Dấu hiệu viêm mào tinh hoàn có dễ nhận biết không?
Dấu hiệu viêm mào tinh hoàn có dễ nhận biết không là thắc mắc của nhiều quý ông. Viêm mào tinh hoàn là bệnh lý ở cơ quan sinh dục nam. Bệnh không đe dọa trực tiếp tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng cuộc sống. Trường hợp nặng không được chữa trị kịp thời, đúng cách có thể gây vô sinh.
Đi tìm nguyên nhân viêm mào tinh hoàn
Trước khi nhận biết các dấu hiệu viêm mào tinh hoàn, nam giới cần nắm rõ một số thông tin khác liên quan tới căn bệnh này. Viêm mào tinh hoàn là bệnh lý nam khoa nguy hiểm. Nếu không phát hiện sớm, có phương án điều trị thích hợp sẽ dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Theo bác sĩ nam khoa, viêm mào tinh hoàn thường gặp ở quý ông trong độ tuổi 18 – 40. Hơn 80% trường hợp viêm mào tinh hoàn do nhiễm khuẩn từ bàng quang, tuyến tiền liệt, bệnh lây qua đường tình dục như lậu (Bệnh lậu lây qua con đường nào? Bệnh lậu có lây qua đường ăn uống không?), Chlamydia,… Ngoài ra:
- Đối tượng có tiền sử mắc bệnh xã hội hoặc suy giảm miễn dịch khiến mào tinh hoàn dễ bị viêm nhiễm nhất
- Nam giới từng phẫu thuật đường tiết niệu hoặc đặt ống thông tiểu
- Nam giới bị dài/hẹp bao quy đầu khiến đường tiết niệu có cấu trúc bất thường
- Nam giới có đời sống tình dục phức tạp, quan hệ tình dục với nhiều người không sử dụng bất cứ biện pháp phòng tránh nào
- Nam giới có ý thức kém trong việc vệ sinh bộ phận sinh dục, nhất là trước và sau quan hệ,… Khiến vi khuẩn, tạp khuẩn, virus có cơ hội xâm nhập và lây bệnh
- Nam giới mắc chứng phì đại tuyến tiền liệt
- Nam giới mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu,… Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan gây viêm nhiễm ngược dòng sang bộ phận khác, trong đó có mào tinh hoàn.
- Trường hợp cá biệt, nam giới mắc bệnh lao có thể dẫn tới viêm mào tinh hoàn
Cảnh Báo – Viêm tinh hoàn: Hệ lụy vô sinh & cách giảm biến chứng hiệu quả
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm mào tinh hoàn
Như mọi người đã biết, viêm mào tinh hoàn có thể gây suy giảm nhu cầu sinh lý, đe dọa sức khỏe sinh sản. Vì vậy, tìm hiểu và nhận biết dấu hiệu viêm mào tinh hoàn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
- Một là, giúp việc thăm khám, chữa trị trở nên đơn giản, hiệu quả
- Hai là, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, ngăn chặn bệnh tái phát
- Ba là, bảo vệ tính mạng, tránh biến chứng nguy hiểm
Làm cách nào để nhận biết viêm mào tinh hoàn có triệu chứng gì? Viêm mào tinh hoàn là hiện tượng nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn xảy ra tại mào tinh hoàn. Tùy thuộc từng nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng viêm mào tinh có sự khác nhau.
Nam giới bị viêm mào tinh có thể gặp một số triệu chứng lâm sàng như:
- Cảm giác nóng rát, đau nhức ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn, triệu chứng đau rát tăng lên khi bệnh nhân đại tiện, vận động mạnh.
- Xuất hiện tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi tiểu hoặc tiểu ra máu
- Bìu sưng tấy, da bìu đỏ
- Dương vật tiết dịch mủ, có mùi hôi khó chịu
- Đau khi quan hệ tình dục và đau khi xuất tinh, có trường hợp xuất tinh ra máu
- Sốt toàn thân, cảm giác ớn lạnh, xuất hiện hạch bạch huyết gây đau ở bẹn, xương chậu, thắt lưng, bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi,…
Thực tế, dấu hiệu viêm mào tinh hoàn có diễn biến phức tạp. Khi phát bệnh, nam giới sẽ trải qua 2 giai đoạn: Cấp tính và mãn tính. Mỗi giai đoạn, triệu chứng nhận biết hoàn toàn khác nhau.
Viêm mào tinh hoàn giai đoạn cấp tính
- Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên có cảm giác khó chịu ở tinh hoàn
- Da bìu sưng đỏ, phù nề, vùng háng có cảm giác đau
- Mào tinh hoàn sưng to, sờ tay vào có cảm giác đau, cứng
- Tiểu ra máu, cơ thể sốt cao
Thông thường, các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn này diễn ra khoảng 1 – 2 ngày. Nếu không chữa trị kịp thời, đúng cách triệu chứng nghiêm trọng hơn và bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Viêm mào tinh hoàn giai đoạn mãn tính
Dấu hiệu viêm mào tinh hoàn giai đoạn mãn tính xảy ra khi nam giới không điều trị sớm hoặc điều trị không đúng phương pháp. Lúc này, triệu chứng bệnh dần nặng nề hơn.
