Mắc Trĩ Sau Sinh – Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả
Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo các sản phụ sau sinh có nguy cơ mắc trĩ. Bởi trong suốt thai kỳ, đặc biệt là quá trình sinh nở phụ nữ phải dùng sức quá nhiều, tạo áp lực lớn cho vùng hậu môn, từ đó hình thành các búi trĩ.
Mắc trĩ sau sinh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người mẹ. Tuy nhiên, lúc này để an toàn hơn với phụ nữ đang cho con bú, phương pháp ưu tiên sẽ là điều trị nội khoa bảo tồn. Một số trường hợp đặc biệt, mức độ trĩ quá nặng sẽ cần can thiệp phẫu thuật gấp.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ hình thành do sự giãn quá mức của hệ thống tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn. Trong quá trình sinh nở, nữ phải dùng hết sức lực để rặn em bé ra, điều này vô tình đã gây áp lục lớn cho các khối tĩnh mạch hậu môn. Các búi tĩnh mạch này bị giãn nở, tĩnh mạch trở nên phình to và ứ máu gây ra tình trạng sản phụ bị mắc trĩ sau sinh.
Bệnh trĩ chủ yếu có 3 loại:
- Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), được gọi là trĩ ngoại.
- Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội.
- Trĩ kết hợp: Là tình trạng các búi trĩ nội thò ra ngoài chen lấn các búi trĩ ngoại. Khiến chân các búi trĩ bị đan xéo lẫn lộn gây khó khăn cho việc điều trị.
Bệnh trĩ chia ra làm 4 cấp độ với mức độ sa búi trĩ khác nhau cụ thể như:
- Trĩ độ 1: Đi đại tiện thấy ra máu, búi trĩ vẫn chưa sa ra ngoài.
- Trĩ độ 2: Búi trĩ bị sa ra khi đại tiện nhưng tự co lại được.
- Trĩ độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài, không tự co được mà phải dùng tay đẩy vào.
- Trĩ độ 4: Búi trĩ thường trực ở hậu môn, dễ bị nhiễm trùng.
Tại sao phụ nữ dễ bị mắc trĩ sau sinh?
Một số nguyên nhân chủ yếu khiến phụ nữ dễ mắc trĩ sau sinh như:
- Đã bị trĩ trước hoặc trong lúc mang thai: phụ nữ bị mắc trĩ trước khi mang thai, sau sinh nở có xu hướng diễn biến nặng hơn và gây những biến chứng như chảy máu, thuyên tắc búi trĩ, viêm phù nề búi trĩ. Ngoài ra, trong thai kỳ, nồng độ progesterone của mẹ bầu tăng cao cáng khiến tĩnh mạch bị giãn ra và ứ máu, Dẫn đến tình trạng bệnh trĩ tái phát.
- Trọng lượng của thai nhi: Những tháng cuối thai kỳ, thai nhi lớn sẽ gây chèn ép và cản trở đường về của các tĩnh mạch làm cho các đám rối trĩ bị căng phồng lên hình thành trĩ
- Rặn nhiều khi sinh nở: Trong quá trình chuyển dạ, việc mẹ bầu rặn đẻ không đúng cách, tử cung mở to, đã làm tăng thêm áp lực lên vùng tiểu khung khiến cho búi trĩ dễ bị sa ra ngoài.
- Giảm cân sau sinh không khoa học: Sau sinh, phụ nữ bắt đầu áp dụng các chế độ kiêng ăn khác, tập thể dục quá sức để ép cân. Một số chế độ ăn kiêng không phù hợp, ví dụ như ăn ít rau xanh hơn, hay ít uống nước đi, hoặc tập thể dục quá sức với các bài tập ở phần dưới cũng sẽ làm cho bệnh trĩ nặng hơn
- Táo bón: Bị mắc chứng táo bón sau khi sinh với tần suất thường xuyên có nguy cơ bị trĩ. Khi các búi trĩ lớn lên nhiều sẽ bị sa ra ngoài hậu môn, thường gọi là trĩ nội sa.
