, bác sĩ Lê Thị Nhài chuyên khoa Sản phụ khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng có chia sẻ như sau: Sau khi hợp tử đã bắt đầu bám chắc vào thành tử cung, các hormone trong cơ thể người mẹ gia tăng nhanh chóng khiến cho các cơn co thắt giữa thực quản và dạ dày giảm dần. Điều này dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng và ợ nóng vô cùng khó chịu.
Tuy vậy, không thể chỉ dựa vào hiện tượng chướng bụng đầy hơn để kết luận bạn đã mang thai hay chưa. Đây chỉ là một dấu hiệu có thể xảy ra. Các bệnh về thực quản hoặc dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản, viêm túi mật… cũng dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng kéo dài. Đối với những trường hợp này lời khuyên tốt nhất cho chị em là nên đến các trung tâm y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác hơn.
Tham khảo: Trễ kinh nguyệt nên ăn gì? Top 20 Thực phẩm vàng cho chị em
Khi mang thai bị chướng bụng có nguy hiểm không?
Chướng bụng khi mang thai không phải dấu hiệu phổ biến nhưng cũng là một triệu chứng bình thường trạng 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Chứng chướng bụng có thể gây nhiều phiền phức và khó chịu cho mẹ bầu như: chán ăn, mệt mỏi, uể oải…
Tình trạng chướng bụng không quá nguy hiểm cũng không ảnh hưởng đến sử phát triển của thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng này bằng chế độ sinh hoạt hợp lý, dinh dưỡng đầy đủ theo thời gian chúng sẽ dần hết khiến chị em không còn quá mệt mỏi nữa.
Tuy nhiên nếu hiện tượng chướng bụng này kéo dài trong thai kỳ và không có cách điều trị hợp lý, sẽ khiến mẹ bầu chán ăn, mất cảm giác muốn ăn. Lúc này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Cách khắc phục tình trạng chướng bụng khi mang thai
Chướng bụng có phải mang thai không? Nếu chướng bụng trong thai kỳ nên làm gì để khắc phục? Để hạn chế cảm giác khó chịu do tình trạng đầy bụng, các mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng ăn uống khoa học và đầy đủ chất, bổ sung các thực phẩm thanh nhiệt loại trừ chướng khí.
Khi bị chướng bụng trong thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Khi bị đầy hơi, mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm chất xơ như: đu đủ chín, táo, chuối, khoai lang…để dễ tiêu hóa, nhuận tràng.
- Uống trà gừng hoặc nước gừng ngâm với mật ong pha loãng ra cùng với nước nóng sẽ giảm thiểu sự khó chịu của chứng khó tiêu, đầy bụng ở mẹ bầu.
- Khi gặp vấn đề ợ nóng, khó tiêu mẹ bầu có thể uống một ly nước chanh nóng để cải thiện triệu chứng. Với hàm lượng vitamin và axit amin cao, uống nước chanh nóng sau bữa ăn cũng là cách thanh lọc cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa tối ưu.
- Giảm ăn tinh bột, bổ sung nhiều chất xơ, đạm động vật cũng như các loại trái cây có chứa đường tự nhiên là cách tốt nhất giúp mẹ bầu vừa nạp đủ năng lượng, lại vừa không bị đầy bụng.
- Mẹ bầu nên ăn thêm các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mai, bơ… và có thể ăn những loại hạt hạch như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều…vào các bữa phụ.
Những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm
Chướng bụng có phải có thai không? Phương pháp chẩn đoán có thai chính xác là thăm khám kiểm tra nồng độ HCG, siêu âm, nghe tim thai. Nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu nhận biết có thai sớm bạn nên đi khám thai sản để có kết quả chính xác và chuẩn bị tâm lý sức khỏe cho việc có em bé.
Những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm bao gồm:
1. Trễ kinh
Trễ kinh là dấu hiệu đầu tiên và điển hình nhất chứng tỏ người mẹ đã bước vào những tuần đầu tiên của thai kỳ. Nếu trứng đã được thụ tinh, cơ thể sẽ tự động dừng việc rụng trứng, tập trung dưỡng chất nuôi phôi thai tại tử cung dẫn đến sự chấm dứt các kì kinh nguyệt hàng tháng.
Tuy nhiên đây chỉ là dấu hiệu điển hình, không thể chắc chắn là bạn đang có thai, bởi hiện tượng trễ kinh còn có thể cảnh báo các bất thường ở tử cung và buồng trứng. Vì thế chị em nên sử dụng que thử thai và đi thăm khám sản phụ khoa để có chẩn đoán chính xác.
2. Buồn nôn
Buồn nôn vào buổi sáng hoặc khi ngửi thấy mùi lạ là dấu hiệu quen thuộc nhất báo hiệu mẹ đã có thai. Các loại hormone sản sinh trong thai kì là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này và khiến sản phụ luôn luôn chán ăn.
Tình trạng buồn nôn, ốm nghén này có thể kéo dài trong suốt thai kì hoặc chấm dứt hoàn toàn ở tháng thứ 3, khi thai nhi đã bắt đầu ổn định.
3. Căng tức ngực
Khi mang thai, phần ngực sẽ bắt đầu xuất hiện của các tuyến dẫn sữa khiến bầu ngực to hơn, nặng nề và dễ căng tức gây đau đớn. Cảm giác này tương đối giống với các cơn căng tức ngực trước kỳ kinh nguyệt. Đối với mẹ bầu, cảm giác căng tức ngực sẽ giảm dần kể từ tháng thứ 3 của thai kỳ.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự gia tăng hàm lượng hormone estrogen ở cơ thể phụ nữ.
4. Mệt mỏi
Sự thay đổi chức năng cơ thể khiến mẹ bầu luôn trong cảm giác căng thẳng thần kinh và mệt mỏi về mặt thể chất. Khi em bé mới thành hình, cơ thể mẹ sẽ cần rất nhiều chất dinh dưỡng cũng như chất béo chuyển hóa cung cấp cho quá trình phát triển của thai nhi. Sự xuất hiện của hormone progesterone khiến tim hoạt động mạnh mẽ hơn, từ đó gia tăng nhiệt độ cơ thể lên khoảng 0.5 đến 1 độ C. Do đó, mẹ bầu nên chú trọng nghỉ ngơi dưỡng sức vào giai đoạn này.
5. Rối loạn tiểu tiện
Nếu các chị em phát hiện rằng mình đột nhiên hay đi tiểu nhiều hơn so với thường ngày, hãy nghĩ ngay đến việc có thai. Nguyên nhân của hiện tượng buồn tiểu liên tục là sự xuất hiện của thai nhi bên trong thành tử cung chèn ép lên các bộ phận bài tiết như bàng quang và bọng đái.
6. Dương tính với thử máu và nước tiểu
Vào khoảng từ 7 đến 10 ngày sau khi quan hệ, người phụ nữ đã có thể xác định được kết quả mang thai bằng việc sử dụng các loại que thử thai hoặc đi xét nghiệm máu. Dựa vào hàm lượng hormone HCG, nếu que thử hiện hai vạch có nghĩa là bạn đã có tin mừng.
Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn đọc về thông tin chướng bụng có phải có thai không? Hi vọng bạn đọc sẽ tìm được đáp án thỏa đáng cho bản thân. Với những chị em có triệu chứng chướng bụng khi mang thai hãy chú ý theo dõi bản thân, bồi bổ cơ thể để khỏe mẹ khỏe bé. Nếu bạn bạn đọc còn bất cứ thắc mắc gì về sức khỏe hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.