Chuyên gia chia sẻ tìm hiểu cách điều trị viêm bàng quang xuất huyết
Điều trị viêm bàng quang xuất huyết được tiến hành như thế nào? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, bởi căn bệnh này gây ra không ít phiền toái và ảnh hưởng tới sức khoẻ. Trong bài viết sau đây, các chuyên gia đến từ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng sẽ cung cấp các bước trong quy trình điều trị bệnh viêm xuất huyết bàng quang để bạn đọc cùng tìm hiểu.
Bước 1: Nhận biết bệnh viêm bàng quang xuất huyết
Trong quá trình điều trị viêm bàng quang xuất huyết, việc phát hiện những điểm bất thường của cơ thể và thói quen tiểu tiện là tiền đề để người bệnh đặt ra nghi vấn về tình trạng sức khoẻ của bản thân.
Viêm bàng quang xuất huyết chính là tình trạng lớp niêm mạc và mạch máu bên trong bàng quang bị thương tổn, khiến các đốm máu xuất hiện trên bề mặt bàng quang, việc đó có thể gây ra hiện tượng nước tiểu kèm máu. Tùy vào lượng máu lẫn trong nước tiểu, có bốn cấp độ được dùng để phân loại viêm xuất huyết bàng quang:
- Độ I: Viêm bàng quang chảy máu vi thể nên không nhìn thấy được bằng mắt thường.
- Độ II: Bàng quang bị viêm gây chảy máu, người bệnh có thể nhìn thấy nước tiểu lẫn máu có thể có màu hồng hoặc đỏ nhạt.
- Độ III: Hiện tượng nước tiểu có lẫn các cục máu đông nhỏ.
- Độ IV: Các cục máu đông đủ lớn để có thể lấp đầy bàng quang, ngăn chặn dòng nước tiểu và cần được loại bỏ.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm bàng quang xuất huyết có thể là do người bệnh từng trải qua hoá trị, xạ trị, nhất là tại vùng chậu, tuyến tiền liệt, cổ tử cung, bàng quang,… Viêm xuất huyết bàng quang cũng có thể xuất phát từ tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tương tự như các biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu, những triệu chứng viêm bàng quang xuất huyết có thể nghiêm trọng và kéo dài hơn, bạn hãy đi khám ngay nếu nhận thấy các dấu hiệu dưới đây:
- Cảm thấy đau buốt rần rần ở vùng bụng dưới và niệu đạo khi đi tiểu tiện;
- Thường xuyên cảm thấy cần đi tiểu gấp, nếu không sẽ bị són tiểu;
- Mất kiểm soát tiểu tiện;
- Tần suất đi tiểu tiện tăng lên, máu khiến nước tiểu ngày càng đậm màu.
Bước 2: Thăm khám, chẩn đoán viêm bàng quang xuất huyết
Bước kế tiếp trong quy trình điều trị viêm bàng quang xuất huyết mà người bệnh bắt buộc phải thực hiện là đi khám bác sĩ chuyên khoa và làm các xét nghiệm cần thiết để được xác định đúng bệnh lý đang mắc phải. Bởi, các dấu hiệu sớm của viêm bàng quang xuất huyết thường mờ nhạt và không đặc trưng, vì thế việc người bệnh tự nhận diện và chẩn đoán sẽ thiếu chuẩn xác.
Với bất kỳ ai nghi mắc viêm bàng quang xuất huyết, bác sĩ sẽ hỏi các câu hỏi để thu thập các triệu chứng hiện tại và bệnh sử, từ đó nắm được tình trạng sức khỏe của bạn và loại trừ nguy cơ những bệnh lý khác ở bàng quang.
Thêm nữa, dựa vào tiền sử bệnh lý, bác sĩ cũng có thể bước đầu dự đoán căn nguyên gây viêm bàng quang, từ đó chỉ định cho bạn thực hiện phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng thích hợp. Một số phương pháp xét nghiệm dưới đây sẽ giúp tầm soát tình trạng viêm bàng quang hoặc ung thư bàng quang:
- Xét nghiệm máu
Hình thức xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng nhờ chỉ số bạch cầu trong máu. Nếu chỉ số hồng cầu giảm mà bạch cầu tăng, khả năng cao là bạn đang mắc bệnh viêm nhiễm.