- Sản phụ bị mắc một số bệnh lý khác: Phụ nữ bị viêm phế quản mãn tính hay bị dãn phế quản … sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng điều này làm cho nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ sau sinh
Sản phụ mắc trĩ sau sinh sẽ bị giới hạn các phương pháp điều trị hơn so với những người bệnh bình thường. Các mẹ bầu nên quan sát dấu hiệu bất thường của bệnh để phát hiện kịp thời, điều trị bằng phương pháp nội khoa để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu để các búi trĩ tiến triển quá phức tạp, bác sĩ sẽ phải chỉ định phẫu thuật, ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm con nhỏ của bạn.
Một số dấu hiệu đặc trưng giúp các mẹ bầu sớm nhận biết bệnh trĩ như:
- Đi đại tiện ra máu
Bệnh trĩ ở giai đoạn đầu có những biểu hiện rất âm thầm, các mẹ bầu nên chú ý quan sát. Đại tiện ra máu là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh trĩ, tuy nhiên đối với trĩ cấp độ một hiện tượng này chưa rõ ràng, bạn chỉ có thể quan sát thấy một chút máu thấm trên giấy vệ sinh.
Khi các búi trĩ phát triển càng lớn, tình trạng đại tiện ra máu càng rõ ràng và nghiêm trọng. Có khi máu chảy thành từng giọt, từng dòng có thể khiến mẹ bầu bị thiếu máu cấp tính, chóng mặt, đau đầu…
- Ngứa hậu môn
Hình thành các búi trĩ khiến vùng hậu môn tăng tiết dịch, ẩm ướt. Đồng thời khi đi đại tiện các búi trĩ bị cọ sát dễ trầy xước là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập tấn công gây viêm nhiễm, biểu hiện với tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy hậu môn.
- Khối sưng đau hậu môn
Tình trạng sưng đau hậu môn thường xuất hiện khi các búi trĩ ngoại bị thuyên tắc hay khối trị nội bị sa, gây tắc nghẽn mạch.
Các mẹ bỉm sữa có thể dễ dàng nhận thấy ở xung quanh hậu môn xuất hiện một hoặc nhiều khối sưng có hình dạng như bông hoa. Những khối sinh này sẽ khiến các mẹ cảm thấy đau đớn khó chịu, đặc biệt là khi ngồi xuống.
- Sa búi trĩ
Sa búi trĩ thường là dấu hiệu xuất hiện cuối cùng và phụ thuộc vào thể trạng của nữ giới. Thông thường, bệnh trĩ cấp độ 3 và 4 sẽ thấy búi trĩ sa ra ngoài và không thể đẩy vào được. Khi búi trĩ tiến triển đến mức độ này người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau, đặc biệt đau rát khi đi đại tiện. Nhiều trượng nhịn đi đại tiện vì sợ đau rát.
Mắc trĩ sau sinh có thể tự khỏi hay không?
Mắc trĩ sau sinh không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế mà nói, vì tâm lý chủ quan bận rộn chăm con nhỏ, các mẹ bầu thường cố gắng chịu đựng. Dó đó không ít sản phụ khi đến thăm khám đã ở trong tình trạng nặng có biến chứng phải phẫu thuật cắt trĩ.
Vì vậy , ngay khi có các dấu hiệu sớm của bệnh, mẹ bỉm sữa nên lập tức đi thăm khám tại bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá, kết luận về tình trạng trĩ. Từ đó có phương án điều trị sớm, hiệu quả sẽ cao hơn, đơn giản hơn.
Các phương pháp điều trị mắc trĩ sau sinh
Việc điều trị mắc trĩ sau sinh, phương pháp ưu tiên đầu tiên là điều trị nội khoa không can thiệp và giảm thiểu tối đa sử dụng thuốc để an toàn cho nguồn sữa của mẹ, trong thời kỳ cho con bú.
