Bệnh rò hậu môn: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị
Bệnh rò hậu môn là tình trạng viêm nhiễm cực kỳ nghiêm trọng có thể gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, chủ động chữa trị và phòng ngừa là biện pháp tốt nhất mà mọi người nên làm để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không là vấn đề mà rất nhiều người bệnh lo lắng khi mắc phải căn bệnh này. Các biểu hiện của rò hậu môn khá giống với những bệnh lý khác ở hậu môn trực tràng như chảy máu hậu môn, ngứa ngáy và tiết dịch, hậu môn sưng đỏ…dẫn đến việc nhầm lẫn trong điều trị. Tìm hiểu về tình trạng rò hậu môn là biện pháp để chúng ta có thể phòng tránh và chữa trị bệnh hiệu quả.
Nhận biết bệnh rò hậu môn là gì?
Bệnh rò hậu môn là gì? Chuyên gia hậu môn trực tràng TS.Bác sĩ Trịnh Tùng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết:
Rò hậu môn là sự xuất hiện của các lỗ trên bề mặt niêm mạc da hậu môn thông với bên trong ống hậu môn dẫn đến hiện tượng chảy dịch mủ, són phân, xì hơi, người bệnh luôn cảm thấy đau đớn và khó chịu vô cùng.
Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn, là biến chứng của bệnh áp xe hậu môn không được chữa trị hoặc chữa trị không hiệu quả khiến các ổ áp xe tự vỡ tìm đường thoát mủ ra, nên tạo thành các lỗ rò. Bệnh phát triển do các tuyến bã nhờn ở hậu môn bị viêm nhiễm, bít tắc nên tích tụ mủ sau đó hình thành các đường hầm nhỏ và tạo thành lỗ rò hậu môn.
Các triệu chứng ban đầu của rò hậu môn là xuất hiện các nhọt như đầu đinh gần lỗ hậu môn, sau đó nhọt này sẽ tự vỡ, chảy mủ hoặc dịch vàng, sau một thời gian lại sưng tấy, mưng mủ và tự vỡ ra, lặp lại nhiều lần.
- Người bệnh xì hơi tại lỗ rò
- Đại tiện hoặc són phân lỏng qua lỗ rò
- Dịch mủ trong lỗ rò chảy ra
- Vùng da hậu môn sưng đỏ, cứng và gây đau nhức
- Đau và ngứa ngáy hậu môn
Dựa vào đặc điểm hình thành và gây bệnh mà các chuyên gia đã phân loại bệnh rò hậu môn thành 7 dạng cơ bản là:
- Rò hoàn toàn
- Rò không hoàn toàn
- Rò đơn giản
- Rò phức tạp
- Rò trong cơ thắt
- Rò ngoài cơ thắt
- Rò qua cơ thắt
Mỗi dạng bệnh rò hậu môn sẽ có những triệu chứng biểu hiện và mức độ nguy hiểm khác nhau. Người bệnh cần phải chú ý thăm khám ngay khi có dấu hiệu viêm nhiễm bất thường xảy ra tại hậu môn.
Các nguyên nhân bệnh rò hậu môn là gì?
Rò hậu môn là bệnh lý nguy hiểm xảy ra tại vùng hậu môn chỉ sau bệnh trĩ. Hiện nay tỉ lệ người bị mắc bệnh rò hậu môn không ngừng tăng cao nhưng rất nhiều người không biết nguyên nhân bản thân bị mắc bệnh là do đâu.
Theo các chuyên gia đầu ngành, việc nắm được các nguyên nhân gây rò hậu môn là cách để chúng ta có thể phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả.
Các nguyên nhân gây bệnh rò hậu môn được xác định chủ yếu là do:
- Tình trạng táo bón kéo dài
- Vệ sinh hậu môn kém sạch sẽ
- Do nhiễm khuẩn E.Coli, vi khuẩn lao, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn
- Nhiễm HIV
- Do chấn thương hậu môn từ biến chứng phẫu thuật tuyến tiền liệt hoặc do va đập gây tổn thương
- Sức đề kháng kém tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển
- Biến chứng phẫu thuật cắt trĩ, áp xe hậu môn, khâu tầng sinh môn sau sinh, vỡ trực tràng
- Mắc các bệnh về đường ruột như Crohn, viêm túi thừa, mưng mủ tuyến mồ hôi
Trong các nguyên nhân gây bệnh rò hậu môn thì biến chứng áp xe hậu môn là nguyên nhân phổ biến chiếm trên 50% số người bị bệnh.
Biến chứng của bệnh rò hậu môn nguy hiểm không?
Tình trạng rò hậu môn nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề như:
- Nhiễm trùng hậu môn
Các lỗ rò hậu môn nếu không khắc phục đúng cách sẽ nhanh chóng gây lở loét, chảy nhiều dịch mủ, vi khuẩn có hại ẩn náu tại hậu môn sẽ tấn công sang gây viêm nhiễm và nhiễm trùng hậu môn. Đặc biệt, vi khuẩn có thể xâm nhập qua mạch máu gây nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng của người bệnh.
- Tăng số lượng các lỗ rò và đường rò
Bệnh rò hậu môn khi phát triển nặng làm tăng tình trạng tiết dịch mủ tại các lỗ rò mang theo mầm bệnh ra ngoài, đi đến đâu gây kích ứng da đến đó làm xuất hiện tình trạng viêm nhiễm các cơ quan xung quanh hậu môn, làm gia tăng lỗ rò và đường rò, gây trở ngại cho hoạt động co bóp hậu môn, người bệnh gặp khó khăn khi đại tiện.
- Nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng
Bệnh rò hậu môn nặng có thể làm xuất hiện các lỗ rò ở trực tràng bàng quang, lỗ rò trực tràng âm đạo, lỗ rò trực tràng niệu đạo…nếu để lâu kéo dài sẽ kích thích các tế bào ác tính phát triển gây ung thư hậu môn trực tràng.
- Gây lở loét xung quanh hậu môn
Tình trạng dịch mủ và chất nhầy từ lỗ rò hậu môn thoát ra ngoài mang theo mầm bệnh làm cho vùng da xung quanh hậu môn bị nhiễm khuẩn, sưng tấy và lở loét
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý
Các triệu chứng khó chịu do bệnh rò hậu môn gây ra khiến người bệnh khó chịu, khổ sở lo lắng bất an và thiếu tự tin khi tiếp xúc với mọi người xung quanh, làm xáo trộn sinh hoạt cá nhân, suy giảm chất lượng cuộc sống và công việc.
Với những tác hại nguy hiểm mà bệnh rò hậu môn gây ra đối với sức khỏe của người bệnh thì việc phát hiện các dấu hiệu của bệnh để chữa trị sớm là điều hết sức quan trọng và cần thiết.
Bệnh rò hậu môn chữa được không? Phương pháp điều trị hiệu quả
Chuyên gia hậu môn trực tràng TS.Bác sĩ CKII Trịnh Tùng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết:
Bệnh rò hậu môn có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời đúng phương pháp tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, do bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trực tiếp thực hiện.
Vì vậy, ngay khi có triệu chứng rò hậu môn, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị.
Nguyên tắc điều trị bệnh rò hậu môn hiệu quả là:
- Lựa chọn phương pháp chữa bệnh phù hợp
- Xác định chính xác vị trí lỗ rò, đường rò tại các vị trí xung quanh hậu môn
- Loại bỏ toàn bộ tổ chức xơ và viêm nhiễm
- Phá bỏ tất các ngóc ngách của đường rò
- Làm sạch hoàn toàn các lỗ rò, ngách rò, đường hầm xuất hiện quanh hậu môn
- Hạn chế gây tổn thương các cơ thắt hậu môn
- Hiệu quả điều trị từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên
- Bảo tồn được các chức năng của hậu môn
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh rò hậu môn người bệnh có thể tham khảo để lựa chọn chữa trị:
1. Mổ cắt đường rò
Đối với các trường hợp có lỗ rò đơn giản và không quá gần hậu môn thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt đường rò bằng cách cắt da và cơ bao quanh đường rò tạo thành rãnh nhỏ để lấy hết mủ ra.
Trước khi mổ cắt đường rò người bệnh cần uống thuốc xổ ruột và tiêm thuốc gây mê toàn thân. Kết thúc điều trị, các tổn thương sẽ lành từ trong ra ngoài.
2. Đặt seton chữa rò hậu môn
Phương pháp điều trị bệnh rò hậu môn bằng cách đặt seton áp dụng đối với các trường hợp có đường rò phức tạp, rò trên cơ thắt hoặc rò xuyên cơ thắt trên.
Việc đặt ống mềm seton sẽ giúp dẫn lưu dịch mủ ra ngoài trước khi phẫu thuật. Quá trình điều trị này có thể mất khoảng 6 tuần hoặc lâu hơn.
3. Phương pháp HCPT
Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT là phương pháp điều trị không sử dụng dao mổ mà thông qua sóng điện cao tần thực hiện xâm lấn trực tiếp vào các lỗ rò để dẫn mủ ra ngoài, làm sạch vết thương. Vết mổ nhỏ, thời gian điều trị ngắn, khô miệng và khép lại nhanh chóng.
4. Các phương pháp điều trị rò hậu môn khác
Ngoài các phương pháp chữa trị nêu trên thì cách chữa rò hậu môn còn có thể áp dụng một số cách khác như:
- Khoét bỏ đường rò để khâu lại cơ thắt bị đứt
- Chuyển vạt niêm mạc và che lỗ trong của đường rò
- Lấp đầy lỗ rò bằng cách thay thế, sử dụng loại keo đặc biệt, các mô lành sẽ hình thành sau một thời gian điều trị và thay thế vật liệu đã sử dụng.
Mỗi phương pháp điều trị bệnh rò hậu môn sẽ có những ưu nhược điểm và thế mạnh khác nhau. Do đó, trước khi áp dụng chữa trị, người bệnh cần trải qua thăm khám bác sĩ chuyên khoa Hậu môn trực tràng. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa bệnh phù hợp nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Một số vấn đề cần lưu ý để phòng ngừa và điều trị rò hậu môn
Các chuyên gia đầu ngành hậu môn trực tràng cho biết để ngăn ngừa bệnh rò hậu môn phát triển nặng hơn hoặc tái phát sau phẫu thuật mọi người cần chú ý các vấn đề sau:
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung chất xơ có ích cho cơ thể giúp tiêu hóa tốt, làm mềm phân, hạn chế táo bón.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình chữa trị bệnh tái tạo tế bào mới, hàn gắn tổn thương.
- Uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt hơn.(dantri.com)
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ đúng cách, giữ hậu môn luôn khô thoáng.
- Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát và thay thường xuyên khi lỗ rò tiết dịch.
- Có thể sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc giảm đau tiêu viêm theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu cần tìm hiểu thêm về bệnh rò hậu môn người bệnh hãy nhanh chóng liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín hoặc phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng 193C1 Bà Triệu để được giải đáp cụ thể hơn
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.