Bệnh trĩ có gây ung thư không? Cách triệt trĩ dứt điểm
Bệnh trĩ có gây ung thư không là nỗi lo của những bệnh nhân đang mắc trĩ. Những triệu chứng bệnh trĩ như đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu… ảnh hưởng nghiêm trọng tinh thần, sức khỏe, nhịp sinh hoạt hàng ngày…
Vậy phương pháp điều trị bệnh trĩ nào hiệu quả? Tìm hiểu câu trả lời thông qua nội dung dưới đây.
Tìm hiểu bệnh trĩ gây ung thư trực tràng không?
Bệnh trĩ có gây ung thư không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Có thể bạn không biết, hậu môn có nhiều mạng lưới mạch máu dày đặc. Mang trên mình nhiệm vụ kiểm soát hoạt động tống phân ra ngoài. Khi mạng lưới mạch máu bị “giãn” quá mức và phình, sẽ hình thành búi trĩ.
Ung thư là một dạng tế bào tăng sinh quá mức, không theo kiểm soát của cơ thể. Đặc biệt, các tế bào này có thể di chuyển sang vị trí khác nhau trên cơ thể. Tế bào ung thư gây rối loạn hoạt động của các cơ quan mà nó trú ngụ, lấn át cả tế bào khỏe mạnh.
Vậy trĩ có dẫn tới ung thư? Câu trả lời này phụ thuộc hoàn toàn vào cách bạn điều trị bệnh trĩ. Lý do:
- Về bản chất, bệnh trĩ không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bệnh nhân. Tuy nhiên, cách điều trị không thích hợp, chế độ sinh hoạt hàng ngày không được điều chỉnh khoa học,… Người bệnh trĩ phải đối mặt với những biến chứng nặng nề. Từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, điển hình là ung thư đại trực tràng.
- Như vậy, bệnh trĩ, trong đó phải kể đến triệu chứng táo bón – có thể là tác nhân gián tiếp gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, cụ thể là ung thư đại trực tràng.
- Mặc dù vậy, có rất nhiều người còn nhầm lẫn bệnh trĩ với bệnh ung thư thuộc đường tiêu hóa như ung thư đại trực tràng. Vì vậy, mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây để phân biệt được 2 căn bệnh nguy hiểm này.
Phân biệt bệnh trĩ và bệnh ung thư đại trực tràng
Bệnh trĩ có gây ung thư không đã có lời giải đáp rõ ràng. Bạn biết không, có nhiều triệu chứng tương đồng giữa trĩ và ung thư đại trực tràng. Chính điều này khiến nhiều người lầm tưởng 2 căn bệnh này giống nhau. Vì vậy, hãy mang 2 căn bệnh này so sánh thật kỹ để phân biệt một cách rõ ràng.
1. Đối tượng mắc bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng
Đối tượng mắc bệnh trĩ và bệnh ung thư đại trực tràng được liệt kê ở đây là những đối tượng theo số liệu thống kê có tỷ lệ mắc bệnh cao.
Bệnh trĩ: Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, cả nam và nữ giới.
- Người mắc bệnh táo bón lâu ngày, đi đại tiện phải rặn nhiều. Từ đó làm gia tăng áp lực trong lòng ống hậu môn, khiến búi trĩ to dần và sa ra ngoài.
- Phụ nữ có thai và phụ nữ sau sinh
- Người có chế độ ăn, uống thiếu chất xơ
- Người đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động: dân văn phòng, thợ may, lái xe…
Bệnh ung thư đại trực tràng: Là loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao.
- Tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng
- Người ăn nhiều thịt đỏ, đồ ăn nhanh, chất béo, đồ nướng,…
- Người tiền sử bị polyp đại trực tràng
- Người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, dù số liệu thống kê là thế, nếu bạn không nằm trong độ tuổi này cũng tuyệt đối không chủ quan.
2. Triệu chứng đại tiện ra máu
Nếu bạn đang bị bệnh trĩ, cộng thêm triệu chứng đại tiện ra máu. Chắc chắn bạn đang lo lắng liệu bệnh trĩ có gây ung thư không, có bị ung thư đại trực tràng không. Dù đại tiện ra máu là điểm chung của 2 bệnh này. Tuy nhiên sẽ có những điểm khác nhau nếu quan sát kỹ.
Bệnh trĩ:
- Khi đại tiện, máu chảy thành dòng, máu có màu đỏ tươi, không lẫn vào phân hoặc đi liền theo phân
- Số lượng máu phụ thuộc bạn đang ở giai đoạn nào của trĩ. Ban đầu máu chảy ít, nhỏ giọt, có thể phát hiện bằng mắt thường hoặc trên giấy vệ sinh. Giai đoạn nặng hơn, lượng máu theo đó tăng lên, nhỏ thành dòng, có thể phun thành tia…
- Máu chảy nhiều hơn khi bạn thường xuyên uống rượu bia, ăn đồ cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
- Lúc đại tiện, bệnh nhân trĩ sẽ vất vả hơn, phải rặn nhiều, lượng máu sau mỗi lần rặn sẽ nhiều hơn.
