Bị rò hậu môn có sao không và cách điều trị hiện nay
Bị rò hậu môn có sao không, có nguy hiểm không là thắc mắc của đa số bệnh nhân đang gặp phải bệnh lý này. Không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng về sức khoẻ nếu không điều trị kịp thời. Vậy bệnh rò hậu môn để lâu có sao không, cách điều trị như thế nào cùng đi tìm câu trả lời ngay dưới đây.
Rò hậu môn là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu bị rò hậu môn có sao không, hãy cùng hiểu rõ hơn về căn bệnh nhiễm trùng mạn tính vùng hậu môn trực tràng này. Rò hậu môn (tên dân gian là bệnh mạch lươn), là tình trạng xuất hiện đường hầm thông bất thường từ ống hậu môn ra vùng da xung quanh hậu môn – gọi là đường rò.
Rò hậu môn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong nhiều trường hợp rò hậu môn là hậu quả do ổ apxe biến chứng vỡ mủ tạo thành. Như vậy có thể thấy được, apxe hậu môn và rò hậu môn là hai giai đoạn của một tình trạng nhiễm trùng, apxe là giai đoạn cấp tính, rò hậu môn chính là giai đoạn mãn tính. Do đó, để phòng ngừa rò hậu môn tốt nhất là điều trị dứt điểm apxe hậu môn.
Tuỳ vào mức độ tổn thương cũng như phản ứng cơ thể mà rò hậu môn sẽ có nhiều hình dạng khác nhau. Một số phân loại rò hậu môn phổ biến như rò trong cơ thắt, rò ngoài cơ thắt, rò toàn phần, rò không toàn phần, rò phức tạp…
Bị rò hậu môn có sao không?
Rò hậu môn là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không điều trị không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng đến chức năng hậu môn, đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy bị rò hậu môn có sao không?
Ban đầu, triệu chứng chảy dịch do rò hậu môn thường ít và ít đau rát hơn. Lúc này người bệnh dễ có tâm lý chủ quan không điều trị hoặc chỉ tìm đến các phương pháp điều trị tại nhà. Sau một thời gian, các triệu chứng phát triển trầm trọng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:
- Gây nhiễm trùng: Các lỗ rò hậu môn chảy mủ liên tục, hơn nữa hậu môn lại là môi trường nhiều vi khuẩn nên rất dễ dẫn đến nhiễm trùng, vùng da quanh lỗ rò sưng nề đau rát.
- Nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng: Nếu gặp tình trạng rò hậu môn đa phát có thể nhanh chóng phát triển nhiều lỗ rò khác phức tạp hơn như lỗ rò trực tràng âm đạo, lỗ rò trực tràng bàng quang, lỗ rò trực tràng niệu đạo…Những tình trạng này cực kỳ khó khắc phục, nguy hiểm hơn có thể tiến triển ung thư hậu môn.
- Gia tăng số lượng lỗ rò và đường rò: Nếu không được điều trị sớm, từ đường rò ban đầu có thể nhanh chóng phát triển nhiều đường rò khác, nguy hiểm hơn là gia tăng đường rò thứ phát. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến chức năng cơ thắt, chức năng đại tiện và gây khó khăn trong điều trị về sau.
- Suy giảm chất lượng sinh hoạt: Bệnh rò hậu môn gây đau đớn và khó chịu, gây chán nản ảm ảnh trong tâm lý. Từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng ngày, công việc, học tập thậm chí đời sống tình dục.
Nếu rò hậu môn là một biến chứng của một tình trạng ung thư tiêu hoá, được đánh giá là trường hợp cực kỳ nguy hiểm. Do ung thư tiêu hoá thường được phát hiện muộn, tiên lượng xấu và khả năng sống sót rất thấp.
1. Rò hậu môn có tự lành không?
Nhiều bệnh nhân thường thắc mắc bị rò hậu môn có sao không, rò hậu môn có tự lành không. Các bác sĩ Hậu môn trực tràng khẳng định, rò hậu môn không thể tự khỏi được, tổ chức đường rò – lỗ rò không thể tự lành nếu không tiến hành phẫu thuật điều trị.
Việc chần chừ kéo dài bệnh chỉ càng khiến triệu chứng thêm nghiêm trọng, và nhanh chóng gặp phải các biến chứng đã nêu trên.
