Bệnh rò hậu môn ở trẻ em và những điều bố mẹ cần biết
Bệnh rò hậu môn ở trẻ em không hiếm gặp, là tình trạng nhiễm khuẩn hậu môn mãn tính. Bệnh xuất hiện tại vùng cạnh hậu môn, đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh nếu bố mẹ không phát hiện và đưa con đi thăm khám sớm. Dưới đây là tổng hợp các thông tin chi tiết dành cho bố mẹ về bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh.
Bệnh rò hậu môn ở trẻ em là như thế nào?
Bệnh rò hậu môn ở trẻ em, nhất là ở trẻ sơ sinh thường xảy ra khi ổ apxe quanh hậu môn bị tái phát. Tình trạng các khe nhú trong đường lược bị nhiễm trùng gây viêm nhiễm, sau đó tích mủ tại các tuyến giữa hai cơ thắt trực tràng, theo thời gian sẽ phá miệng ra vùng da quanh hậu môn và hình thành lỗ rò.
1. Nguyên nhân bệnh rò hậu môn ở trẻ em
Bệnh rò hậu môn rất hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trẻ em bị rò hậu môn không phải do người chăm sóc gây tổn thương mà đa số được bắt nguồn từ các ổ apxe hậu môn không được điều trị hình thành nên.
Apxe hậu môn là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính, hình thành khối sưng mưng mủ tại vùng cạnh hậu môn. Khi khối apxe vỡ mủ phá ra da bên ngoài tạo thành lỗ rò và đường rò nối thông niêm mạc ống hậu môn. Bên cạnh đó, trẻ bị táo bón lâu ngày cũng có thể khiến hậu môn bị rách, dễ dẫn đến rò hậu môn.
2. Phân loại rò hậu môn ở trẻ sơ sinh
Bệnh rò hậu môn ở trẻ em chia thành nhiều phân loại khác nhau:
- Rò hậu môn hoàn toàn: Lỗ rò nối thông từ trong ra ngoài.
- Rò hậu môn không hoàn toàn: Đường rò chỉ bao gồm 1 lỗ rò.
- Rò hậu môn phức tạp (rò móng ngựa): Đường rò ngoằn ngoèo với nhiều ngóc ngách, có nhiều lỗ rò thông ra bên ngoài da.
- Rò hậu môn đơn giản: Đường rò không nhiều ngóc ngách, không có nhiều lỗ rò.
- Rò trong cơ thắt (rò nông).
- Rò qua cơ thắt.
- Rò ngoài cơ thắt.
Nhận biết bệnh rò hậu môn ở trẻ em như thế nào?
Triệu chứng bệnh rò hậu môn ở trẻ em cũng tương tự triệu chứng bệnh rò hậu môn. Bố mẹ có thể quan sát nếu thấy con có các biểu hiện dưới đây nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm nhất.
- Xuất hiện khối sưng cứng, mưng mủ ở vùng da quanh hậu môn. Khối mủ này sưng và tái phát lại nhiều lần, chảy dịch vàng khiến trẻ đau đớn.
- Trẻ thấy khó chịu, quấy khóc, ngứa ngáy ở hậu môn, nhất là khi đi đại tiện.
- Sau khi ổ sưng cứng chảy mủ rất khó liền vì tái phát nhiều lần, để lâu một thời gian sẽ hình thành lỗ rò, chảy mủ hôi thối, thậm chí có thể rò rỉ phân qua lỗ rò.
- Kích ứng da quanh vị trí lỗ rò, sưng đỏ, nóng rát cần phải điều trị sớm.
- Trẻ sốt cao, bỏ ăn, cơ thể ớn lạnh mệt mỏi…
Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có tự khỏi được không?
Các bác sĩ cho biết, bệnh rò hậu môn ở trẻ em không thể tự hết, lỗ rò không thể tự đóng nếu không điều trị. Tình trạng nhiễm trùng sẽ càng tiến triển xấu đi nên bố mẹ cần hết sức lưu ý đưa con đi thăm khám bác sĩ sớm.
