Đi tiểu buốt và đau bụng dưới cảnh báo bệnh gì? [7+ bệnh lý điển hình]
Đi tiểu buốt và đau bụng dưới là triệu chứng có thể gặp phải ở cả nam giới và nữ giới, tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Vậy tiểu buốt đau bụng dưới, đau lưng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Để tìm được câu trả lời hãy đọc ngay bài chia sẻ dưới đây nhé.
Đi tiểu buốt và đau bụng dưới là như thế nào?
Đi tiểu buốt và đau bụng dưới là cảm giác đau rát hay đau buốt như kim châm mỗi lần đi tiểu tiện. Bạn có thể cảm nhận rõ ràng sự khó chịu này mỗi khi nước tiểu được bài tiết ra ngoài hay cảm giác từ bên cơ thể.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể thấy xuất hiện cảm giác đau vùng bụng dưới mỗi lần đi tiểu. Những triệu chứng này có thể xuất hiện ở cả nữ giới và nam giới, trong đó nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn ở nam giới.
Bị đi tiểu buốt và đau bụng dưới là bệnh gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, hiện tượng đi tiểu buốt và đau bụng dưới thường có mối liên quan đến các bệnh lý đường tiết niệu hay các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Vậy đau bụng dưới rốn và đi tiểu buốt là bị bệnh gì, có nguy hiểm không?
1. Bệnh lậu
Nếu gặp phải tình trạng đi tiểu buốt rát và đau bụng dưới mà trước đó có quan hệ tình dục không an toàn hay quan hệ với gái mại dâm thì rất có thể bạn đã mắc bệnh lậu. Đây là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do lậu cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra với những triệu chứng điển hình dưới đây:
- Đi tiểu đau rát, cảm giác buốt dọc niệu đạo như kim châm.
- Bộ phận sinh dục chảy dịch mủ đặc, màu xanh hay vàng xanh.
- Lỗ niệu đạo – bao quy đầu sưng tấy, phù nề.
- Vùng thắt lưng và vùng chậu bị đau.
- Nước tiểu có lẫn mủ, trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến sốt nhẹ, cơ thể ớn lạnh.
Bệnh lậu có thể lây truyền cho người thân xung quanh nếu bạn không sớm điều trị. Nguy hiểm hơn, bệnh còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới nên bạn cần hết sức chú ý.
2. Viêm bàng quang
Tiểu buốt đau bụng dưới, đau lưng còn có thể do bệnh viêm bàng quang gây ra. Viêm bàng quang xảy ra do sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn ngoài thông qua niệu đạo, trong đó vi khuẩn E.Coli là tác nhân điển hình. Một số triệu chứng có thể gặp phải khi bị viêm bàng quang bao gồm:
- Đi tiểu đau buốt và đau bụng dưới.
- Tiểu ra máu hoặc mủ, nước tiểu đục màu và có mùi hôi lạ.
- Thường xuyên bị tiểu gấp, tiểu rắt, vừa đi tiểu xong vẫn thấy muốn đi tiếp.
- Sốt nhẹ, ớn lạnh…
3. Bệnh viêm niệu đạo
Đi tiểu buốt và đau bụng dưới còn có thể do bệnh viêm niệu đạo gây ra. Bệnh lý này xảy ra do sự nhiễm trùng qua đường sinh dục bởi các tác nhân điển hình như E.Coli, Chlamydia, lậu cầu khuẩn (gây viêm niệu đạo do lậu)…
Triệu chứng điển hình của bệnh là tình trạng bí tiểu, tiểu đau tức với những cơn đau ở bụng dưới hoặc bàng quang. Ngoài ra, khi mắc viêm niệu đạo bạn còn có thể đối mặt với một số triệu chứng khác như:
- Tiểu nhiều, tiểu gấp
- Tiểu ra máu hoặc tiểu ra mủ
- Niệu đạo sưng đau, cảm giác xót buốt, khó chịu ở lỗ niệu đạo.
- Có dịch trắng như mủ chảy ra từ âm đạo (nữ giới) hay dương vật (nam giới).
4. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Là một trong những nguyên nhân điển hình nhất gây tình trạng tiểu buốt đau bụng dưới, đau lưng. Đường tiết niệu bao gồm niệu đạo, niệu quản – bàng quang và thận, do vậy viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào.
Các triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu điển hình bao gồm:
- Thường xuyên mót tiểu, cảm giác buốt rát khi tiểu tiện.
- Nước tiểu khai nồng, đôi khi có lẫn máu và mủ.
- Đau bụng dưới, tiểu buốt sau khi quan hệ, trong và sau khi tiểu tiện.
- Vùng sinh dục ngứa ngáy,
5. Đi tiểu buốt và đau bụng dưới sỏi niệu đạo
Người bệnh bị sỏi niệu đạo có thể gặp phải các triệu chứng như tiểu nhiều, tiểu bí hay khó tiểu, tiểu ra máu. Nếu có sỏi, người bệnh còn có thể bị đau quặn ở mạn sườn, đau bụng dưới, đau lưng…nguyên nhân là do nước tiểu không được bài tiết gây đau quặn.
