Tổng hợp những vấn đề cần biết về sa âm đạo ở nữ giới
Sa âm đạo là một vấn đề bất thường phổ biến gặp phải ở vùng kín của người phụ nữ tuy nhiên thực tế hiện nay vẫn có rất nhiều chị em chưa hiểu rõ cụ thể, chính xác về tình trạng này. Dù được đánh giá là một hiện tượng không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống và tâm lý và sức khỏe của phái nữ. Vậy sa âm đạo là gì, nguyên nhân gây ra là do đâu và nó ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng cuộc sống của chúng ta bạn đọc hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết chia sẻ dưới đây nhé.
Sa âm đạo là gì?
Sa âm đạo là hiện tượng một hay nhiều bộ phận trong âm đạo hoặc tử cung bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, sa xuống ống âm đạo hay thậm chí là ra ngoài cửa âm đạo, hiện tượng này xảy ra do sự suy yếu của cơ quan sàn chậu. Sa sinh dục bao gồm rất nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau:
- Sa thành trước âm đạo kèm sa niệu đạo và sa bàng quang xảy ra ra khi bàng quang bị sa xuống âm đạo
- Sa thành sau âm đạo kèm sa trực tràng là hiện tượng xảy ra khi
- Sa tử cung: hiện tượng tử cung tụt xuống tới ống âm đạo
- Sa đỉnh âm đạo: hiện tượng phần trên của âm đạo hay cổ tử cung bị sa vào trong ống âm đạo
Sa sinh dục khiến cho chị em gặp phải khó khăn trong vấn đề quan hệ tình dục, gây đi tiểu tiện và đại tiện khó thậm chí là làm tăng nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu, hình thành nên các vết loét ở bên trong âm đạo khi cổ tử cung hay tử cung bị sa ra ngoài.
Triệu chứng khi bị sa âm đạo ở nữ giới
Sa âm đạo đa phần không có triệu chứng điển hình nào bởi các triệu chứng này sẽ còn phải phụ thuộc vào từng cơ quan bị sa xuống. Nếu phải kể đến các biểu hiện của sa sinh dục, chúng ta sẽ thường nhắc đến các dấu hiệu sau:
- Bên trong âm đạo luôn có cảm giác khó chịu như có khối nhô xa ra cửa âm đạo
- Có cảm giác tức và nặng nề ở vùng chậu
- Thắt lưng đau nhức, cơn đau giảm khi khi nằm xuống
- Buồn tiểu thường xuyên
- Tiểu tiện hoặc đại tiện không hết
- Hay bị viêm nhiễm/ nhiễm trùng bàng quang
- Âm đạo chảy máu bất thường
- Ho, hắt hơn, vận động mạnh, cười, hay quan hệ tình dục có hiện tượng rò rỉ nước tiểu
- Đau khi giao hợp
Các chuyên gia cho biết chúng ta hãy chủ động đi thăm khám khi gặp phải bất cứ dấu hiệu bất thường tại vùng kín, đặc biệt là những dấu hiệu đã được chia sẻ trên đây. Đồng thời nên có thói quen đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để kiểm soát tốt, kiểm soát hiệu quả tất cả những bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Nguyên nhân gây sa âm đạo ở nữ giới
Sa âm đạo xảy ra do nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố khác nhau. Như chúng ta cũng biết vai trò của cơ sàn chậu khá quan trọng, nó như chiếc võng có thể hỗ trợ nhiều cơ quan ở khoang chậu. Và khi các cơ này bị suy yếu thì điều này có thể là do hệ quả của việc sinh nở, do sự lão hóa hay do thiếu nồng độ estrogen trong cơ thể người phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh.
Ngoài ra cũng có một số những nguyên nhân gây suy yếu cơ sàn chậu gây sa sinh dục như:
- Tuổi tác: nguy cơ bị sa âm đạo càng tăng khi tuổi càng cao đặc biệt khi đã qua thời kỳ mãn kinh
- Bệnh phổi mãn tính với biểu hiện ho dai dẳng
- Béo phì gây áp lực lớn tới các cơ quan
- Bị táo bón mãn tính, táo bón kéo dài
- Công việc liên quan đến việc phải mang vác vật nặng thường xuyên
- Bị u xơ tử cung
- Hút thuốc lá
- Do di truyền
- Đã từng phẫu thuật nội soi, đẻ mổ, phá thai,…không đảm bảo an toàn
Sa sinh dục có thể dẫn đến viêm loét âm đạo, gây viêm nhiễm lan rộng thậm chí là gây vô sinh khi không được khắc phục sớm, đặc biệt với những trường hợp buộc phải cắt bỏ tử cung. Chủ động đi điều trị sớm sẽ là giải pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Chẩn đoán và điều trị sa âm đạo như thế nào?
