Mổ rò hậu môn gây tê hay gây mê? Quy trình mổ diễn ra như thế nào?
Rò hậu môn là căn bệnh cần được phẫu thuật mới có thể điều trị bệnh hiệu quả. Mổ rò hậu môn gây tê hay gây mê là câu hỏi thường xuyên được các bệnh nhân hỏi bác sĩ sau khi biết bệnh lý của mình cần phải phẫu thuật. Bài viết hôm nay các bác sĩ sẽ giải đáp câu hỏi này cũng như cho người bệnh thấy một quy trình mổ rò hậu môn sẽ diễn ra như thế nào.
Rò hậu môn cần được mổ càng sớm càng tốt
Trước khi cùng các chuyên gia giải đáp mổ rò hậu môn gây tê hay gây mê, người bệnh cần hiểu phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất cho tình trạng xuất hiện lỗ rò hậu môn. Bởi ngay các dấu hiệu lỗ rò, đường hầm tại hậu môn đã là biến chứng từ áp xe hậu môn không được chữa trị gây ra.
Nếu lại tiếp tục trì hoãn hay cố gắng chịu đựng lỗ rò hậu môn không chỉ phát triển về số lượng và đường rò phức tạp hơn mà còn:
- Rò hậu môn có thể gây nhiễm trùng và lở loét ở vùng hậu môn.Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan rộng, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn.
- Nếu không được điều trị, số lượng lỗ rò và đường rò có thể tăng lên, làm cho việc điều trị sau này trở nên phức tạp hơn và gây nhiều đau đớn hơn.
- Rò hậu môn kéo dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư trực tràng do tình trạng viêm nhiễm mãn tính.
- Rò hậu môn gây ra nhiều khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Phẫu thuật sớm giúp giảm bớt các triệu chứng này, cải thiện tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Nếu không được điều trị, rò hậu môn có thể dẫn đến các biến chứng viêm nhiễm lan rộng sang bộ phận sinh dục, làm suy giảm chất lượng sinh sản và các vấn đề về tiêu hóa khác.
Giải đáp câu hỏi: “Mổ rò hậu môn gây tê hay gây mê?”
Nhận câu hỏi mổ rò hậu môn gây tê hay gây mê, các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn trực tràng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết:
“Việc lựa chọn gây mê hay gây tê khi mổ rò hậu môn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ phức tạp của đường rò và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Cụ thể như sau:
Bệnh nhân được gây tê khi
- Đường rò đơn giản: Nếu đường rò không quá phức tạp và không lan rộng, bác sĩ thường sẽ chọn gây tê vùng (thường là gây tê tủy sống) để giảm đau trong quá trình phẫu thuật.
- Bệnh nhân có thể trạng tốt: Những bệnh nhân có sức khỏe ổn định và không có các bệnh lý nghiêm trọng khác thường sẽ được gây tê.
Bệnh nhân cần được gây mê khi
- Đường rò phức tạp: Trong trường hợp đường rò phức tạp, lan rộng hoặc có nhiều ngóc ngách, bác sĩ có thể quyết định gây mê toàn thân để đảm bảo bệnh nhân không cảm thấy đau và phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn.
- Bệnh nhân có chống chỉ định với gây tê: Nếu bệnh nhân có các vấn đề sức khỏe khiến việc gây tê không an toàn, bác sĩ sẽ chọn gây mê.
Quy trình và các phương pháp thực hiện mổ rò hậu môn
Sau khi được khám, nội soi, chụp chiếu và một số xét nghiệm để xác định mức độ; cần mổ rò hậu môn gây tê hay gây mê người bệnh sẽ được hướng dẫn cách vệ sinh hậu môn, bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 4 tiếng trước khi thực hiện phẫu thuật, thay đồ bệnh nhân và thực hiện gây tê và gây mê trước khi vào phòng mổ.
Sau khi thuốc tê hoặc thuốc mê có tác dụng bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nằm nghiêng, co chân để lộ hậu môn và phác thảo định hướng thủ thuật và những thao tác cần thực hiện.
Mổ rò hậu môn cũng tùy theo đặc điểm bệnh lý của mỗi người mà bác sĩ chỉ định phương pháp:
Phẫu thuật mở ngỏ hoàn toàn (Fistulotomy)
- Cách thực hiện: Bác sĩ sẽ rạch mở toàn bộ đường rò để làm sạch và để vết thương tự lành từ bên trong ra ngoài.
- Ưu điểm: Hiệu quả cao trong việc loại bỏ hoàn toàn đường rò.