6. Tiểu buốt đau bụng dưới ở nam giới do viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt chỉ xảy ra ở nam giới và thường gặp nhất ở độ tuổi trung niên. Khi tiền liệt tuyến bị viêm, người bệnh có cảm giác luôn buồn tiểu, bụng dưới đau nóng mỗi khi đi tiểu, đau nhức dương vật khi quan hệ tình dục.
Tuyến tiền liệt không chỉ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và sinh sản của nam giới mà còn có trách nhiệm trong quá trình bài tiết nước tiểu. Do vậy, nam giới khi đái buốt và đau bụng dưới thì có thể đã bị viêm tiền liệt tuyến.
7. Đau bụng dưới, đi tiểu buốt ở nữ do ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung chủ yếu do nhiễm virus HPV bao gồm 200 chủng virus liên quan và một phần lây truyền qua đường tình dục. Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính, xảy ra khi các tế bào biểu mô tuyến cổ tử cung phát triển bất thường mất kiểm soát, xâm lấn ra khu vực xung quanh và di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể.
Ung thư cổ tử cung phát triển âm thầm, nên ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng điển hình. Theo các bác sĩ chuyên khoa, một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh là thói quen đi tiểu thay đổi bất thường. Người bệnh sẽ đi tiểu nhiều hơn và tiểu gấp hơn bình thường, xuất hiện những cơn đau bụng dưới hay vùng chậu.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác của ung thư cổ tử cung bao gồm chảy máu âm đạo bất thường, khí hư có màu nâu đen…
Đi tiểu bị buốt và đau bụng dưới phải làm sao?
Mặc dù đi tiểu buốt và đau bụng dưới không đe dọa trực tiếp tới tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày, khả năng sinh sản và sức khỏe của người bệnh. Do đó, hãy chủ động đi khám chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân bệnh lý, từ đó được tư vấn hướng điều trị phù hợp, hiệu quả.
1. Cách chữa đi tiểu buốt đau bụng dưới bằng thuốc
Với một số trường hợp đi tiểu đau buốt và đau bụng dưới mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị tại nhà như sau:
- Thuốc kháng sinh: Nhóm Quinolon, Cephalosporin thế hệ mới.
- Thuốc giảm đau: Nospa (đường tiêm hoặc đường uống), Diclofenac, Paracetamol, Meteospasmyl.
- Thuốc cầm máu: Goserelin, Tranexamic acid (tiêm hoặc uống), Flutamide.
Lưu ý: Người bệnh chỉ được dùng thuốc khi có sự chỉ định điều trị từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua thuốc và điều trị tại nhà khi không có hướng dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm.
2. Cách chữa đi tiểu buốt và đau bụng dưới bằng ngoại khoa
Trong trường hợp đau bụng dưới và đi tiểu buốt điều trị bằng thuốc không hiệu quả hay một số bệnh lý đặc biệt như sỏi thận, viêm tuyến tiền liệt…bệnh nhân cần được điều trị bằng phác đồ điều trị hiệu quả hơn.
Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng là địa chỉ chuyên khoa điều trị bệnh nam khoa, phụ khoa và bệnh xã hội hiệu quả, đã nhận được sự tin chọn của hàng triệu bệnh nhân.
Sau khi thăm khám, căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh tiểu buốt đau bụng dưới mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả.
- Đối với bệnh lậu: Phương pháp trị liệu CRS II kết hợp Đông Tây y
Ưu điểm: Tiêu diệt triệt để vi khuẩn lậu, ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh, tăng hiệu quả hấp thu thuốc, ngăn ngừa tái phát – biến chứng, rút ngắn thời gian hồi phục.
- Đối với viêm tuyến tiền liệt: Kết hợp làm tan can thiệp tiền liệt tuyến
Ưu điểm: Hỗ trợ tiêu viêm, giảm sưng đau tại tuyến tiền liệt, loại bỏ các triệu chứng tiểu nhiều, tiểu đau buốt, phục hồi chức năng sinh lý…
3. Cách phòng ngừa đi tiểu buốt và đau bụng dưới hiệu quả
Bên cạnh việc tuân thủ điều trị đái buốt và đau bụng dưới theo chỉ định từ bác sĩ thì để ngăn ngừa bệnh tái phát cũng như biến chứng không mong muốn, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Uống đủ nước: Uống tối thiểu 1,5-2 lít nước mỗi ngày để tăng bài tiết nước tiểu, đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng ngược dòng từ niệu đạo lên thận.
- Không nhịn tiểu: Nếu nhịn tiểu tiện sẽ khiến nước tiểu ứ đọng, tạo điều kiện vi khuẩn tấn công lên thận, lâu dần có thể hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu.
- Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ: Giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập và tấn công ống dẫn tiểu, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả.
- Quan hệ tình dục an toàn: Ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như các bệnh viêm nhiễm vùng sinh dục.
- Khám sức khỏe định kỳ: Chủ động bảo vệ sức khỏe và có thể phát hiện bệnh sớm (nếu có) và điều trị hiệu quả từ đầu.
Khi phát hiện triệu chứng đi tiểu buốt và đau bụng dưới, người bệnh nên chủ động thăm khám và chú ý tuân thủ điều trị từ bác sĩ, tuyệt đối không tự dùng thuốc hay điều trị theo biện pháp không có căn cứ. Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ số hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.