Trĩ nội cấp độ 3: Tác hại và cách điều trị hiệu quả nhất
Trĩ nội cấp độ 3 thuộc giai đoạn nặng của bệnh trĩ nội, diễn biến phức tạp và dễ phát sinh biến chứng. Thực tế, trĩ nội độ 3 việc điều trị gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi người bệnh kiên trì trong thời gian dài. Thông thường, điều trị ưu tiên với giai đoạn này là thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và can thiệp thủ thuật ngoại khoa.
I. Tổng quan về bệnh trĩ nội cấp độ 3
Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ dựa theo mức độ sa của búi trĩ. Đối với trĩ nội cấp độ 3, búi trĩ có kích thước tương đối lớn, thường xuyên sa ra ngoài ống hậu môn, gây vướng víu, phiền toái trong sinh hoạt và làm việc.
So với trĩ nội độ 1, 2, trĩ nội độ 3 thuộc mức độ nặng, cần điều trị càng sớm càng tốt. Giai đoạn này, bệnh dẫn tới một số biến chứng như thiếu máu mãn tính, sa nghẹt búi trĩ, yếu cơ thắt hậu môn, viêm nhiễm…
Triệu chứng nhận biết trĩ nội độ 3:
- Búi trĩ có kích thước lớn, sa ra ngoài hậu môn khi ngồi xổm, đại tiện
- Búi trĩ không thể tự thụt vào bên trong ống hậu môn – trực tràng, phải dùng tay đẩy vào
- Bề mặt búi trĩ dày, thô, có màu đỏ sẫm
- Xuất huyết khi đại tiện ở mức độ nghiêm trọng, mất nhiều thời gian để cầm máu
- Búi trĩ chảy máu thường xuyên do ma sát với quần áo, vận động mạnh…
- Cảm giác đau, vướng víu, khó chịu khi ngồi, đi lại…
- Xuất hiện một số dấu hiệu thức phát do sa búi trĩ lâu ngày như ướt đũng quần, xì hơi không tự chủ…
II. Bệnh trĩ nội độ 3 nguy hiểm như thế nào?
Bệnh trĩ nội cấp độ 3 nguy hiểm như thế nào? Ở giai đoạn này, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, búi trĩ có xu hướng gia tăng kích thước, gây đau, ngứa, viêm đỏ, phát sinh hàng loạt biến chứng nặng nề… Cụ thể:
- Thiếu máu mãn tính: Tình trạng thiếu máu thường xuất hiện ở trĩ nội độ 3, trĩ nội độ 4. Dù không nguy hiểm sức khỏe nhưng thiếu máu có thể khiến thể trạng uể oải, xanh xao, rụng tóc, thiếu sức sống, giảm khả năng tập trung, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt…
- Viêm nhiễm hậu môn: Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm hậu môn. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng viêm nhiễm có thể gây hoại tử búi trĩ.
- Sa nghẹt búi trĩ: Biến chứng này xảy ra khi búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên, bị nghẹt do cơ thắt hậu môn co thắt quá mức. Hoạt động co thắt làm gián đoạn quá trình tuần hoàn máu, dẫn tới viêm, phù nề, đau nhức dữ dội…
- Tăng nguy cơ hình thành trĩ vòng: Trĩ vòng gây sa cả niêm mạc trực tràng, khiến quá trình điều trị phức tạp, khó khăn. Đặc biệt, phẫu thuật cắt bỏ trĩ vòng tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng.
Kết luận: So với giai đoạn đầu, trĩ nội độ 3 có mức độ nghiêm trọng và tiến trình phát triển phức tạp. Ngoài ra, tình trạng sa búi trĩ thường xuyên còn ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, lao động, học tập, tâm lý… bệnh nhân. Vì vậy, khi được chẩn đoán mắc bệnh trĩ nội độ 3, cần tiến hành chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
III. Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội độ 3 phổ biến
Đối với bệnh trĩ nội cấp độ 3, điều trị ưu tiên là thay đổi lối sống, sử dụng thuốc để giảm kích thước búi trĩ. Khi búi trĩ được thu nhỏ, bác sĩ tiến hành thủ thuật xâm lấn nhằm cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ.
1. Chữa bệnh trĩ nội độ 3 tại nhà
Chữa bệnh trĩ nội độ 3 tại nhà nhằm hỗ trợ hiệu quả các phương pháp điều trị y tế. Đồng thời, ngăn chặn táo bón, giảm áp lực lên búi trĩ khi đại tiện, ngăn chặn sự phát triển của bệnh… Các giải pháp điều trị tại nhà:
- Giữ vệ sinh hậu môn đúng cách để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử búi trĩ. Có thể ngâm với nước muối ấm sau khi đại tiện để cầm máu, làm sạch ống hậu môn.
- Bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nên uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên để hạn chế táo bón, làm mềm phân, giảm đau rát, chảy máu khi đại tiện…
- Thay đổi thói quen xấu như: sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, uống cà phê, mang vác vật nặng, thường xuyên ngồi xổm, dung nạp vào cơ thể quá nhiều thức ăn nhanh và nhóm thực phẩm gây táo bón…
- Tránh thức khuya và căng thẳng quá mức. Thói quen này có thể làm chậm nhu động ruột, tăng nguy cơ táo bón, gây chảy máu nhiều khi đại tiện…
- có thể sử dụng một số thuốc thảo dược tự nhiên như lá trầu không, ngải cứu, diếp cá, nghệ… Nhằm hỗ trợ viêm đỏ, ngứa, sự phát triển quá mức của hại khuẩn.
Kết luận: Mặc dù không có khả năng chữa trị triệt để nhưng các mẹo tại nhà có vai trò quan trọng hỗ trợ giảm triệu chứng của bệnh trĩ nội độ 3. Vì vậy, nên phối hợp các mẹo này với phương pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ để thúc đẩy tốc độ hồi phục của bệnh cũng như rút ngắn thời gian điều trị.
Xem thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì? Top 4 nhóm thực phẩm không thể bỏ qua
2. Thuốc tây y chữa bệnh trĩ nội độ 3
Đối với trĩ nội cấp độ 3, sử dụng thuốc không thể làm tiêu biến hoàn toàn búi trĩ. Chỉ có tác dụng giảm triệu chứng và hỗ trợ co búi trĩ. Bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc trong 30 – 45 ngày để thu nhỏ kích thước búi trĩ trước khi can thiệp thủ thuật xâm lấn.
- Thuốc chứa flavonoid: Thuốc chứa flavonoid (Hesperidin) được sử dụng với mục đích: giảm tính thấm của mao mạch, làm bền thành mạch, hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ, hạn chế tình trạng đại tiện ra máu…
- Thuốc bôi, thuốc đặt: Sử dụng trong điều trị bệnh trĩ, chứa hoạt chất hydrocortisone và lidocain hoặc benzocaine. Tác dụng: chống viêm, gây tê, giảm đau. Ngoài ra, thuốc bôi và thuốc đặt còn chứa Glycerin nhằm bôi trơn, bảo vệ ống hậu môn, giảm ma sát lên búi trĩ khi đại tiện.
- Thuốc co mạch: Sử dụng trước khi can thiệp thủ thuật xâm lấn nhằm tăng hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ trĩ tái phát. Các loại thuốc co mạch gồm: Norepinephrine, Phenylephrine và Epinephrine. Tác dụng: giảm lưu lượng máu, thu nhỏ kích thước búi trĩ. Tác dụng phụ: thuốc gây mất ngủ, căng thẳng, tăng huyết áp nhẹ.
Kết luận: Thực tế, sử dụng thuốc tây y ở giai đoạn trĩ nội độ 3 cho kết quả rất hạn chế. Thêm nữa, hầu hết thuốc tây y đều để lại tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
IV. Trĩ nội độ 3 có nên áp dụng thủ thuật ngoại khoa?
Trĩ nội cấp độ 3 có nên áp dụng thủ thuật ngoại khoa là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Trĩ nội độ 3 có thể can thiệp thủ thuật ngoại khoa nếu không có đáp ứng với biện pháp nội khoa, mẹo tại nhà… Đặc biệt, can thiệp thủ thuật ngoại khoa được cân nhắc với trường hợp:
- Búi trĩ sa ra ngoài gây khó chịu, đau rát, ngứa dai dẳng
- Xuất hiện biến chứng yếu cơ thắt hậu môn, thiếu máu mãn tính, búi trĩ sa nghẹt, phù nề, viêm, hoại tử, hình thành huyết khối
- Đi kèm tình trạng viêm quanh hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn
- Sa búi trĩ kết hợp niêm mạc trực tràng
Hiện nay, có một phương pháp ngoại khoa được áp dụng mang lại hiệu quả cao, triệt để là: đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.
Phương pháp này được Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng áp dụng. Nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân, sự đánh giá cao từ giới chuyên môn. Với những ưu điểm vượt trội so với phương pháp truyền thống:
- Hạn chế đau đớn và chảy máu
- Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nên không ảnh hưởng mô lành tính lân cận, khu vực tổn thương nhỏ, vết thương không quá lớn, thời gian hồi phục vết thương nhanh, không để lại sẹo xấu…
- Tỷ lệ biến chứng và tái phát gần như bằng 0
- Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc tây y, thanh lọc cơ thể, tiêu viêm, nhuận tràng,…
Như vậy, bệnh trĩ nội cấp độ 3 có mức độ nghiêm trọng hơn so với trĩ nội độ 1, độ 2. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh sẽ chuyển biến xấu, dẫn tới nhiều biến chứng nặng nề. Nếu phát hiện triệu chứng của trĩ nội, cần chủ động thăm khám bác sĩ để có hướng chữa trị kịp thời. Mọi chi tiết liên hệ hotline để được giải đáp miễn phí.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.