Sa âm đạo thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng khi bệnh nhân gặp phải hoặc khi khám sức khỏe phụ khoa tổng quát định kỳ. Các chuyên gia khuyên rằng khi chị em có bất cứ triệu chứng nào của sa sinh dục như căng tức, nặng nề vùng bụng dưới hay thấy sự thay đổi bất thường ở âm đạo thì nên chủ động đi thăm khám sớm
Ngoài việc kiểm tra độ săn chắc của cơ ở âm đạo, tử cung,…người bệnh sẽ được chỉ định kiểm tra bằng cách làm xét nghiệm, siêu âm, chụp CT,..để kiểm tra chức năng bàng quang, chẩn đoán hình ảnh phát hiện các vấn đề bất thường trong khoang chậu
Sa sinh dục có thể điều trị khỏi dễ dàng bằng nhiều cách khác nhau, nhẹ thì có thể khắc phục bằng biện pháp không xâm lấn như tập Kegel hay giảm cân; còn nặng thì cũng có thể can thiệp phẫu thuật.
Phương pháp không xâm lấn
Đây là phương pháp sử dụng các bài tập cơ sàn chậu ( bài tập Kegel) nhằm củng cố cơ,giúp hỗ trợ bàng quang, âm đạo và nhiều cơ quan khác ở trong khoang chậu. Chị em có thể áp dụng bài tập như sau:
- Siết chặt cơ sàn chậu rồi giữ nguyên trong khoảng vài giây và thả lỏng
- Liên tục lặp đi lặp lại từ 8 đến 10 lần và mỗi ngày nên tập thành 3 đợt
Ngoài ra giảm cân cũng là biện pháp để khắc phục hiện tượng sa âm đạo bởi khi bị béo phì, cơ thể bị thừa cân sẽ gây áp lực lớn đến bàng quang và nhiều cơ quan ở khoang chậu. Khi bị sa sinh dục chị em nên biết cách kiểm soát cân nặng một cách hợp lý.
Phẫu thuật
Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp không xâm lấn nhưng không cải thiện được chị em có thể cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật giúp đưa các cơ quan vùng chậu về vị trí ban đầu. Việc phẫu thuật có thể thực hiện qua đường âm đạo hay thực hiện nội soi ổ bụng.
Vì sa sinh dục có nguy cơ tái phát lại bất cứ khi nào kể cả khi người bệnh đã phẫu thuật rồi lại phẫu thuật lại chính bởi vậy mà bên cạnh việc điều trị, chị em khi gặp phải hiện tượng này cũng cần lưu ý đến một số những vấn đề sau đây:
- Xây dựng lối sống lành mạnh, áp dụng chế độ ăn uống khoa học để làm giảm các triệu chứng táo bón mãn tính, duy trì cân nặng ở mức phù hợp giảm nguy cơ sa âm đạo
- Nên ngồi ở tư thế nâng cao chân, không nên đứng lâu một chỗ để làm giảm tác động của trọng lực
- Thường xuyên tập các bài tập cơ vùng chậu, nên tập luyện dưới sự giám sát và theo dõi của chuyên gia vật lý trị liệu là tốt nhất
- Tham khảo về việc sử dụng liệu pháp hormone ở phụ nữ mãn kinh nhằm làm giảm các triệu chứng trong thời kỳ này
- Không bê vác, làm việc nặng gây áp lực lớn lên vùng chậu
Những chia sẻ trên đây là những thông tin mà chị em cần biết về sa âm đạo. Dù rằng chứng bệnh này không thể phòng ngừa nhưng có thể cải thiện khá hiệu quả bởi chế độ ăn uống, bằng các bài tập sàn chậu,…chính bởi vậy nên việc nắm rõ về những thông tin này cũng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức trang bị cho bản thân và áp dụng khi cần. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.