- Bệnh nhân luôn cảm thấy đau rát hậu môn mỗi lần đại tiện ra máu
Bệnh ung thư đại trực tràng:
- Máu đi đại tiện có màu đen lẫn trong phân, đi đại tiện kèm dịch nhầy giống dịch mủ
- Số lượng máu chảy không có quy luật hoặc không cố định tại thời điểm nào: có lúc chảy ít, có lúc máu chảy nhiều, lúc xuất hiện với tần suất dày đặc, lúc lại xuất hiện ít, không thường xuyên…
- Đi đại tiện ra máu có thể kèm đau quặn, đau rát phần bụng dưới
3. Một số triệu chứng khác
Nếu không được điều trị kịp thời Người bệnh trĩ có thể phải đối mặt với những biến chứng nặng nề. Từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, điển hình là ung thư đại trực tràng.
Ngoài chứng đại tiện ra máu, sự khác biệt của bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng còn biểu hiện ở những triệu chứng khác nhau. Người bệnh có thể tự quan sát để phân biệt giữa 2 bệnh cũng như để tự trả lời câu hỏi bệnh trĩ có gây ung thư không.
Bệnh trĩ:
- Búi trĩ sa xuống, bề ngoài nhìn như cục thịt màu hồng
- Mức độ sa búi trĩ tùy thuộc từng giai đoạn bệnh. Giai đoạn đầu, búi trĩ có thể tự co lên nhờ thay đổi trong sinh hoạt, ăn uống. Sau đó, búi trĩ mất độ đàn hồi, không thể co lên được, gây đau mỗi khi ngồi, vận động…
- Giai đoạn 2: Búi trĩ hình thành trong hậu môn, dù hình thành nhưng búi trĩ vẫn có thể sa ra bên ngoài và tự co vào.
- Giai đoạn 3: Búi trĩ dần phát triển và sa xuống thường xuyên. Không thể co vào được, người bệnh phải tác động tay thì búi trĩ mới co vào được.
- Giai đoạn 4: Búi trĩ mất hoàn toàn khả năng co về vị trí ban đầu dù có tác động bằng tay. Đây là giai đoạn nguy hiểm, là “cửa ngõ” của nhiều biến chứng.
Ung thư đại trực tràng:
- Đại tiện nhiều hơn: Dù không tiêu chảy thì số lần đại tiện cũng tăng lên, kèm dịch nhầy lẫn trong phân.
- Thường xuyên có cảm giác mót rặn: Người bệnh nhầm tưởng là táo bón, nhưng có thêm những cơn đau quặn báo trước.
- Đau quặn bụng: Cơn đau quặn từng cơn, đau tái mặt. Càng về sau cơn đau càng tăng.
- Hệ tiêu hóa bị rối loạn: Do tế bào ung thư tăng sinh một cách “vô tội vạ”, khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.
- Cơ thể mệt mỏi, kém ăn, sụt cân
Bệnh trĩ có chữa được không?
Rất nhiều bệnh nhân không chỉ thắc mắc bệnh trĩ có gây ung thư không, họ còn quan tâm đến vấn đề bệnh trĩ có chữa khỏi được không. Đối với vấn đề này, Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Ngoại tiêu hóa Trịnh Tùng cho biết:
“Điều trị bệnh trĩ cần được phát hiện sớm và điều trị sớm. Vì đến giai đoạn muộn của bệnh trĩ, khả năng dẫn tới biến chứng rất cao. Càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng”.
Điều trị bệnh trĩ cần đảm bảo 3 vấn đề sau:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Tăng cường ăn rau xanh, chất xơ… Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối không được uống rượu bia, đồ uống chứa cồn. Đừng quên uống nhiều nước, đây là cách vừa rẻ tiền mà lại hiệu quả trong việc “đẩy lùi” bệnh trĩ.
- Uống thuốc đầy đủ, đúng liều nếu bệnh trĩ ở giai đoạn 1 và 2: Người bệnh nên có buổi đi khám với bác sĩ để xác định giai đoạn bệnh. Nếu trĩ độ 1, 2, điều trị với lộ trình bằng các đơn thuốc bác sĩ kê.
- Thực hiện phẫu thuật với trĩ độ 3, 4: Phẫu thuật cắt búi trĩ là cách hiệu quả mà nhiều bệnh nhân lựa chọn và bác sĩ chỉ định.
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng điều trị bệnh trĩ độ 3, 4 theo phương pháp: đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.
Ưu điểm:
- Hạn chế tình trạng đau đớn và chảy máu
- Vùng xâm lấn nhỏ, không ảnh hưởng mô lành tính lân cận, thời gian phục hồi vết thương nhanh
- Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp
- Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y…
Hy vọng bài viết bệnh trĩ có gây ung thư không sẽ giúp bạn đọc có những thông tin hữu ích về căn bệnh này. Trĩ là bệnh phổ biến, điều trị ở giai đoạn sớm có thể có những kết quả như bạn mong muốn, đề phòng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.