Top 10 Cách Chữa Tiểu Ra Máu Ở Nữ Giới Hiệu Quả
Tiểu ra máu là tình trạng bất thường có xảy ra tổn thương thực thể do một căn bệnh nào đó trong hệ bài tiết gây ra. Các bệnh lý này nếu không được điều trị, mức độ triệu chứng tăng theo thời gian sẽ khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vì thế khắc phục tình trạng đi tiểu ra máu là việc cần làm mà chị em không nên chủ quan. Hãy tham khảo thông tin bài viết dưới đây để biết thêm những cách chữa tiểu ra máu ở nữ giới hiệu quả, an toàn và dứt điểm.
Tiểu ra máu ở nữ giới là bệnh gì?
Để có cách chữa tiểu ra máu ở nữ giới hiệu quả, trước tiên nên phân biệt tiểu ra máu là biểu hiện của những bệnh lý gì và mức độ nguy hiểm đến đâu.
Hệ bài tiết nước tiểu bao gồm các cơ quan: hai quả thận, bàng quang và đường tiết niệu. Do đó triệu chứng đi tiểu ra máu có thể bệnh lý xuất phát từ các cơ quan này hoặc một số bộ phận mà nước tiểu đi qua.
Tiểu ra máu ở nữ giới có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như:
Bệnh lý ở bàng quang
Bệnh lý thường gặp nhất ở bàng quang là sỏi bàng quang và túi thừa gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Triệu chứng nhận biết gồm: Bí tiểu, tiểu lắt nhắt, tiểu ra máu. Thường được phát hiện qua hình ảnh siêu âm bàng quang.
Bệnh lý vùng niệu đạo
Nữ giới gặp hiện tượng đái máu có thể do polyp niệu đạo. Polyp niệu đạo có thể phát hiện và chẩn đoán dựa trên nội soi niệu đạo.
Bệnh lý về thận
- Sỏi thận: Là chứng bệnh thường gặp với dấu hiệu điển hình là tiểu máu. Nếu người bệnh đi thăm khám, chụp thận UIV hay siêu âm sẽ quan sát thấy những viên sỏi nhỏ hoặc to ở phía trong thận.
- Lao thận: Người bị lao thận thường có kèm theo những tổn thương viêm bàng quang. Triệu chứng phổ biến của bệnh lao thận là: Tiểu ra máu cuối bãi, tiểu mủ, són tiểu, đau khi tiểu xong. Xét nghiệm nước tiểu sẽ phát hiện được trực khuẩn lao.
- Ung thư thận: triệu chứng tiểu ra máu xuất hiện trong 70% trường hợp ung thư thận. Người bị ung thư thận có biểu hiện tiểu ra máu với mức độ tiểu ra máu nặng, máu ra nhiều nhưng không gây đau, khi sờ hố chậu phải thấy có u. Kết quả chụp UIV cho thấy khuyết thiếu một hay nhiều đài thận hoặc biến dạng đài – bể thận.
- Thận đa nang: có khoảng 50% trường hợp bị thận đa nang có triệu chứng đau thắt lưng và khoảng 50% có biểu hiện tiểu ra máu, tiểu ra mủ. Kết quả chụp UIV cho thấy bể thận và đài thận dài ra và hẹp lại.
- Viêm cầu thận cấp: người bị viêm cầu thận cấp thường có các biểu hiện như sốt, đau ở 2 bên vùng thắt lưng, mệt mỏi, đi tiểu rắt, tiểu ra máu.
- Nhồi máu thận: Đau 1 bên vùng thắt lưng , tiểu ít, nước tiểu kèm máu có khả năng mắc kèm bệnh tim.
Bệnh ngoài hệ tiết niệu
Các bệnh ngoài hệ tiết niệu cũng có biểu hiện tiểu ra máu, gồm: Các tạng xuất huyết, viêm nội tâm mạc bán cấp Osler, sốt rét, bệnh bạch cầu, kháng độc tố uốn ván, rối loạn đông máu, bệnh giảm tiểu cầu.
Do chấn thương
Tình trạng tiểu ra máu có thể xuất hiện sau các chấn thương ở thận, niệu đạo, bàng quang, vùng chậu hay vùng thắt lưng. Tuy nhiên tình trạng này không kéo dài lâu và dần hồi phục như bình thường từ 24 – 48 giờ.
Tiểu ra máu ở nữ giới có nguy hiểm không?
Tiểu ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có những bệnh rất nguy hiểm như ung thư thận nguy cơ tử vong cao. Các bệnh lý khác tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Nếu không điều trị và khắc phục sớm, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng như:
- Mỗi lần đi tiểu phụ nữ sẽ cảm thấy buốt, đau nhức dữ dội gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.