- Tinh hoàn to dần lên, bắt đầu xơ cứng
- Cảm giác đau kéo dài, dữ dội khiến người bệnh mệt mỏi, giảm sút công việc, học tập
- Tiểu buốt, tiểu rắt, dịch mủ đọng ở lỗ tiểu,…
Các triệu chứng này tồn tại liên tục trên 6 tuần và kèm biến chứng nguy hiểm nếu nam giới chủ quan, chậm trễ trong việc chữa trị.
Viêm mào tinh hoàn mãn tính có chữa được không?
Đối với các dấu hiệu viêm mào tinh hoàn giai đoạn mãn tính, việc chữa trị có khó không? Theo bác sĩ CKI Ngoại tổng hợp Đỗ Quang Thế, viêm mào tinh hoàn mãn tính hoàn toàn có thể chữa được.
Tuy nhiên, nếu kết quả điều trị như ý muốn, nam giới cần chủ động trong việc thăm khám. Dựa vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ thích hợp.
Do đó, khi xuất hiện triệu chứng viêm mào tinh hoàn mãn tính. Người bệnh nhanh chóng đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng để thăm khám, điều trị theo đúng phác đồ bác sĩ đưa ra.
Bình Chọn : [ Khám Viêm Tinh Hoàn ở đâu ] – Địa chỉ, chi phí và thời gian nhanh cho bệnh nhân
Phác đồ điều trị viêm mào tinh hoàn hiệu quả
Nhận biết được các dấu hiệu viêm mào tinh hoàn, việc điều trị cần được triển khai càng sớm càng tốt. Căn bệnh này nên được chữa trị theo hướng khắc phục nhiễm trùng tiềm ẩn và giảm triệu chứng.
Cách chữa viêm mào tinh hoàn tại nhà
Trường hợp viêm mào tinh hoàn mức độ nhẹ, bệnh nhân nên nghỉ ngơi tại chỗ. Kết hợp với một số biện pháp bổ sung dưới đây để khắc phục và kiểm soát triệu chứng:
- Hạn chế nâng vật nặng
- Sử dụng túi lạnh để chườm vào bìu nhằm giảm sưng, đau
- Nâng cao bìu, ít nhất 2 ngày
- Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bệnh được chữa khỏi
Kháng sinh điều trị viêm mào tinh hoàn
Khi phát hiện các dấu hiệu viêm mào tinh hoàn, ngoài việc áp dụng giải pháp tại nhà. Bệnh nhân nên tham khảo phương pháp dùng thuốc. Một số thuốc được bác sĩ kê đơn:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc được bác sĩ kê giúp loại bỏ tình trạng nhiễm trùng do nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh thường dùng: Doxycycline, ciprofloxacin,… Thời gian dùng thuốc 4 – 6 tuần. Không dùng hơn để tránh tình trạng kháng kháng sinh.
- Thuốc giảm đau: Bên cạnh thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân thuốc giảm đau. Một số thuốc giảm đau: Ibuprofen, codein,…
- Thuốc chống viêm: Tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng. Một số thuốc chống viêm: Ketorolac (toradol), piroxicam (feldene),…
Khuyến cáo: Hầu hết thuốc tây y đều để lại tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối tuân thủ chỉ định bác sĩ. Không sử dụng quá liều lượng quy định hoặc ngưng thuốc khi chưa hết liệu trình.
Điều trị viêm mào tinh hoàn bằng ngoại khoa
Trường hợp các dấu hiệu viêm mào tinh hoàn do tình trạng dài/hẹp bao quy đầu gây ra. Bệnh nhân nên đi thăm khám bác sĩ để được chỉ định cắt bao quy đầu.
Nếu đang ở Hà Nội, nam giới hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây là đơn vị y tế chuyên khoa cắt bao quy đầu bằng công nghệ surkon.
Ưu điểm:
- Hạn chế đau đớn và chảy máu
- Không để lại sẹo xấu sau thủ thuật
- Thời gian hồi phục vết thương nhanh chóng
- Hạn chế nguy cơ tái phát và nhiễm trùng
- Không tốn thời gian tháo băng, cắt chỉ vì dập ghim, khoảng 7 – 10 ngày là ghim tự bong
Qua nội dung trong bài, nam giới đã nắm rõ các dấu hiệu viêm mào tinh hoàn. Trong đó, việc chủ động điều trị vô cùng quan trọng, giúp quý ông phòng tránh được những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp miễn phí.
Tìm kiếm có liên quan
- Phác đồ điều trị viêm mào tinh hoàn
- Cách chữa viêm mào tinh hoàn tại nhà
- Kháng sinh điều trị viêm mào tinh hoàn
- Viêm mào tinh hoàn uống thuốc gì
- Viêm tinh hoàn có tự khỏi
- Cách điều trị viêm tinh hoàn tại nhà
- Viêm mào tinh hoàn mãn tính có chữa được không
- Viêm mào tinh hoàn có lây không
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.