Một số trường hợp sản phụ có tình trạng bệnh trĩ nặng gây biến chứng như: chảy máu cấp tính, tắc nghẽn búi trĩ, hoại tử búi trĩ… bắt buộc phải phẫu thuật. Đối với trĩ cấp độ 2, 3 và 4 hoặc trĩ hỗn hợp, các mẹ thường được bác sĩ chỉ định phẫu thuật HCPT II. Phương pháp với ưu điểm không gây đau, hạn chế mất máu, thời gian phẫu thuật nhanh không cần nằm viện, thời gian hồi phục nhanh và ít tái phát.
Phương pháp HCPT II có tỷ lệ điều trị dứt điểm trên 90%, đang được áp dụng ở các bệnh viện lớn để điều trị bệnh trĩ. Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cũng là đơn vị y tế tư nhân đã đi đầu trong việc ứng dụng phương pháp HCPT II vào điều trị trĩ, đạt hiệu quả trên 90%.
Các giải pháp phòng ngừa mắc trĩ sau sinh
Tình trạng mắc trĩ sau chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân trong giai đoạn thai kỳ thường xuyên bị táo bón. Vì thế để hạn chế nguy cơ bị trĩ sau sinh, mẹ bầu trong quá trình mang thai, cần có những biện pháp phòng ngừa táo bón.
Dưới đây là một số giải pháp phòng ngừa táo bón hữu ích dành cho nữ giới tham khảo thêm:
- Bổ sung đầy đủ chất xơ trong suốt thai kỳ và sau khi sinh bằng các loại trái cây, rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc như: lê,táo,rau cải, bông cải, đậu xanh, đậu nành, yến mạch, gạo lứt, hạt óc chó, hạt điều…
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nước sẽ được chất thải hấp phụ, làm mềm phân, giảm áp lực rặn khi đi đại tiện, từ đó cải thiện tình trạng táo bón.
- Đi tiểu khi có nhu cầu vì việc nhịn tiểu có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón.
- Không nên ngồi hoặc đứng liên tục trong thời gian dài. Nếu tính chất công việc đặc thù phải đứng hoặc ngồi nhiều, hãy dành một vài phút để thay đổi tư thể, vận động nhẹ nhàng. Các chuyên gia khuyến cáo không nên ngồi, đứng giữ nguyên 1 tư thể quá lâu trên 1 tiếng đồng hồ.
- Khi đi ngủ hay nằm nghiêng để hạn chế gây áp lực lên các tĩnh mạch dưới trực tràng.
Ngoài ra, các mẹ bầu cần lưu ý không nên làm một số điều sau để hạn chế khả năng bị mắc trĩ sau sinh:
- Tuyệt đối không bưng bê, mang, vác các vật nặng. Để hạn chế áp lực cho khu vực vùng chậu và bụng.
- Nếu có triệu chứng ngứa rát hậu môn không nên gãi làm da bị trầy xước, ảnh hưởng đến các tĩnh mạch, tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn
- Không nên tăng cân quá nhiều. Bới trọng lượng cơ thể tăng nhiều sẽ gây ra nhiều áp lực cho hậu môn – trực tràng.
- Không nên ăn những thực phẩm có nhiều muối, quá mặn hoặc quá cay.
- Thiết lập và duy trì thói quen luyện tập thể dục mỗi ngày. Hãy lựa chọn những bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ để giúp máu lưu thông tốt và cải thiện tình trạng tiêu hóa.
Với những gợi ý về cách ngăn ngừa mắc trĩ sau sinh, hi vọng các mẹ bầu có thêm một vài kinh nghiệm để phòng bệnh. Song song với đó, nếu mẹ bầu nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ, cần đi khám và điều trị bệnh sớm nhất để tránh biến trứng tăng khả năng hồi phục, không gây ảnh hưởng cho quá trình chăm con nhỏ.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.