Tiểu Ra Máu Và Hơi Buốt Là Bệnh Gì? – Bác Sĩ Tư Vấn
Tiểu ra máu và hơi buốt là bệnh gì? Tình trạng tiểu ra máu, hơi buốt có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm nhiễm đường tiết niệu. Viêm đường tiết niệu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Phân biệt các loại tiểu ra máu
Nước tiểu là chất lỏng được bài tiết qua thận, vận chuyển ra ngoài cơ thể nhờ đường niệu đạo. Hiện tượng tiểu ra máu, hơi buốt xảy ra khi trên đường bài tiết nước tiểu, có phần 1 phần tế bào nào đó tổn thương, chảy máu, từ đó theo nước tiểu chảy ra ngoài, khiến nước tiểu có màu hồng nhạt hoặc đỏ sẫm và cảm thấy hơi buốt.
Tiểu ra máu hơi buốt được chia thành 2 dạng là: tiểu máu đại thể và tiểu máu vi thể
- Tiểu máu đại thể: nước tiểu có màu đỏ sẫm hoặc màu hồng tùy vào lượng máu bị mất.
- Tiểu máu vi thể: bằng mắt thường không nhận thấy thay đổi của màu sắc nước tiểu. Nhưng khi thực hiện xét nghiệm công thức nước tiểu thấy số lượng hồng cầu > 10.000 tế bào/ml. Điều này chỉ phát hiện ra khi người bệnh xét nghiệm nước tiểu thông qua việc khám tổng quát định kỳ.
Chứng bệnh tiểu ra máu, hơi buốt là hiện tượng thường gặp gây ra do nhiều nguyên nhân có thể là nguyên nhân sinh lý, nhưng cũng có thể là do bệnh lý đang mắc phải.
Một số nguyên nhân dẫn đến nước tiểu có màu lạ không xuất phát từ bệnh lý như:
- Thực đơn hàng ngày có chứa các thực phẩm đậm màu như: củ dền, củ cải đường, dâu đen, mâm xôi… hoặc các chất tạo màu thường khiến nước tiểu đổi màu đậm hơn. Tuy nhiên đây được đánh giá là tác nhân vô hại.
- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh gây đỏ nước tiểu như: Rifampicin, Metronidazol…
- Nữ giới đến chu kỳ kinh nguyệt, nước tiểu có thể bị lẫn máu
- Tiểu ra máu sau khi quan hệ tình dục: Nếu quan hệ tình dục quá thô bạo, khiến bộ phận sinh dục bị tổn thương cụ thể là âm đạo (nữ giới), dương vật (nam giới) sẽ dẫn đến nước tiểu có máu. Chút máu này là lẫn ở vùng âm đạo, dương vật bị tổn thương chứ không phải đại tiện ra máu.
Tiểu ra máu và hơi buốt là bệnh gì?
Tiểu ra máu và hơi buốt là bệnh gì? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, bởi hiện tượng tiểu ra máu hơi buốt có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả ở nam giới và nữ giới.
Tiểu ra máu, tiểu buốt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý của cơ quan trong hệ đường tiết niệu như:
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đái máu, hơi buốt. Tác nhân gây bệnh là các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào niệu đạo và ống dẫn tiểu, sau đó có thể di chuyển ngược lên niệu quản, thận và bàng quang sinh sôi và phát triển gây tổn thương tại đó.
Khi bị nhiễm trùng tiết niệu người bệnh sẽ thường xuyên mắc tiểu đột ngột. Lúc đi tiểu cảm thấy buốt, rát. Nước tiểu có màu đục, có mùi khác thường, có rỉ máu trong nước tiểu. Ngoài ra một số trường hợp sẽ thấy đau vùng bụng dưới, đau thắt lưng, vùng chậu.
Viêm nhiễm đường tiết niệu là tiền đề gây các bệnh lý nguy hiểm khác về thận, bàng quang, tuyến tiền liệt. Do đó khi bắt đầu thấy có dấu hiệu đái ra máu, đái buốt, bạn cần sớm đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và điều trị bệnh kịp thời nếu có.
