Buồn tiểu nhưng không đi được: Triệu chứng không nên coi thường
Buồn tiểu nhưng không đi được là triệu chứng nhiều người từng trải qua. Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh nhân rơi vào trạng thái khổ sở, khó chịu, ảnh hưởng công việc, sinh hoạt, sức khỏe. Vậy nguyên nhân mắc tiểu mà không đi được do đâu? Theo dõi nội dung dưới đây để biết cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Tìm hiểu hiện tượng buồn đái nhưng không đi được
Buồn tiểu nhưng không đi được khiến bệnh nhân thấy bí tiểu, căng tức bàng quang, khó chịu. Thông thường, có một lượng nước tiểu từ 250 – 800ml trong bàng quang sẽ gây cảm giác kích thích buồn tiểu. Nếu thành bàng quang bị xơ do viêm mãn tính, bàng quang co bóp yếu, không thể tống nước tiểu ra ngoài được.
Theo bác sĩ Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, buồn đái nhưng không thể đi còn gọi là bí tiểu, bao gồm 2 dạng:
- Bí tiểu cấp tính: Người bệnh không thể đi tiểu bình thường được, phải cố rặn mới ra vài giọt nước tiểu. Bàng quang đau tức bụng, xuất hiện cơn co thắt.
- Bí tiểu mãn tính: Do bí tiểu cấp tính kéo dài, nước tiểu tồn đọng trong bàng quang tăng lên, khả năng tống nước tiểu của bàng quang kém đi. Bàng quang bị co giãn trầm trọng, kích thước lớn, dần mất khả năng co bóp.
Mỏi đái nhưng không đi được cảnh báo bệnh gì?
Buồn tiểu nhưng không đi được do nhiều nguyên nhân gây ra. Ngoài tác nhân dị vật ở bàng quang, chứng táo bón kéo dài,… tình trạng này còn cảnh báo những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Dưới đây là 5 bệnh lý điển hình:
#1 Nhiễm trùng đường tiết niệu
Là tình trạng viêm nhiễm tại niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận, do nhiễm khuẩn E.Coli. Bệnh thường gặp ở người đã có quan hệ tình dục.
- Triệu chứng: Sưng, rát tại vị trí viêm, bít tắc đường tiểu, gây bí tiểu, nước tiểu đục và có mùi khai nồng, cảm giác đau buốt khi tiểu.
#2 Hẹp niệu đạo
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn lậu cầu, do sẹo sau khi bị thương ở dương vật, do nhiễm khuẩn ở bao quy đầu.
- Triệu chứng: Khó khăn khi bắt đầu đi tiểu, bí tiểu, đau khi tiểu, dòng chảy yếu, tiểu nhỏ giọt, máu trong nước tiểu, đau vùng chậu, giảm lực xuất tinh,…
#3 Buồn tiểu nhưng không đi được ở nam – Bệnh tiền liệt tuyến
Buồn tiểu nhưng không đi được cảnh báo bệnh tuyến tiền liệt, điển hình là viêm tuyến tiền liệt.
Triệu chứng: Tiểu khó, không đi tiểu được, tiểu cảm giác buốt, rát, đau bẹn bìu, xương mu, xung quanh “cậu nhỏ”, xuất hiện máu trong nước tiểu và tinh dịch,…
#4 Do bệnh ung thư
Ung thư bàng quang, ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận,… Các khối ung thư di căn có thể đè vùng cổ bàng quang dẫn tới bí tiểu.
#5 Mắc tiểu mà không đi được ở nữ – Viêm nhiễm phụ khoa
Viêm nhiễm phụ khoa: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu,… do nhiễm nấm, vi khuẩn, tạp khuẩn,…
Ngoài triệu chứng điển hình là khí hư bất thường. Bệnh nhân còn đau tức bụng dưới, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt sau quan hệ tình dục.
Kết luận: Khi có triệu chứng buồn tiểu mà không đi được, bệnh nhân hãy chủ động đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám. Từ đó bác sĩ chỉ định liệu pháp hỗ trợ điều trị kịp thời.
Hiểm họa từ buồn tiểu mà không thể đi được
Theo bác sĩ của Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, tình trạng buồn tiểu nhưng không đi được dù phát triển ở giai đoạn cấp tính hay mãn tính. Nếu không kịp thời khắc phục, sẽ gây ra hệ lụy khó lường.
- Bí tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu: Tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu lẫn máu, mùi nặng, viêm bể thận, chức năng thận suy yếu, nhiễm trùng máu, tử vong.
- Bí tiểu do viêm tuyến tiền liệt: Suy giảm chất lượng tình dục, rối loạn cương dương, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
- Bí tiểu do viêm phụ khoa: Biến chứng ung thư cổ tử cung, nữ giới mất khả năng làm mẹ.
