Bệnh trĩ nặng là gì? Tìm hiểu sớm tránh biến chứng nguy hiểm
Bệnh trĩ nặng là gì? Bệnh trĩ xuất hiện khi tĩnh mạch bị sưng ở phần thấp của trực tràng và hậu môn. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn không phát hiện được mức độ bệnh cho đến khi nó trở nặng. Vậy triệu chứng nào giúp bệnh nhân nhận biết bệnh trĩ nặng? Cách khắc phục nào tối ưu nhất? Theo dõi nội dung dưới đây để biết lời giải đáp chính xác.
Tìm hiểu bệnh trĩ nặng là gì?
Bệnh trĩ nặng là gì? Bệnh trĩ nặng (giai đoạn trĩ ngoại độ 3, trĩ 4) được xem là hậu quả của việc điều trị bệnh không đúng cách từ giai đoạn nhẹ (giai đoạn 1, 2). Hoặc do phát hiện bệnh khi đã quá muộn. Lúc này, người bệnh đại tiện ra máu nhiều hơn, búi trĩ sưng to và sa hẳn ra ngoài không đẩy lên được, gây đau đớn vô cùng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nặng
Bệnh trĩ nặng là gì đã có lời giải đáp. Trong đó, dấu hiệu nhận thấy dễ nhất của trĩ là đau rát hậu môn, chảy máu khi đại tiện. Vậy dấu hiệu giai đoạn nặng của bệnh có khác gì so với giai đoạn nhẹ. Nhận biết sớm để điều trị kịp thời.
- Tắc mạch búi trĩ nội: Bệnh nhân có cảm giác đau sâu ở bên trong trực tràng và hậu môn. Có cảm giác vật thể lạ nằm trong ống hậu môn. Khi ấn tay vào thành trực tràng có thể cảm nhận một khối cứng và có ranh giới rõ ràng với vùng xung quanh.
- Tắc mạch trĩ ngoại: Có thể tạo nên một bọc máu hoặc có hiện tượng máu đông trong lòng mạch máu. Khiến vùng hậu môn sung huyết, đau đớn.
- Trĩ sa nghẹt: Là hiện tượng búi trĩ hay vòng trĩ bị sa ra ngoài. Mạch máu có thể bị phù nề, không thể tự thụt vào trong lòng trực tràng.
- Viêm nhiễm hậu môn: Nhiễm khuẩn có thể xuất hiện ở búi trĩ, khe hậu môn và khe nhú nằm bên trên đường lược. Triệu chứng nhận biết dễ nhất là cảm giác nóng rát, co thắt cơ hậu môn.
- Bội nhiễm: Nếu búi trĩ lòi ra bên ngoài và chảy máu liên tục có thể dẫn tới bội nhiễm. Vì vi khuẩn của phân và nước tiểu nhiễm vào búi trĩ và gây bệnh.
Các biến chứng nguy hiểm từ bệnh trĩ nặng
Ngoài việc quan tâm bệnh trĩ nặng là gì, người bệnh còn thắc mắc biến chứng nguy hiểm từ bệnh trĩ nặng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, cuộc sống, tinh thần… bệnh nhân. Cụ thể:
- Thiếu máu
Chảy máu liên tục sau mỗi lần đại tiện, người bệnh cần cảnh giác với những biến chứng: chóng mặt, mệt mỏi, thiếu sức sống, da xanh xao, kém tập trung, chóng váng…
- Trĩ vòng
Khi búi trĩ ở trên và dưới đường lược kết hợp tạo thành búi trĩ lớn, sa ra ngoài ống hậu môn, kéo niêm mạc trực tràng sa xuống. Trĩ vòng có cấu trúc phức tạp, bắt buộc phải can thiệp ngoại khoa để cắt bỏ.
- Hoại tử búi trĩ
Búi trĩ sưng đau nghiêm trọng, ứ mủ, bốc mùi hôi, khó chịu… Nếu không xử lý kịp thời, hoại tử búi trĩ sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề.
- Viêm nhiễm, lở loét hậu môn
Búi trĩ sa ra ngoài sẽ tiết nhiều dịch gây ngứa, khó chịu. Khiến vi khuẩn, nấm,… có cơ hội tấn công vào hậu môn. Khiến khu vực này viêm nhiễm, lở loét.
- Nhiễm trùng máu
Biến chứng này xuất hiện khi bị nhiễm trùng hậu môn. Gãi ngứa khiến vết thương hở ở ngoài hậu môn dẫn tới tình trạng bội nhiễm, lở loét da, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng máu.
- Sa nghẹt trĩ
Búi trĩ sa ra ngoài cửa hậu môn, có thể bị cơ vòng hậu môn chèn ép quá mức. Dù máu vẫn bơm vào búi trĩ nhưng không thông ra ngoài được khiến búi trĩ sưng phồng, không thụt lên được.
- Tắc mạch trĩ
Người bị tắc mạch trĩ thường đau đớn dữ dội, bên trong búi trĩ hình thành cục máu đông màu xanh hoặc đen.
- Suy giảm chức năng hậu môn
Khi bị trĩ nặng, hoạt động cơ co thắt ở hậu môn bị ảnh hưởng, khiến người bệnh không thể tự chủ trong việc đại tiện, hay bị són phân.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ở nữ giới
Vùng kín nữ có cấu tạo mở và nằm rất gần hậu môn, nên vi khuẩn có thể lây lan sang gây nhiễm trùng phụ khoa.
