Tim Thai Yếu Nên Ăn Gì – Không Nên Ăn Gì?
Tim thai yếu nên ăn gì – không nên ăn gì là điều quan tâm lớn của các mẹ bầu cho việc dưỡng thai. Nhịp tim thai là tín hiệu để mẹ biết con có đang phát triển khỏe mạnh không. Tim thai càng yếu, tỉ lệ sảy thai sẽ càng cao.
Vậy một chế độ dinh dưỡng như thế nào là phụ hợp cho bà bầu, đặc biệt là mẹ bầu có tim thai yếu? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được những thông tin hữu ích nhé!
Tim thai yếu là như thế nào?
Tim thai là cơ quan hình thành và phát triển sớm nhất của thai nhi. Khoảng tuần thứ 6 tim thai đã bắt đầu hoạt động và tuần thứ 7 đã có nhịp đập rõ ràng, nhịp tim dao động trung bình từ 120 – 160 phút.
Nhịp tim của thai nhi có sự thay đổi theo từng giai đoạn, cụ thể như:
- Thai nhi tuần thứ 9 -10 nhịp tim khoảng 170 nhịp/ phút
- Thai nhi tuần thứ 14 nhịp tim trung bình hạ xuống còn 150 nhịp/ phút
- Tuần thứ 20 nhịp tim thai dần hạ xuống còn 140 nhịp/ phút
- Những tuần cuối thai kỳ nhịp tim thai hạ xuống 130 nhịp phút
Vậy nhịp tim thai dưới 110 nhịp/ phút được coi là tim thai yếu.
Các nguyên nhân gây ra tim thai yếu
Nguyên nhân khá phổ biến khiến tim thai yếu là chế độ ăn của mẹ bầu không đủ dinh dưỡng, không nuôi dưỡng được bào thai. Điều này có thể do trong những tháng đầu ốm nghén làm cho mẹ bầu mệt mỏi, ngán ngẩm với mọi đồ ăn.
Tuy nhiên còn có nhiều nguyên nhân khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi mà các mẹ nên biết và có cách điều trị phù hợp.
Các nguyên nhân khác gây ra yếu tim thai như:
- Thai phụ bị huyết áp thấp
- Khả năng lưu thông máu đến tử cung của mẹ kém
- Vỡ tử cung
- Nhau thai có sự bất thường
- Thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Lúc này mẹ bầu hãy cố gắng bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ăn khoa học tim thai yếu nên ăn gì – không nên ăn gì. Đồng thời thăm khám thai định kỳ, để hạn chế thấp nhất nguy cơ sảy thai.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu tim thai yếu trong 3 tháng đầu của thai kỳ là dấu hiệu có nguy cơ bị sảy thai sớm.
Nếu ở tuần thai thứ 6 -8 nhịp tim thai cho thấy:
- Nhịp đập tim thai dưới 70 nhịp/ phút, nguy cơ sảy thai là 100%
- Nhịp tim thai dưới 90 nhịp/phút tỉ lệ sảy thai là trên 80%
- Nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút tỉ lệ sảy thai 50%.
Tim thai yếu nên ăn gì để dưỡng thai
Khi tim thai bị yếu, sản phụ cần đặc biệt chú ý vào chế độ dinh dưỡng. Xây dựng chế độ ăn phù hợp, tim thai yếu nên ăn gì, không nên ăn gì để dưỡng thai.
Tuy nhiên, những thực đơn này là linh hoạt, bởi ở mỗi giai đoạn thai kỳ chế độ ăn sẽ cần thay đổi phù hợp với nhu cầu phát triển của bé. Do đó mẹ bầu nên thăm khám thai định kỳ và nhận tư vấn từ bác sĩ về chế độ ăn phù hợp cho em bé của mình.
Dưới đây là những thực phẩm tốt cho việc dưỡng thai, mẹ bầu có thể tham khảo và bổ sung vào thực đơn hàng ngày:
Thực phẩm giàu đạm
Đạm (protein) là nguồn dưỡng chất quan trọng giúp cho các tế bào của thai nhi tăng trưởng, là dưỡng chất chính cấu tạo nên các bộ phận và cơ quan trong cơ thể như: lông, tóc và móng. Ngoài ra, đạm còn hỗ trợ giúp tử cung và tuyến vú của mẹ phát triển tốt.
