9 Nguyên nhân mắc tiểu nhưng không đi được cần đề phòng
Mắc tiểu nhưng không đi được hay còn gọi là bí tiểu, đây thực chất là triệu chứng cảnh báo một số những căn bệnh ở đường tiết niệu nhưng cũng cũng có thể là hiện tượng sinh lý bình thường. Để hiểu rõ hơn về tình trạng buồn tiểu nhưng không đi được là bệnh gì, có nguy hiểm không bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Mắc tiểu nhưng không đi được là như thế nào?
Mắc tiểu nhưng không đi được là triệu chứng thường được gọi là bí tiểu, bí đái, tình trạng này gây căng tức bàng quang rất khó chịu. Bí tiểu được chia thành 2 cấp độ là bí tiểu cấp tính và bí tiểu mãn tính theo từng dấu hiệu mà người bệnh gặp phải.
Thông thường bàng quang có thể chứa được từ 250 đến 300ml nước tiểu. Khi căng đầy đến mức nhất định người bệnh sẽ thấy có cảm giác kích thích buồn tiểu và muốn đi tiểu.
Giai đoạn cấp tính
Người bệnh sẽ thấy có cảm giác buồn tiểu nhưng không thể đi được, Tình trạng này diễn ra một cách đột ngột, thậm chí người bệnh phải cố rặn mới ra vài giọt nước tiểu, mặc dù lúc này bàng quang căng đầy.
Lúc này, người bệnh sẽ thấy có dấu hiệu kèm theo như căng tức bụng dưới và xuất hiện những cơn co thắt bàng quang.
Giai đoạn mãn tính
Buồn đi tiểu nhưng không đi được ở giai đoạn mãn tính thường kéo dài khiến nước tiểu tồn đọng quá nhiều, trong khi đó khả năng bài tiết nước tiểu của bàng quang kém đi. Lúc này bàng quang bị căng giãn nghiêm trong, kích thước bàng quang lớn hơn và mất dần khả năng co bóp.
Nếu ở giai đoạn mãn tính mà bạn không chữa trị có thể dẫn đến căng trướng hệ tiết niệu thậm chí viêm tiết niệu ngược dòng. Trường hợp xấu hơn có thể dẫn đến giãn niệu quản 2 bên dẫn đến suy thận.
Do đó nếu bạn thấy có các triệu chứng như như: buồn tiểu liên tục nhưng không đi được, nước tiểu rò rỉ cả ngày, tiểu gấp hoặc không tự chủ được, khó chịu, căng vùng xương chậu hoặc bụng dưới thì nên đi khám và tư vấn các bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân mắc tiểu nhưng không đi được
Mắc tiểu nhưng không đi được có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do bệnh lý. Nếu do nguyên nhân này thì bạn nên đi khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để sớm có biện pháp chữa phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân buồn tiểu nhưng không đi được
Do dị tật ở bàng quang
Nguyên nhân chính là do sỏi hoặc có cục máu đông từ trên thận xuống chèn ép bàng quang và gây chít hẹp đường tiểu. Chính vì thế người bệnh không đi tiểu được, mắc tiểu nhưng không tiểu được hoặc khó đi tiểu hơn.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đây là nguyên nhân phổ biến và thường gặp, xuất hiện khi người bệnh bị vi khuẩn tấn công do nhiều yếu tố thuận lợi. Người bệnh bị viêm nhiễm đường tiết niệu có thể gặp do viêm bàng quang, viêm niệu đạo khiến người bệnh bị đau rát, khó đi tiểu, đi tiểu rắt hoặc tiểu nhiều lần, nước tiểu đục và có mùi khai nồng khó chịu, đau buốt mỗi lần đi tiểu.
Do bệnh ở tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt là căn bệnh thường gặp ở nam giới ở trong độ tuổi trung niên. Căn bệnh này gây nên tình trạng bí tiểu ở người bệnh khi tuyến tiền liệt to đè béo niệu đạo và gây bí đái. Nguyên nhân chính là do u xơ tuyến tiền liệt hoặc do bệnh viêm tuyến tiền liệt
Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang là căn bệnh phổ biến, gây nên nhiều triệu chứng khó chịu trong đó có những triệu chứng khó chịu khi đi tiểu, tiểu khó, són tiểu. Khi thăm khám và soi bàng quang sẽ thấy có khối u nằm ở vùng cổ bàng quang.
Hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo là tình trạng thắt nghẹt, tắc nghẽn ở niệu đạo làm cản trở dòng chảy của nước tiểu. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng bí tiểu. Nam giới bị hẹp niệu đạo có thể là do xuất hiện sẹo khi dương vật bị tổn thương hoặc bị nhiễm trùng.
