Tìm hiểu về bệnh ẩn tinh hoàn có gây vô sinh không?
Ẩn tinh hoàn là bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh nam, xảy ra khi tinh hoàn không di chuyển xuống bìu mà nằm ở các vị trí bất thường khác. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, tình trạng này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không can thiệp kịp thời, đặc biệt khi bước vào tuổi trưởng thành, tinh hoàn ẩn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm nguy cơ vô sinh.
Bài viết dưới đây với sự tham vấn từ các chuyên gia tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ cung cấp những thông tin quan trọng xoay quanh nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết tinh hoàn ẩn cũng như các phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả để bạn hiểu rõ hơn và có hướng xử lý phù hợp.
Ẩn tinh hoàn là gì?
Ẩn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn không di chuyển xuống bìu như bình thường mà nằm trong ổ bụng, ống bẹn hoặc chỉ xuống bìu một phần. Đây là dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ sơ sinh nam, đặc biệt là trẻ sinh non. Theo thống kê:
- Khoảng 3-5% trẻ nam sinh đủ tháng mắc ẩn tinh hoàn.
- Ở trẻ sinh non, nguy cơ mắc có thể lên đến 30%.
- Trong hầu hết trường hợp, tinh hoàn sẽ tự di chuyển xuống bìu trong 6 tháng đầu đời. Nếu không, trẻ có thể cần can thiệp y tế.
Khoảng 80-90% trường hợp ẩn tinh hoàn xảy ra ở một bên, trong khi chỉ khoảng 10-20% trẻ bị cả hai bên. Dù ít gặp hơn, ẩn tinh hoàn hai bên lại có nguy cơ vô sinh cao hơn nhiều nếu không được điều trị kịp thời.
Các yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ mắc ẩn tinh hoàn
Ẩn tinh hoàn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Sinh non, nhẹ cân: Trẻ sinh trước 37 tuần hoặc có cân nặng thấp dưới 2.5 kg khi chào đời.
- Di truyền: Trẻ có nguy cơ cao hơn nếu bố hoặc anh trai từng bị tinh hoàn ẩn.
- Ảnh hưởng từ mẹ khi mang thai: Mẹ mắc tiểu đường, béo phì thai kỳ, hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc, hay phơi nhiễm với hóa chất độc hại.
- Bệnh lý bẩm sinh: Trẻ bị hội chứng Down, bất thường thành bụng, thoát vị bẹn, dị tật cơ quan sinh dục thường có nguy cơ cao hơn.
Ẩn tinh hoàn có gây vô sinh không?
Ẩn tinh hoàn thường được chẩn đoán và điều trị từ sớm do phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số bệnh nhân đến tuổi trưởng thành mới phát hiện bệnh, nguyên nhân thường do không được chẩn đoán từ nhỏ hoặc xuất phát từ chấn thương/phẫu thuật trước đó.
Các chuyên gia y tế cảnh báo: Nếu không được xử trí sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng bao gồm vô sinh, thiếu hụt hormone nam giới và tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn.
- Nguy cơ vô sinh cao: Tinh hoàn nằm trong ổ bụng hoặc ống bẹn sẽ chịu nhiệt độ cao, làm suy giảm chức năng sản xuất tinh trùng, dẫn đến giảm khả năng sinh sản.
- Nguy cơ ung thư tăng gấp 5-10 lần: Bệnh nhân tinh hoàn ẩn có tỷ lệ mắc ung thư tinh hoàn cao hơn 5-10 lần so với người bình thường.
- Kèm theo thoát vị bẹn: Tình trạng này thường đi kèm thoát vị bẹn, có thể gây đau đớn và cần phải phẫu thuật điều trị.
- Rối loạn nội tiết tố nam: Trường hợp cả hai tinh hoàn đều ẩn có thể gây thiếu hụt testosterone, dẫn đến giảm ham muốn tình dục và rối loạn chức năng cương dương,…
Triệu chứng của bệnh ẩn tinh hoàn
Thông thường, có thể nhận biết dấu hiệu ẩn tinh hoàn qua quan sát túi bìu. Nếu chỉ bị một bên, túi bìu bên đó sẽ nhỏ hơn hoặc xẹp lép so với bên còn lại. Nếu cả hai bên đều bị ẩn, túi bìu sẽ nhỏ và xẹp hoàn toàn.
Triệu chứng tinh hoàn ẩn ở bé trai: Phụ huynh có thể nhận biết khi thấy túi bìu không cân đối, sờ vào bìu trống rỗng hoặc chỉ có một bên tinh hoàn. Khi sờ nắn không thấy đủ hai tinh hoàn mà lại cảm nhận được tinh hoàn nằm ở ống bẹn, trẻ có thể mắc tình trạng này.