2. Nhận biết các triệu chứng rò hậu môn
Bị rò hậu môn có sao không và triệu chứng nhận biết như thế nào? Các triệu chứng rò hậu môn dễ bị nhầm lẫn với bệnh apxe hậu môn mặc dù đây là hai giai đoạn của cùng một bệnh lý. Do đó, nếu nghi ngờ mắc bệnh bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán sớm nhất.
- Xuất hiện nốt sần hay lỗ rò cạnh hậu môn, ấn vào có dịch vàng đục chảy qua lỗ rò. Dịch vàng đục gồm dịch mủ có mùi hôi, có thể lẫn theo phân hoặc kèm theo máu.
- Sờ thấy có khối cứng chắc, ấn vào rất đau và có hiện tượng đổi màu da quanh hậu môn.
- Từ lỗ rò có thể bị chảy máu, rò rỉ phân nên thường bị viêm nhiễm.
- Ngứa ngáy, kích ứng hậu môn, bị xì hơi qua lỗ rò.
- Sốt cao, rối loạn đại tiện, cơ thể uể oải.
Bị rò hậu môn phải làm sao?
Như vậy, về câu hỏi bị rò hậu môn có sao không, bệnh có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng nếu không sớm điều trị. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng rò hậu môn kể trên hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn trực tràng uy tín để thăm khám.
Để chẩn đoán bệnh rò hậu môn, bác sĩ kiểm tra hậu môn bằng mắt thường và xác định đường rò, lỗ rò trên da. Tiến hành nội soi hậu môn (hoặc các hạng mục khám chuyên sâu hơn) nhằm xác định được độ sâu, hướng đi của đường rò, kiểm tra có tình trạng mưng mủ, biến chứng gì không để xử trí cho phù hợp.
Về phương pháp điều trị, không thể điều trị rò hậu môn bằng thuốc mà cần phải tiến hành phẫu thuật để điều trị. Các loại thuốc được chỉ định kết hợp nhằm chống viêm, giảm bớt triệu chứng do rò hậu môn gây ra. Phẫu thuật rò hậu môn sẽ cần đáp ứng được yêu cầu:
- Tìm được chính xác và toàn bộ đường rò, lỗ rò cùng hướng đi của chúng bên trong, bao gồm cả các đường rò thứ phát.
- Lấy hết được tổ chức xơ, loại bỏ sạch mủ để ngăn chặn đường rò lây lan gia tăng số lượng.
- Hạn chế tối đa ảnh hưởng đến vùng cơ thắt hậu môn.
Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, các bác sĩ chuyên khoa đã tin tưởng áp dụng phương pháp sóng cao tần HCPT II trong điều trị bệnh rò hậu môn. Là phương pháp đáp ứng đủ các yêu cầu của một phương pháp phẫu thuật rò hậu môn hiệu quả cao.
- Điều trị dựa trên sự hướng dẫn của thiết bị chuyên dụng tìm đường rò hậu môn. Nhờ đó không có chuyện bỏ sót đường rò, lỗ rò, từ đó giảm được tối đa khả năng tái phát sau mổ.
- Sóng cao tần tiến hành phá bỏ các tổ chức xơ hạt, tổ chức mủ và cặn bẩn trong đường rò, làm khô nhanh chóng để lỗ rò nhanh chóng lành lại.
- Sóng cao tần tác động ít xâm lấn, không sử dụng dao kéo trong phẫu thuật nên không gây ảnh hưởng vào cơ thắt hậu môn.
- Quá trình thực hiện rất ít đau, không gây bất kỳ ảnh hưởng nào, giúp bệnh nhân an tâm hơn.
- Không cần nằm viện, thời gian hồi phục sức khỏe nhanh.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân nhanh chóng trở về trạng thái bình thường. Bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc nhuận tràng, làm mềm phân trong những ngày đầu để giảm khó chịu cho bệnh nhân.
Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn chi tiết cách thay băng bông, vệ sinh vết mổ, chế độ ăn uống để hỗ trợ bệnh nhân nhanh khỏi nhất. Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối các quy định chăm sóc hậu phẫu để vết thương mau chóng lành lại, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và tái phát sau mổ.
Trên đây, vấn đề bị rò hậu môn có sao không đã được các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng giải đáp chi tiết và đưa ra lời khuyên khi mắc bệnh. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào cần bác sĩ giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ về số điện thoại 0243.9656.999, hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.