- Nguy cơ tử vong: Bí tiểu mãn tính có thể dẫn tới viêm phúc mạc, thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Kết luận: Biến chứng từ bí tiểu hết sức khó lường. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe bản thân, khi xuất hiện triệu chứng bí tiểu, bệnh nhân nhanh chóng đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám, tiếp nhận phương pháp điều trị thích hợp. Tuyệt đối không chủ quan, coi thường khiến bệnh có cơ hội phát triển nặng, diễn biến xấu. Từ đó, việc điều trị khó khăn, phức tạp, chi phí tốn kém.
Cách hỗ trợ điều trị mỏi tiểu nhưng khó đi
Trên thực tế, có nhiều biện pháp hỗ trợ điều trị tình trạng buồn tiểu nhưng không đi được. Tùy thuộc nguyên nhân, loại bệnh, mức độ tổn thương, thể trạng mỗi người,… mà áp dụng phương pháp phù hợp.
#1 Cách trị khó tiểu tại nhà bằng bài thuốc dân gian
Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị bí tiểu do người có có thể nóng trong. Hầu hết những bài thuốc dân gian đều an toàn, lành tính, nguyên liệu dễ tìm, tiết kiệm chi phí,…
# Bài thuốc từ củ sắn dây
Cách thực hiện: Hòa khoảng 30g bột sắn dây với 200ml nước, uống trực tiếp. Thực hiện đều đặn 3 lần/ngày, sau 10 ngày tình trạng bí tiểu được cải thiện.
# Bài thuốc từ bầu đất, mã đề, râu ngô
Cách thực hiện: Rửa sạch 20g râu ngô, 20g mã đề, 30g bầu đất, sắc với 1 lít nước trong 20 phút. Uống thay nước lọc, thực hiện đều đặn 10 ngày.
Lưu ý: Các bài thuốc dân gian chữa bí tiểu có độ an toàn, lành tính cao nhưng chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng, không có tác dụng trị dứt điểm bệnh. Tùy thuộc cơ địa mỗi người, có trường hợp sử dụng giảm triệu chứng, có trường hợp bệnh nặng thêm. Đặc biệt, cho đến nay, các bài thuốc dân gian chưa được chứng minh khoa học.
#2 Trị buồn tiểu nhưng không đi được bằng tây y
Ngoài những bài thuốc dân gian, chứng mỏi tiểu nhưng không thể đi còn được hỗ trợ khắc phục bằng thuốc tây y. Một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong trường hợp bí tiểu.
- Thuốc kháng sinh: Được sử dụng cho bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu,viêm tuyến tiền liệt,…
- Thuốc hỗ trợ giãn co thắt niệu đạo, giảm viêm tuyến tiền liệt
Lưu ý: Ưu điểm của thuốc tây y là giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, hầu hết thuốc tây y đều để lại tác dụng phụ không mong muốn: Cơ thể mệt mỏi, nổi mẩn, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, suy giảm sức đề kháng,… Vì vậy, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý tăng – giảm liều lượng thuốc. Nên tuân thủ phác đồ từ bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ chuyên môn.
#3 Không đi tiểu được phải làm sao – Điều trị bằng ngoại khoa
Trường hợp buồn tiểu nhưng không đi được hỗ trợ điều trị bằng nội khoa không khỏi, hoặc xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu,… Bệnh nhân nên điều trị bằng phương pháp ngoại khoa.
Tại Hà Nội, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng hỗ trợ điều trị tình trạng bí tiểu do những bệnh lý kể trên bằng phương pháp: Đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu.
- Thuốc tây y: Hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm, loại bỏ nhanh triệu chứng khó chịu của bệnh
- Vật lý trị liệu: Tăng hiệu quả hấp thu thuốc, tăng cường tuần hoàn máu, hồi phục tổn thương do vi khuẩn gây ra
- Thuốc đông y: Tăng cường hệ miễn dịch, cân bằng nội tiết tố, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
Cách phòng ngừa mỏi tiểu nhưng không thể đi
Ngoài việc tuân thủ và áp dụng các chỉ định điều trị của bác sĩ. Bệnh nhân buồn tiểu nhưng không đi được cần chú ý thực hiện một vài biện pháp phòng ngừa quan trọng để giảm nguy cơ bí tiểu quay trở lại hoặc nặng thêm.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường rau xanh, trái cây tươi,… nhằm nâng cao hệ miễn dịch.
- Tuyệt đối không nhịn tiểu nhằm ngăn chặn vi khuẩn, độc tố tích tụ trong đường tiết niệu
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ là cách giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu
- Hạn chế rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… tránh đồ ăn, gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Không uống quá nhiều nước buổi tối khiến kích thích, tăng co bóp bàng quang, đi tiểu nhiều về đêm
- Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật
- Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu, căng thẳng,…
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết buồn tiểu nhưng không đi được do đâu, cách điều trị nào hiệu quả. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
Tìm kiếm có liên quan buồn tiểu nhưng không đi được
- Mắc tiểu mà không đi được ở nữ
- Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ
- Uống nước gì để dễ đi tiểu
- Cách trị khó tiểu tại nhà
- Mẹo chữa buồn tiểu
- Buồn tiểu nhưng không đi được ở nam
- Không đi tiểu được phải làm sao
- Bà bầu buồn tiểu nhưng không đi được
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.