- Hạn chế: Thời gian hồi phục kéo dài và khiến bệnh nhân bị đau đớn và khó chịu nhiều hơn sau khi phẫu thuật.
Phương pháp đặt Seton
- Cách thực hiện: Bác sĩ đặt một sợi chỉ (Seton) qua đường rò để dẫn lưu mủ và dịch, giúp đường rò tự lành dần dần.
- Ưu điểm: Ít đau hơn so với phẫu thuật mở ngỏ.
- Hạn chế: Cần thường xuyên theo dõi và điều chỉnh seton. Thời gian điều trị kéo dài đến vài tháng.
Phẫu thuật cắt bỏ đường rò (Fistulectomy)
- Cách thực hiện: Bác sĩ cắt bỏ toàn bộ đường rò và các mô xung quanh.
- Ưu điểm: Hiệu quả cao trong việc loại bỏ đường rò và giảm nguy cơ tái phát, hạn chế rủi ro sau phẫu thuật.
- Hạn chế: Gây ra nhiều đau đớn và khó chịu.
Phương pháp LIFT (Ligation of Intersphincteric Fistula Tract)
- Cách thực hiện: Bác sĩ thắt và cắt đường rò ở vị trí giữa các cơ thắt hậu môn.
- Ưu điểm: Ít ảnh hưởng đến chức năng cơ thắt hậu môn.
- Hạn chế: Giá cả đắt đỏ và đòi hỏi kỹ thuật cũng như trang thiết bị chất lượng cao.
Phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT II
Với mức giá bình dân hơn và kết quả cao hơn phương pháp truyền thống HCPT II ngày càng được các bác sĩ trọng dụng trong điều trị rò hậu môn. Khi phẫu thuật điều trị lỗ rò hậu môn với HCPT II người bệnh không còn lo lắng bị đau đớn bởi sóng cao tần loại bỏ nguy cơ viêm nhiễm và kết hợp cơ chế cầm máu song song khiến cho người bệnh không bị mệt mỏi khi hồi phục.
Đặc biệt tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng sau khi bệnh nhân được phẫu thuật lỗ rò bằng HCPT II còn được hỗ trợ tiêu viêm bằng Thiết bị xông nhiệt tiêu viêm hậu môn độc quyền. Bệnh nhân không còn đau đớn hay khó chịu trong thời gian hồi phục.
Chăm sóc sau khi thực hiện mổ rò hậu môn
Là bệnh lý có thời gian hồi phục kéo dài hàng tuần, thậm chí với các ca bệnh phức tạp có thể mất đến vài tháng để có thể lành hẳn vết thương. Có một số lưu ý để bệnh nhân có quá trình hồi phục thuận lợi và dễ dàng hơn, tránh biến chứng hay viêm nhiễm, hình thành sẹo xấu:
- Ăn uống đầy đủ các nhóm chất, trong những tuần đầu tiên nên ăn đồ ăn dạng lỏng như cháo, canh, súp để không làm áp lực lên hệ tiêu hoá và áp lực đại tiện lên hậu môn.
- Bổ sung đủ lượng nước lọc cần cho một ngày, ăn thêm các loại hoa quả tốt cho sức đề kháng như chanh, chuối, bơ, táo,…
- Mặc quần áo thoáng mát và dễ chịu, tránh hoạt động hay vận động quá mức gây đau đớn và có thể gây chảy máu, chảy dịch hậu môn.
- Kiêng quan hệ tình dục, kiêng hoạt động tình dục qua đường hậu môn và tránh các kích thích tình dục quá mức.
- Trong thời gian hậu phẫu nếu muốn sử dụng các loại thuốc hay các loại thực phẩm chức năng cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Vệ sinh và thay băng hậu môn thường xuyên, nếu cảm thấy khó khăn có thể liên hệ với cơ sở y tế để được hỗ trợ thay băng đúng cách.
- Cảm giác khó chịu như buồn nôn, chóng mặt có thể xuất hiện do thuốc tê và thuốc mê sau 24h kể từ khi mổ nên bạn cứ bình tĩnh chưa cần lo lắng. Nếu sau từ 2 – 3 ngày mà vẫn cảm thấy buồn nôn và khó chịu hãy liên hệ với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ.
Mổ rò hậu môn gây tê hay gây mê tùy thuộc vào kết quả sau khi khám và mức độ bệnh lý của bạn. Nếu đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về bệnh lý này đừng ngại ngùng liên hệ qua số 0243 9656 999 – các chuyên viên tư vấn khoa hậu môn trực tràng online 24/7 sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi của bạn.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.