- Mắc bệnh về da
Dịch nhầy tiết ra từ búi trĩ có thể khiến vùng da quanh hậu môn bị kích ứng. Từ đó dẫn tới viêm da, ngứa, nổi mẩn,…
Cách điều trị bệnh trĩ nặng hiệu quả và triệt để
Người bệnh không chỉ thắc mắc bệnh trĩ nặng là gì, họ còn quan tâm cách điều trị căn bệnh này như thế nào cho hiệu quả. Có thể nói, lựa chọn ưu tiên với bệnh trĩ nặng là phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ: Loại bỏ hoàn toàn tĩnh mạch trĩ phình giãn, cải thiện sa niêm mạc trực tràng, ổn định cấu trúc ống hậu môn…
Mời bạn tham khảo “Top 5 Bác sĩ chữa bệnh trĩ giỏi ở Hà Nội” mà chúng tôi đã từ đề cập đến trước đây.
Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc can thiệp với trường hợp mong muốn trì hoãn phẫu thuật. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng giảm đau, giảm viêm, hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ…
1. Chữa bệnh trĩ tận gốc bằng phương pháp ngoại khoa
Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ là lựa chọn ưu tiên đối với trường hợp bệnh trĩ nặng. Đặc biệt là trường hợp đã phát sinh biến chứng hoại tử, sa nghẹt búi trĩ, sa niêm mạc trực tràng, trĩ vòng…
Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đã và đang áp dụng thành công phương pháp đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II trong việc xử lý triệt để búi trĩ, tránh biến chứng nguy hiểm,…
Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II là một trong những kỹ thuật cắt trĩ hiện đại, được áp dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp này chỉ gây đau nhẹ, thậm chí không đau trong quá trình diễn ra thủ thuật.
Đồng thời, ít xâm lấn mô, thời gian lành vết thương và hồi phục nhanh. Giảm nhanh lưu lượng máu trên búi trĩ bằng cách làm đông mạch máu, kích thích hình thành mô sẹo ở tĩnh mạch. Cắt đứt nguồn máu nuôi dưỡng, cắt bỏ tận gốc búi trĩ…
2. Biện pháp trì hoãn phẫu thuật bằng thuốc tây y
Đối với trường hợp bệnh nhân mong muốn trì hoãn phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc tây y:
- Sử dụng thuốc mỡ/thuốc đạn để giảm viêm, bảo vệ niêm mạc ống hậu môn và giảm ma sát khi đại tiện
- Dùng thuốc tăng trương lực tĩnh mạch nhằm tăng độ bền của mạch máu, hạn chế tình trạng xuất huyết và biến chứng tắc mắc, vỡ búi trĩ…
- Thuốc điều hòa nhu động ruột được sử dụng nhằm làm giảm tần suất đại tiện, làm mềm phân, hạn chế tình trạng đại tiện ra máu…
Lưu ý: Có thể nói, bài thuốc tây y cho kết quả rất hạn chế và chỉ được áp dụng cho bệnh trĩ giai đoạn 1, 2. Đến giai đoạn 3, 4 việc dùng thuốc chỉ hạn chế triệu chứng, hoàn toàn không trị dứt điểm bệnh trĩ.
Lối sống lành mạnh cho người bệnh trĩ nặng
Bệnh trĩ nặng là gì và phương pháp điều trị hiệu quả đã có lời giải đáp rõ ràng. Ngoài ra, thực hiện lối sống lành mạnh là yếu tố quan trọng phòng ngừa trĩ nặng thêm, ngăn ngừa biến chứng sau thủ thuật và hạn chế nguy cơ tái phát…
- Tránh tuyệt đối hoạt động tăng áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng như tập thể dục quá mức, ngồi xổm, lao động nặng, mang vác vật cồng kềnh… Ngoài ra, bệnh nhân nên thay đổi một số thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, cà phê, thức ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ…
- Tăng cường chất xơ, nước, vitamin,… vào chế độ ăn hàng ngày. Thành phần này giúp làm giảm tình trạng táo bón, điều hòa nhu động ruột, hạn chế ma sát lên búi trĩ khi đại tiện.
- Trường hợp trĩ là hệ quả của bệnh tiểu đường, gút, giãn tĩnh mạch, cần kết với điều trị bệnh lý nguyên nhân để hạn chế nguy cơ tái phát.
- Nên nghỉ ngơi khoảng vài ngày sau phẫu thuật. Đồng thời vệ sinh vết mổ đúng cách và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Sau mổ, nên giảm lượng thức ăn, ăn chậm, nhai kỹ, ưu tiên món ăn mềm, lỏng, ít gia vị… để tránh gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa, giảm ma sát lên vết mổ khi đại tiện.
- Thông báo với bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường trong giai đoạn hậu phẫu như hậu môn sưng nề, đau nhức, tiết dịch, chảy máu kéo dài…
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ nặng là gì? Cách nhận biết triệu chứng và phương pháp điều trị. Để được đề xuất hướng điều trị thích hợp với tình trạng sức khỏe và khả năng tài chính, nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.
Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết của Phòng khám Hậu môn trực tràng. Các thông tin của chúng tôi mang tính tham khảo, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.