- Những cơn đau mãn tính vùng bụng dưới, dọc đường tiết niệu thường khiến chị em không thoải mái, vui vẻ khi quan hệ. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống chăn gối vợ chồng, hạnh phúc gia đình có nguy cơ rạn nứt.
- Chị em có thể thường xuyên bị chóng mặt, người mệt mỏi, xanh xao, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu…
- Các viêm nhiễm niệu đạo, cầu thận có thể lây lan gây viêm phụ khoa như: viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng, viêm cổ tử cung… tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở nữ giới
10 cách chữa tiểu ra máu ở nữ giới hiệu quả
Những cách chữa tiểu ra máu ở nữ giới an toàn hiệu quả là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em. Giải đáp thắc mắc này, Tiến sĩ. Bác sĩ Trinh Trùng có trả lời: “Tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường cần tới cơ sở y tế uy tín gần nhất để thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời.
Một số phương pháp được sử dụng chẩn đoán chứng tiểu ra máu ở phụ nữ như:
- Chụp CT, cộng hưởng từ MRI cho phép đánh giá chính xác tình trạng bệnh
- Siêu âm ổ bụng, siêu âm nội soi nhằm phát hiện sỏi, khối u, xác định vị trí bị chảy máu
- Các xét nghiệm như: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu …sàng lọc phát phát hiện tế bào ung thư.
Điều trị chứng bệnh tiểu ra máu bằng thuốc
Đối với những trường hợp bị tiểu ra máu ở mức độ nhẹ, không thường xuyên bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa sử dụng thuốc Tây y.
Một số thuốc được bác sĩ chỉ định bao gồm: Thuốc kháng sinh, kháng nấm, thuốc kháng virus kết hợp với thuốc đặc trị. Thuốc kê theo đơn có tác dụng tiêu diệt tác nhân gây bệnh, làm giảm triệu chứng đi tiểu ra máu, sưng tấy…
Lưu ý để việc điều trị bệnh hiệu quả dứt điểm, người bệnh nên uống thuốc đúng đơn, đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc, đổi loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Điều trị bằng thủ thuật ngoại khoa
Với những trường hợp tiểu ra máu mức độ nặng, có biến chứng và điều trị bằng phương pháp nội khoa không có hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân kết hợp điều trị bằng phương pháp ngoại khoa.
Đối với trường hợp tiểu ra máu gây ra do viêm nhiễm trùng nặng, bác sĩ sử dụng thiết bị sóng ngắn hoặc máy hồng ngoại để tác động ánh sáng sinh học vào các mô viêm nhiễm. Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời kích thích tế bào tăng sinh, tái tạo và hồi phục.
Những trường hợp có sỏi ở thận, bàng quang, nếu kích thước sỏi lớn hơn 20mm, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, mổ nội soi loại bỏ sỏi. Đây là phẫu thuật lớn, người bệnh sẽ cần nằm viện theo dõi và hồi sức.
3 bài thuốc đông y chữa bệnh tiểu ra máu ở nữ giới
Chữa chứng tiểu ra máu ở nữ giới bằng thuốc Đông y là phương pháp an toàn lành tính được khá nhiều chị em lựa chọn. Các bác sĩ khuyến cáo, thuốc Đông y chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, tuyệt đối không thể thay thế phương pháp điều trị theo y học hiện đại.
Ngoài ra, khi sử dụng thuốc Đông y chữa tiểu ra máu, chị em nên sử dụng thuốc theo đơn của lương y, đảm bảo đúng vị thuốc, đúng liều lượng, để không gặp phải tình trạng ngộ độc dược liệu (nôn, mệt mỏi, chóng mặt…)
Một số bài thuốc Đông y chữa tiểu ra máu ở nữ giới bạn có thể áp dụng như:
Bài thuốc 1
Chuẩn bị dược liệu:
- Lá tre 16g
- Cỏ nhọ nồi 16g
- Kim ngân 16g
- Sinh địa 12g
- Mộc hương 12g
- Cam thảo đất mỗi vị 12g
- Tam thất 4g.
Cách sử dụng: Sắc uống 2 lần mỗi ngày.
Bài thuốc 2
Chuẩn bị dược liệu:
- Hoàng bá 12g
- Quy bản 12g
- Rễ cỏ tranh 12g
- Tri mẫu 8g
- Chi tử 8g
- Thục địa 16g
- Cỏ nhọ nồi 16g
Cách thực hiện: Mỗi ngày 1 thang, sắc uống 2 lần.