2. Các bệnh lý liên quan về thận
Thận là bộ phận quan trọng trong việc bài tiết nước tiểu. Do đó các bất thường về nước tiểu sẽ sự cảnh báo thận đang gặp tổn thương.
Hiện tượng đái máu, hơi buốt có thể liên quan đến một số bệnh lý về thận như sau:
- Sỏi thận
Sỏi thận hình thành do sự dư thừa các khoáng chất tại thận. Trong quá trình bài tiết sỏi có thể làm trầy xước, rách các niêm mạc da đường tiết niệu làm chảy máu. Máu từ những vết thương này hòa lẫn với nước tiểu dẫn đến hiện tượng tiểu ra máu, tiểu buốt.
Một số triệu chứng đi kèm như: đi tiểu thường xuyên, không tự chủ, tiểu buốt, tiểu rát, nước tiểu có mùi hơi hôi.
- Viêm cầu thận cấp
Viêm cầu thận cấp có triệu chứng điển hình như: tiểu buốt, tiểu ra máu và các triệu chứng đi kèm như sốt, đau ở hai bên vùng thắt lưng (vùng hai quả thận).
Trong trường hợp viêm cầu thận cấp không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như: suy tim cấp, phù phổi cấp, hen tim, suy thận cấp, bệnh lý thần kinh, bệnh lý về não – tăng huyết áp, tổn thương não do tăng Ure huyết.
- Viêm thận – bể thận
Viêm thận bể thận gây ra bởi vi khuẩn, thường bắt đầu từ viêm niệu quản lây lan lên thận dẫn đến đài bể thận và gây tổn thương nhu mô thận.
Các triệu chứng của viêm thận bể thận bao gồm: sốt cao, rét run, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, cảm thấy đau vùng dưới rốn, thắt lưng.
- Thận đa nang
Thận đa nang là tổn thương lành tính gây ra do sử phát triển của các nang chứa dịch trong nhu mô thận. Các nang thận không gây đau, nhưng nếu đau có thể là do chảy máu trong nang, nhiễm khuẩn tại nang hoặc gây tắc nghẽn đường tiết niệu.
Các triệu chứng thường gặp ở người bị thận đa nang là: tiểu ra máu, tiểu ra mủ. Khi đi xét nghiệm sẽ cho kết quả nồng độ ure trong máu tăng. Tiến hành chụp UIV sẽ nhìn thấy bể thận và đài thận dài ra và hẹp lại.
Thận đa nang là bệnh di truyền, vì thế nếu có người thân bị bệnh thận đa nang thì bạn có nguy cơ cao cũng mắc bệnh. Các chuyên gia khuyên rằng đa nang thận rất dễ gây ra những nhiễm trùng, nếu tái phát đi phát lại có thể dẫn tới suy thận rất nguy hiểm. Nên việc dự phòng nhiễm trùng thận là rất cần thiết đối với những bệnh nhân bị thận đa nang.
- Lao thận
Lao thận là bệnh hay gặp, gây ra bởi trực khuẩn lao gây tổn thương cả hai bên thận. Tổn thương nhu mô thận bắt đầu là loét bã đậu, hoại tử,và bị phá huỷ cuối cùng tạo ra mủ thận.
Các triệu chứng của bệnh lao thận bao gồm: đái buốt, đái rắt, đái ra máu, sốt kéo dài, cơn sốt dồn dập về chiều. Cơ thể suy nhược, chán ăn, sụt cân…
- Ung thư thận
Theo thống kê có đến 70% trường hợp ung thư thận có triệu chứng tiểu ra máu. Ung thư thường có tiến trình phát triển âm thầm, không rõ ràng, tuy nhiên có một số dấu hiệu cảnh báo ung thư bạn nên lưu ý như: mức độ tiểu ra máu nặng, không đau, sờ vào khu hố chậu thấy có khối u.
Nếu bạn đi khám sức khỏe, chụp UIV sẽ thấy khuyết thiếu một hay nhiều đài thận hoặc biến dạng đài – bể thận.