Do đó, mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung khoảng 10 – 18g đạm từ các loại thực phẩm như: Thịt, cá, sữa, trứng, các loại đậu…
Chất béo không bão hòa
Các chất béo không bão hòa như omega 3, omega 6 là những dưỡng chất rất tốt cho tim mạch và phát triển não bộ của thai nhi. Đặc biệt là từ tháng thứ 5 của thai kỳ trở đi.
Chất béo không bão hòa có nhiều trong các loại cá như: Cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá ngừ, hàu tươi sống,…
Các loại hạt ngũ cốc cũng có chứa nhiều chất béo như: Hạt óc chó, hạt lanh, hạt oliu, hạt ngũ cốc, hạt đậu nành, hạt bí ngô…
Một số loại rau xanh chứa nhiều omega 3 và omega 6 như: rau bắp cải, súp lơ, cải bó xôi, cải xanh, cải xoăn…
Thực phẩm giàu sắt
Sắt là nguyên tố cấu tạo nên hồng cầu, không thể thiếu làm tăng lưu lượng máu cung cấp các chất dinh dưỡng cho thai nhi. Bà bầu thiếu sắt cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tim thai yếu.
Các loại thực phẩm giàu sắt, mẹ bầu nên tăng cường bổ vào thực đơn hàng ngày như: Thịt đỏ, gan động vật, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt…
Tinh bột
Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động của mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu nên cân đối lượng tinh bột cung cấp mỗi ngày. Không nên ăn quá nhiều tinh bột sẽ làm các mẹ tăng cân nhanh nhưng cân nặng của thai nhi không thay đổi.
Tinh bột chủ yếu được cung cấp chủ yếu dưới dạng cơm, tuy nhiên chị em có thể thay đổi khẩu vị bằng các loại như: miến, bánh mỳ, bún,…
Bổ sung canxi
Từ tháng thứ 6 của thai kỳ, thai nhi cần bổ sung nhiều canxi để hình thành hệ xương và mầm răng. Thiếu canxi, tim thai yếu sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị nhẹ cân, xương dị dạng,…
Mẹ bầu có thể bổ sung canxi qua những loại thực phẩm như: Tôm, cua, sữa, trứng, cá, đậu đỗ, rau xanh…
Axit folic
Axit folic là loại dưỡng chất cần phải bổ sung trong thai kỳ. Các mẹ bầu thiếu axit folic quá nhiều sẽ có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rồi loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai, tim thai yếu.
Mẹ bầu có thể hấp thụ axit folic qua một số loại thực phẩm như: Bông cải xanh, ngũ cốc, rau muống, vừng, lạc, cải bó xôi, … hoặc dạng thuốc viên.
Tim thai yếu không ăn gì để thai khỏe mạnh
Bên cạnh, việc tim thai yếu nên ăn gì, các mẹ bầu cũng nên chú ý kiêng cữ một số loại thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Một số loại thực phẩm có nguy cơ làm động thai, bao gồm:
- Đồ ăn để qua đêm, dù đồ ăn đã hỏng hay chưa mẹ bầu cũng không nên ăn
- Các loại củ đã mọc mầm đều chứa độc tố nguy hiểm cho mẹ và bé
- Đồ uống chứa chất kích thích như: Cà phê, đồ uống có gas, đồ uống chứa cồn, rượu, bia…
- Thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ khó tiêu
- Thực phẩm gây co bóp tử cung như: Đu đủ xanh, ngải cứu, chùm ngây, rau ngót, rau răm, mướp đắng, dứa, nhãn…
- Tránh uống nước dừa trong 3 tháng đầu của thai kỳ
- Không nên sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp,…
Mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe em bé
Tim thai yếu nên ăn gì? Việc đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi là điều cần thiết các mẹ cần tuân thủ đúng. Đồng thời, đi thăm khám phụ khoa định kỳ cũng là việc nhất thiết giúp ba mẹ theo dõi được sức khỏe của em bé và dự phòng phát hiện được những dị tật bất thường.