Bài thuốc số 3
- Chuẩn bị dược liệu:
- Sinh địa, thạch hộc 12g
- Sa sâm, mạch môn 12g
- Rễ cỏ tranh 12g
- Trắc bá diệp 12g
- Kỷ tử 12g
- Cỏ nhọ nồi 16g
- A giao 8g.
Cách thực hiện: Sắc uống 2 lần hàng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
5 bài thuốc nam chữa bệnh tiểu ra máu ở nữ giới
Song song với việc điều trị theo lộ trình của bác sĩ, nếu người bệnh kết hợp ăn uống nghỉ ngơi hợp lý bệnh lý sẽ nhanh chóng hồi phục. Một số bài thuốc nam từ râu ngô,, rau mồng tơi… có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chị em có thể tham khảo áp dụng.
- Chữa tiểu ra máu bằng bột sắn dây
Bột sắn dây có tính mát, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt, thông đường tiết niệu, trị bệnh tiểu đường. Do đó thường được dùng để điều trị tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.
Mỗi ngày người bệnh sử dụng 10g bột sắn dây và hòa với khoảng 200ml nước để uống. Sau khoảng 10 ngày sẽ thấy tình trạng tiểu ra máu thuyên giảm.
- Chữa tiểu ra máu bằng râu ngô
Râu ngô từ lâu đã được biết đến với tác dụng thanh nhiệt và giúp lợi tiểu rất tốt. Do đó sử dụng nước râu ngô mỗi ngày sẽ cải thiện được các triệu chứng tiểu ra máu trông thấy.
Bạn có thể sử dụng nước râu ngô mỗi ngày uống 2 – 3 lần thay thế nước lọc.
- Chữa tiểu ra máu ở phụ nữ bằng rau mồng tơi
Theo Đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, giúp nhuận tràng. Vì thế mà dân gian thường sử dụng loại rau này để chữa các bệnh lý như tiểu ra máu, tiểu buốt,…
Trong bữa cơm hàng ngày chắc chắn bạn đã từng ăn qua các món được chế biến từ mồng tơi. Nếu đang bị tiểu ra máu chị em hãy tích cực ăn các món chế biến từ rau mồng tơi nhé như: mồng tơi luộc, xào, nấu canh cua, canh ngao….
Lưu ý, với những người bị lạnh bụng, đại tiện lỏng thì không nên sử dụng sửu dụng mồng tơi.
- Bí xanh
Bí xanh hay còn gọi là bí đao có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, làm hết phù…Thường được sử dụng để chữa các chứng bệnh như đái ra máu, đái tháo đường…
Uống nước ép bí xanh hằng ngày sẽ giúp chị em cải thiện đáng kể chứng đại tiện ra máu. Ngoài ra, chị em có thể luộc bí xanh ăn trong các bữa cơm hàng ngày và uống cả nước càng tốt.
Cách phòng tránh chứng tiểu ra máu ở nữ giới
Ngoài việc tìm hiểu các cách chữa tiểu ra máu ở nữ giới, chị em cũng nên chú ý xây dựng lối sống khoa học, duy trì các thói quen lành mạnh và thay đổi những thói quen không tốt đến sức khỏe cơ thể. Từ đó nâng cao sức khỏe phòng tránh bệnh tật, trong đó có chứng bệnh tiểu ra máu.
Một số cách phòng tránh chứng tiểu ra máu ở nữ giới cụ thể như:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không nên thụt rửa âm đao bằng nước tẩy rửa mạnh.
- Mỗi khi đi vệ sinh hoặc tắm xong bạn nên lau khô vùng kín để không bị ẩm ướt.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng. Khi quan hệ tình dục với đối tượng lạ cần sử dụng bao cao su để tránh bị nhiễm các bệnh xã hội.
- Chị em nên đi vệ sinh sau khi quan hệ để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
- Thiết lập chế độ ăn khoa học, bổ sung các loại hoa quả, rau xanh
- Thường xuyên tập luyện thể dục, vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày và không nên uống các loại đồ uống có cồn hay có chứa chất kích thích.
- Không nên nhịn đi tiểu, mỗi lần đi tiểu cần loại bỏ hết nước thải ra khỏi bàng quang.
Trên đây là những chia sẻ về cách chữa tiểu ra máu ở nữ giới an toàn hiệu quả. Hi vọng với những thông tin này chị em có thể tìm ra được phương án điều trị bệnh phù hợp với bản thân. Cuối cùng, nếu chị em còn bất cứ thắc mắc gì về vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để nhận được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.