Do xuất hiện các khối u ở tiểu khung
Mắc tiểu nhưng không đi được cũng có thể là do những khối u ở tiểu khung chèn ép bàng quang. Các khối u do ung thư trực tràng, ung thư thận, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung… khi khối u di căn sẽ đè vào vùng cổ bàng quang và gây nên tình trạng khó đi tiểu
Do bị táo bón
Táo bón là căn bệnh rất dễ mắc phải, có rất nhiều người bị táo bón, phải rặn mạnh vì phân cứng. Phân cứng trong trực tràng sẽ làm đẩy bàng quang sát vào niệu đạo khiến niệu đạo bị chèn ép. Đặc biệt là khi người bệnh vừa bị sa trực tràng vừa bị táo bón sẽ khiến đường tiểu bị tác động và gây nên tình trạng táo bón.
Do sa bàng quang
Sa bàng quang là tình trạng thành bàng quang và âm đạo bị yếu đi, bàng quang ngả về phía âm đạo. Chính bởi vị trí bất thường của bàng quang sẽ làm nước tiểu khó đẩy hết ra bên ngoài gây nên tình trạng rối loạn tiểu tiện và một trong số đó là bí tiểu.
Do ảnh hưởng sau phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật hoặc sau mổ bạn cũng có thể gặp phải cảm giác buồn đi tiểu nhưng không đi được. Nguyên nhân là bởi bàng quang không còn nhạy cảm với những kích thích khi nước tiểu đầy, dẫn đến tình trạng rối loạn tiểu tiện. Thống kê cho thấy có 10 – 15% mổ sau gây tê tủy sống gặp phải tình trạng này.
Mắc tiểu nhưng không đi được có nguy hiểm không?
Mắc tiểu nhưng không đi được cho dù là nguyên nhân do bệnh lý nào cũng đều nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Không những thế nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời.
Các triệu chứng buồn tiểu mà không đi tiểu được khiến người bệnh khó chịu, thậm chí đứng ngồi không yên hàng giờ, ảnh hưởng xấu đến tâm lý, cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt là khi bạn đi buồn tiểu vào ban đêm nhưng không đi được sẽ khiến người bệnh mất ngủ kéo dài, cơ thể mệt mỏi, căng thẳng.
Muốn đi tiểu nhưng không đi được nếu bị tái phát nhiều lần sẽ gây ứ đọng nước tiểu dẫn đến viêm nhiễm bàng quang. Trường hợp xấu người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ bị viêm thận, suy thận, ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Không những thế, nếu tình trạng không đi tiểu được kéo dài có thể khiến bạn bị viêm phúc mạc, viêm nhiễm hệ tiết niệu thậm chí đối mặt với nguy cơ tử vong do bị sốc.
Mắc tiểu nhưng không đi được cần làm gì để cải thiện?
Nếu bạn đang gặp phải dấu hiệu mắc tiểu nhưng không đi được thì nên đi khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng, thời gian mà bạn gặp phải tình trạng này để đưa ra phương hướng khám và điều trị bệnh phù hợp.
- Với những trường hợp mắc bệnh cấp tính cần phải tiến hành thông tiểu ngay. Lưu ý khi thông tiểu cần phải vệ sinh sạch sẽ dụng cụ thông tiểu tránh bị viêm nhiễm.
- Với những trường hợp do sỏi tiết niệu thì nền chèn ép và dùng ống nước tiểu luồn vào niệu đạo đến bàng quang giúp nước tiểu thoát ra bên ngoài.
- Với trường hợp mãn tính cần thông tiểu qua da để giảm cảm giác căng trướng khó chịu, hạn chế nước tiểu ứ đọng tại bàng quang, tiếp đó mới tìm nguyên nhân gây bí tiểu. Nếu nguyên nhân do viêm nhiễm thì cần điều trị dứt điểm bằng thuốc kết hợp vật lý trị liệu.
Ngoài ra, cũng có 1 số cách khắc phục tình trạng khó đi tiểu bằng các bài thuốc dân gian. Nhưng những bài thuốc này thường chỉ mang tính chất hỗ trợ, nếu áp dụng liên tục trong 3 giờ mà không mang lại hiệu quả bạn nên đi khám để được hỗ trợ.
Mắc tiểu nhưng không đi được là triệu chứng khó chịu, cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau. Do đó để đảm bảo an toàn bạn nên sớm có kế hoạch thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu cần được tư vấn, hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng qua số 0243 9656 999 để được hỗ trợ.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.