Triệu chứng tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành không có nhiều khác biệt với những biểu hiện cơ bản nhưng lại gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn.
- Người bệnh tự sờ thấy trong bìu không có tinh hoàn hoặc cảm nhận một khối u nổi lên ở ống bẹn.
- Bìu kém phát triển, mức độ càng nặng khi tinh hoàn ẩn ở vị trí càng cao.
- Người bệnh chỉ sờ thấy một bên tinh hoàn, có thể do:
– Tinh hoàn co rút bình thường, di chuyển giữa bìu và bẹn nhưng tự xuống lại bìu khi thăm khám – hiện tượng bình thường do phản xạ cơ bìu.
– Tinh hoàn bị ẩn nếu quay ngược lên bẹn và không thể dùng tay đưa xuống bìu, đây là dấu hiệu bất thường cần đi thăm khám ngay.
- Dấu hiệu dậy thì bất thường ở người lớn xảy ra khi hai tinh hoàn đều ẩn, dẫn đến nồng độ testosterone thấp có thể gây ra:
– Ít lông trên cơ thể, giọng nói không trầm như nam giới bình thường
– Giảm ham muốn tình dục, khó cương cứng.
– Phát triển mô vú bất thường.
Có những phương pháp nào chữa ẩn tinh hoàn hiệu quả?
Việc điều trị tinh hoàn ẩn sẽ phụ thuộc vào triệu chứng, mức độ nghiêm trọng, tuổi tác và sức khỏe chung của người bệnh. Trong một số trường hợp, tinh hoàn có thể tự di chuyển xuống bìu khi trẻ từ 3 đến 6 tháng mà không cần can thiệp điều trị gì.
Các trường hợp tinh hoàn không tự di chuyển xuống bìu cần được can thiệp y tế kịp thời nhằm đưa tinh hoàn về đúng vị trí giải phẫu.
- Điều trị bằng thuốc
Trẻ sơ sinh sẽ được bác sĩ sử dụng hCG tiêm để điều trị. Đây là một hormone từ nhau thai, giúp kích thích tinh hoàn phát triển và di chuyển xuống vị trí đúng trong bìu. Một nghiên cứu quốc tế trên 232 trẻ từ 6 đến 14 tuổi bị tinh hoàn ẩn, với tổng cộng 440 tinh hoàn lệch vị trí, cho thấy tỷ lệ đáp ứng chung với hCG là 40%. Trong đó, tinh hoàn nằm ở ống bẹn có tỷ lệ đáp ứng 49%, và cao nhất là tinh hoàn ở gốc bìu, với 72% di chuyển xuống bìu sau khi điều trị.
- Phẫu thuật
Thời gian tiến hành phẫu thuật sẽ dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, ca phẫu thuật được thực hiện khi trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 18 tháng. Việc điều trị sớm bằng phẫu thuật giúp giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra sau này do tinh hoàn ẩn.
- Liệu pháp Hormone
Một số hormone có tác dụng thúc đẩy cơ thể tạo ra testosterone. Việc tiêm gonadotropin màng đệm dưới da hoặc vào cơ sẽ hỗ trợ tinh hoàn di chuyển xuống bìu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định, và bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các rủi ro, lợi ích cũng như tác dụng phụ trước khi tiến hành.
- Đặt tinh hoàn nhân tạo
Trong trường hợp người bệnh mất một hoặc cả hai tinh hoàn do một nguyên nhân nào đó hoặc bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật, tinh hoàn nhân tạo có thể được đặt vào để bìu trông bình thường, từ đó hỗ trợ ổn định tâm lý cho người bệnh. Việc đặt tinh hoàn nhân tạo có thể được thực hiện sau ít nhất 6 tháng kể từ khi can thiệp vào bìu hoặc sau giai đoạn dậy thì.
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng hiện là địa chỉ uy tín hàng đầu trong điều trị các bệnh nam khoa, đặc biệt là bệnh ẩn tinh hoàn – với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm, đều có ít nhất 30 năm trong nghề.
Những chuyên gia có tên tuổi như Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng, bác sĩ CKII Ngô Việt Thành, bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế… luôn tận tâm mang đến giải pháp chữa bệnh hiệu quả và an toàn.
Phòng khám nằm ở địa chỉ 193C1 phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, có vị trí đắc địa ngay giữa trung tâm, hoạt động linh hoạt từ 8h – 20h30, hỗ trợ đặt hẹn khám trước và tư vấn online dành cho những ai còn băn khoăn hay e ngại. Chat ngay tại đây hoặc liên hệ hotline 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.