Tình trạng viêm nhiễm lâu ngày cùng sự hình thành và phát triển của lỗ rò hậu môn có thể dẫn đến việc tái phát nhiều lần, thậm chí hình thành tế bào ung thư hậu môn. Việc kéo dài rò hậu môn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển của con. Để điều trị bệnh rò hậu môn cho trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp chiếu để xác định tình trạng đường rò nặng hay nhẹ. Tiếp đến là tiến hành vệ sinh hậu môn rồi ngâm trong dung dịch providine iod pha loãng giúp sát trùng rồi mới tiếp tục điều trị chính.
Điều trị bệnh rò hậu môn ở trẻ em
Như đã chia sẻ, để điều trị bệnh rò hậu môn ở trẻ em trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành ngâm hậu môn cho trẻ khi đang bị apxe chưa hoá mủ, rò hậu môn sau phẫu thuật. Việc này sẽ được thực hiện sau mỗi lần trẻ đại tiện và sau khi vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
Việc điều trị rò hậu môn ở trẻ em sẽ được chỉ định cụ thể tuỳ thuộc vào lứa tuổi của trẻ.
- Đối với trẻ sơ sinh
Không bắt buộc phải cố gắng điều trị cụ thể đường rò hậu môn. Việc điều trị lúc này cần tập trung khắc phục triệu chứng khối apxe cạnh hậu môn, bao gồm việc kháng viêm, chườm ấm, chích rạch nếu cần và chăm sóc vết thương.
Nếu khối apxe tái phát, bác sĩ sẽ tiếp tục tiến hành điều trị tương tự như trên. Việc cố gắng điều trị y tế hoặc phẫu thuật khi trẻ còn quá nhỏ có thể ảnh hưởng lớn đến cấu trúc cơ thắt hậu môn và điều này không thực sự cần thiết.
- Đối với trẻ trên 2 tuổi
Tình trạng apxe cạnh hậu môn tái phát nhiều lần và hình thành lỗ rò, việc điều trị phẫu thuật cần thực hiện nhằm giải quyết dứt điểm viêm nhiễm, nhiễm trùng.
Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán, xác định chính xác lỗ rò vì nếu không tìm thấy và phá bỏ hết đường rò, tình trạng nhiễm trùng sẽ tiếp tục tái phát nhiều lần. Tổ chức quanh hậu môn dễ trở nên xơ sẹo và việc phẫu thuật điều trị về sau sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Quá trình điều trị bệnh rò hậu môn ở trẻ nhỏ tương đối phức tạp, đòi hỏi bố mẹ cần chăm sóc hậu phẫu cẩn thận và bệnh vẫn có nguy cơ tái phát. Do đó, bố mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa lớn, bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm để điều trị.
Biện pháp phòng ngừa bệnh rò hậu môn ở trẻ em
Dù tình trạng bệnh rò hậu môn ở trẻ em nặng hay nhẹ đều có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự phát triển của trẻ. Do đó, bố mẹ cần hết sức lưu ý trong cách chăm sóc và chủ động phòng ngừa bệnh lý này cho trẻ với các biện pháp dưới đây:
- Vệ sinh vùng hậu môn hàng ngày đúng cách cho trẻ.
- Thường xuyên thay tác, chỉ mang cho trẻ khi đã lau khô hậu môn để tránh tạo môi trường ẩm ướt dễ bị vi khuẩn xâm nhập tấn công vào bên trong hậu môn và gây bệnh.
- Nếu cần thiết có thể để trẻ tập làm quen với sữa ngoài, hạn chế việc thay đổi loại sữa đột ngột và liên tục cho trẻ vì có thể khiến trẻ bị táo bón kéo dài.
- Lựa chọn quần áo có chất liệu mềm mại, thoáng mát, thấm hút mồ hôi và vừa với cân nặng của trẻ.
- Cần chú ý đến các bất thường xuất hiện trên cơ thể trẻ, trong đó nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ apxe – rò hậu môn, bố mẹ cần đưa trẻ nhanh chóng đến các cơ sở y tế thăm khám ngay. Việc thăm khám sớm sẽ giúp ích rất lớn trong việc điều trị và phục hồi sức khoẻ cho trẻ.
Bệnh rò hậu môn ở trẻ em sẽ không còn là nỗi lỗ với các bậc cha mẹ nếu nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh ngay từ đầu. Nhưng nếu bố mẹ còn những băn khoăn cần được giải đáp, bố mẹ có thể liên hệ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.