Các lần khám thai quan trọng , mẹ bầu cần lưu ý như:
- Lần 1: Thai nhi được 5 – 8 tuần tuổi, đây là thời điểm sớm nhất để chị em xác định chính xác có thai hay không và tầm soát các dấu hiệu bất thường như mang thai ngoài tử cung xử lý kịp thời.
- Lần 2: Thai nhi được 11 – 12 tuần tuổi, thời điểm nhận biết rõ ràng nhất những bất thường của thai nhi (nếu có). Ví dụ như, đo độ mờ da gáy để tiên lượng nguy cơ mắc hội chứng down.
- Lần 3: Siêu âm 2D khi thai nhi được 16 – 18 tuần tuổi, đo các chỉ số để theo dõi sự phát triển. Ngoài ra nếu lần thăm khám ở tuần 11 có phát hiện nghi ngờ thai nhi có dị tật, bác sĩ sẽ tiến hành chọc dò túi ối để kiểm tra.
- Lần 4: Thai nhi 20 – 22 tuần tuổi, đã quan sát được giới tính và hình thái phát triển của thai nhi. Xác định dị tật ở thai nhi, nếu có bác sĩ có thể sẽ kiến nghị đình chỉ thai kỳ tại đây.
- Lần 5: Thai nhi được 26 – 28 tuần tuổi, khám và siêu âm theo dõi chỉ số phát triển của thai nhi. Đồng thời tiêm phòng uốn ván mũi 1
- Lần 6: Thai nhi được 32 tuần tuổi, siêu âm xác định ngôi thai hướng dẫn sản phụ cách xoay ngôi thai theo cách tự nhiên. Dự kiến thời gian sinh nở. Tiêm phòng vắc xin uốn ván mũi 2.
- Lần 7: Từ tuần 34 trở đi sản phụ nên thăm khám thai 1 tuần/ lần. Để dự kiến ngày sinh, tầm soát những biến chứng thai kỳ có thể xảy ra như: nước ối, tình trạng nhau thai, ngôi thai, chuyển động thai… chuẩn bị các phương án dự phòng cho việc sinh nở.
Tại Hà Nội, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng được các chuyên gia đánh giá cao về chất lượng y tế và được rất nhiều thai phụ tin tưởng lựa chọn đồng hành trong toàn bộ thai kỳ và sinh nở. Nếu bạn đang tìm hiểu cơ sở y tế nào uy tín để thăm khám thai, thì phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cũng là một lựa chọn tốt.
Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang cung cấp đến các mẹ bầu trọn Ưu đãi khám thai định kỳ trong toàn bộ thai kỳ và quá trình sinh nở. Việc một bác sĩ theo dõi và nắm rõ tình hình của thai nhi và thai phụ sẽ đảm bảo cả quá trình mang thai và vượt cạn của mẹ bầu an toàn và thành công.
Hiện nay, bác sĩ đang trực tiếp thăm khám thai và hỗ trợ sản phụ sinh nở là bác sĩ Lê Thị Nhài – Nguyên trưởng khoa Sản bệnh viện Đa Khoa Thái Bình, hơn 30 năm kinh nghiệm trong sản phụ khoa và chuyên môn vững vàng. Bác sĩ Nhài luôn nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm của nhiều sản phụ.
Đồng thời, phòng khám được chú trọng đầy đủ các trang thiết bị hiện đại tân tiến, hỗ trợ quá trình thăm khám thuận lợi, nhanh chóng và cho kết quả chính xác. Do đó, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng là địa chỉ y tế mà các mẹ bầu có thể yên tâm thăm khám.
Trên đây là những thông tin về vấn đề tim thai yếu nên ăn gì? Hi vọng giúp các mẹ bầu có thể có được thực đơn dinh dưỡng, mẹ khỏe bé khỏe. Đồng thời chị em hãy ghi nhớ các lịch khám thai quan trọng để đảm bảo sự phát triển tốt của bé. Cuối cùng, nếu các mẹ có gặp những thắc mắc gì trong khi mang thai hãy liên hệ với bác sĩ của chúng tôi để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Chúc các mẹ bầu có sức khỏe tốt, sinh nở thành công mẹ tròn con vuông!
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.