- Xét nghiệm nước tiểu
Môi trường nước tiểu có thể chứa lượng lớn vi khuẩn khi cơ thể đang bị nhiễm trùng. Để chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn lấy mẫu nước tiểu vào rồi đem đi phân tích. Nếu phát hiện thấy các tác nhân gây bệnh trong quá trình xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định các loại kháng sinh đặc trị tương ứng với từng căn nguyên.
- Siêu âm hoặc chụp MRI
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh này có thể giúp bác sĩ đưa ra kết luận về mức độ nghiêm trọng của bệnh, sau khi quan sát hình thái và độ dày của thành bàng quang.
- Nội soi bàng quang
Phương pháp nội soi được thực hiện để quan sát hiện trạng bên trong bàng quang thông qua ống luồn có gắn camera và đèn nhỏ. Bác sĩ tiến hành đưa ống nội soi từ niệu đạo đến bàng quang để theo dõi trực quan, sau đó có thể đưa thêm một ống dẫn nước tiểu ra ngoài.
Bước 3: Lựa chọn phương pháp và thực hiện điều trị viêm bàng quang xuất huyết
Theo các chuyên gia, phương pháp điều trị viêm bàng quang xuất huyết được xác định tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh lý, cụ thể như sau:
Điều trị bằng thuốc
Viêm bàng quang xuất huyết do nguyên nhân nhiễm trùng có thể được điều trị hiệu quả bằng một số loại thuốc kháng sinh như amoxicillin, ciprofloxacin và nitrofurantoin, với điều kiện các triệu chứng của người bệnh không quá nặng.
Thuốc kháng sinh được dùng trong điều trị với mục đích ngăn chặn sự sinh sôi của hại khuẩn trong bàng quang. Trong một vài trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau cho người bệnh để khắc phục triệu chứng phiền toái này.
Nếu điều trị viêm xuất huyết bàng quang bằng phác đồ kháng sinh, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng mà bác sĩ chỉ định, không được tự tiện ngừng dùng thuốc cho dù các triệu chứng thuyên giảm hay biến mất. Việc sử dụng kháng sinh sai cách sẽ gây suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, cũng như làm giảm khả năng hấp thụ thuốc vào các liệu trình điều trị sau này.
Phẫu thuật
Đối với người mắc bệnh viêm bàng quang xuất huyết, nếu bị mất nhiều máu hoặc có huyết khối làm tắc cổ bàng quang, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý đông máu bằng một ống thông chuyên dụng.
Mặt khác, bàng quang xuất huyết cũng có thể được điều trị, cầm máu bằng kỹ thuật đốt điện hoặc laser. Trước khi thực hiện các thủ thuật này, bác sĩ sẽ đưa ống soi vào trong bàng quang của người bệnh, việc này là để xác định đúng các vị trí chảy máu cần được xử lý.
Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang là biện pháp cuối cùng được áp dụng trong những trường hợp xuất huyết bàng quang nghiêm trọng gây đau đớn dữ dội, các bệnh nhân kém hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Bước 4: Chăm sóc phục hồi sau khi điều trị viêm xuất huyết bàng quang
Sau khi kết thúc quá trình điều trị viêm bàng quang xuất huyết, nếu người bệnh không chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe, cải thiện lối sống và thói quen vệ sinh, bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần, thậm chí tiến lên mãn tính.
Để hỗ trợ người bị viêm bàng quang xuất huyết rút ngắn thời gian điều trị và phòng tránh tái phát, các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đã đề xuất một số chú ý mà người bệnh cần tuân thủ. Theo đó, các hoạt động hỗ trợ điều trị, kiểm soát tốt sức khoẻ tiết niệu và ngăn ngừa viêm bàng quang trở lại mà bạn nên thực hiện bao gồm:
- Uống đủ nước, tối thiểu là 2 lít mỗi ngày để hệ tiết niệu hoạt động trơn tru hơn;
- Không được nhịn tiểu quá lâu vì việc này sẽ tạo áp lực lên bàng quang và khiến viêm nhiễm sớm trở lại;
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa chất kích thích thần kinh như cà phê, trà, rượu bia,…
- Người bệnh nên tiến hành tập vật lý trị liệu bàng quang để cải thiện chức năng.
Vừa rồi là những chia sẻ về việc điều trị viêm bàng quang xuất huyết, hy vọng có thể giúp bạn đọc trang bị thêm cho bản thân những kiến thức bổ ích để nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khoẻ. Mọi thắc mắc còn lại cần đến chuyên gia hỗ trợ giải đáp, bạn đọc xin vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn 0243.9656.999.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.