3. Các bệnh lý ở bàng quang
Bàng quang là nơi chứa nước tiểu do thận bài tiết thông qua ống dẫn tiểu. Khi bàng quang có tổn thương, nước tiểu bất thường sẽ là những biểu hiện lâm sàng. Bệnh lý thường gặp nhất là: sỏi bàng quang, túi thừa, viêm bàng quang do virus, u bàng quang.
Các triệu chứng nhận biết bao gồm: khó tiểu, tiểu lắt nhắt, tiểu ra máu, nước tiểu có mùi hôi, thường cảm thấy đau lưng giữa, hoặc đau hai bên.
4. Bệnh lý ở niệu đạo – tuyến tiền liệt
Tiểu ra máu hơi buốt ở nam giới thường do phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Có thể nhận biết thông qua các biểu hiện như: khó đi tiểu, tiểu lắt nhắt, són tiểu, khi siêu âm thấy tuyến tiền liệt lớn.
Tiểu buốt ra máu ở nữ giới có thể do polyp niệu đạo. Bệnh này có thể phát hiện và chẩn đoán dựa trên nội soi niệu đạo.
Đến đây bạn đọc có thể đã có đáp án cho thắc mắc tiểu ra máu và hơi buốt là bệnh gì và biết được mức độ nguy hiểm của bệnh. Do đó khi nhận thấy tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu bạn cần sớm đến bệnh viện để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
Cách chữa trị chứng đi tiểu ra máu hơi buốt
Đi tiểu ra máu, tiểu buốt có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau như đã nêu trên. Với mỗi bệnh lý sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Trong việc điều trị các bệnh lý có liên quan đến tiểu buốt tiểu ra máu, bác sĩ đang sử dụng hai phương pháp là thuốc kháng sinh đặc trị và can thiệp phẫu thuật ngoại khoa.
Mỗi bệnh lý sẽ có các phương pháp điều trị cụ thể như:
- Đối với tình trạng tiểu ra máu do sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giúp giảm đau, thuốc cầm máu. Tình trạng sỏi có kích thước lớn cần phải phẫu thuật nội soi loại bỏ sỏi thận.
- Tiểu ra máu, tiểu buốt do niệu đạo tổn thương: Các trường hợp bị chấn thương thận, chấn thương niệu đạo các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cầm máu, thuốc kháng sinh dạng viên uống, tiêm hoặc truyền trực tiếp vào cơ thể.
- Tiểu ra máu do viêm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Đối với viêm nhiễm, phương pháp đầu tiên là sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị. Nếu viêm nhiễm nặng gây biến chứng buộc phải can thiệp ngoại khoa điều trị biến chứng.
- Tiểu máu do u bàng quang, thoát vị niệu: Việc điều trị chủ yếu dùng thuốc để cầm máu, sau đó cần áp dụng các phương pháp điều trị khối u: trích sơ, phẫu thuật cắt u xơ…
- Tiểu ra máu do viêm cầu thận: Đối với trường hợp này người bệnh cần được thăm khám và điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu theo phác đồ cụ thể mà bác sĩ chỉ định.
- Tiểu ra máu có thể liên quan đến ung thư ở thận và tuyến tiền liệt: Việc điều trị lúc này rất khó khăn và cần thời gian. Cần kết hợp các loại thuốc kháng sinh và phẫu thuật, xạ trị, hóa trị (đối với ung thư).
Lưu ý người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc kháng sinh tại hiệu thuốc về để điều trị tại nhà. Việc làm này rất nguy hiểm vì nếu không đúng bệnh đúng thuốc sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, lạm dụng thuốc kháng sinh không tốt cho sức đề kháng của cơ thể.
Khi bị tiểu ra máu, hơi buốt việc cần làm đầu tiên và đúng đắn nhất là đến các cơ sở y tế uy tín tiến hành xét nghiệm thăm khám tìm ra nguyên nhân bệnh. Từ đó có lộ trình điều trị bệnh phù hợp hiệu quả nhất.
Trên đây là những thông tin giải đáp về thắc mắc tiểu ra máu và hơi buốt là bệnh gì? Hy vọng đã giúp bạn đọc có câu trả lời thỏa đáng và có quyết định đúng đắn trong việc điều trị bệnh. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được tư vấn chính xác và miễn phí.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.