Rò dịch hậu môn: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị
Rò dịch hậu môn có thể là triệu chứng nhận biết bệnh rò hậu môn, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh khác như trĩ, apxe hậu môn, ung thư…Tuỳ vào bệnh lý cũng như mức độ bệnh mà việc điều trị sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là chú ý thăm khám sớm và chữa trị đúng cách kịp thời.
Rò dịch hậu môn nguyên nhân do đâu?
Bị rò dịch hậu môn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nguyên nhân thường được bệnh nhân nghĩ ngay đến bệnh rò hậu môn. Hiện tượng này là dấu hiệu cảnh báo các nhiễm trùng tại khu vực hậu môn.
1. Rò dịch hậu môn – Triệu chứng điển hình bệnh rò hậu môn
Rò hậu môn là bệnh lý nhiễm trùng mạn tính, khi tuyến bã trong hậu môn bị nhiễm trùng hình thành lỗ rò – đường rò được phát triển từ ổ apxe hậu môn vỡ mủ. Trên thực tế, có đến hơn 50% trường hợp đường rò hậu môn là hậu quả của khối apxe không được điều trị kịp thời dẫn đến vỡ mủ.
Triệu chứng bệnh xuất hiện khi ổ apxe hậu môn vỡ ra, vết thương tự liền nhưng để lại lỗ đóng vảy khô, chảy dịch mủ/ dịch vàng hôi và có khuynh hướng thường xuyên tái lại. Tình trạng sưng đỏ phù nề quanh lỗ rò, thấy phân rò rỉ qua lỗ rò kèm theo ngứa ngáy, có thể thấy xì hơi qua lỗ rò. Khi ấn vào thấy đau hơn, vị trí xung quanh cứng chắc.
2. Hậu môn bị rò dịch – Apxe hậu môn
Apxe hậu môn có thể hình thành do biến chứng bệnh trĩ, viêm nhiễm hậu môn, nứt kẽ hậu môn hay viêm loét đại tràng…Được coi là giai đoạn cấp tính của tình trạng nhiễm trùng quanh hậu môn, ở giai đoạn đầu sẽ thấy xuất hiện khối sưng tấy, cảm giác căng tức khó chịu ở hậu môn. Ổ apxe không được điều trị sẽ nhanh chóng sưng to, vỡ ra chảy dịch mủ rất hôi.
Bệnh càng nặng, dịch mủ rò ra càng nhiều và mùi hôi càng dữ dội. Vùng da quanh ổ apxe sưng đỏ, ngứa ngáy; cơ thể mệt mỏi, sốt, khô môi, ăn không ngon…
3. Rò dịch ở hậu môn – Ung thư hậu môn trực tràng
Hiện tượng rò dịch hậu môn còn có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư hậu môn trực tràng. Dịch chảy hậu môn bất thượng có màu lạ và mùi hôi tanh rất khó chịu, thậm chí còn có trường hợp chảy dịch mủ có lẫn máu.
Ung thư hậu môn trực tràng cần được điều trị sớm vì bệnh có thể gây tử vong ở giai đoạn cuối. Ngoài triệu chứng trên, bạn cần lưu ý các biểu hiện khác như sờ thấy khối u gần hậu môn, đau rát, chảy máu hậu môn, đại tiện bất thường…
4. Hậu môn rò dịch – Bệnh trĩ
Khi các đám rối tĩnh mạch hậu môn bị sa giãn quá mức hình thành nên búi trĩ, theo thời gian sa xuống hậu môn gây đau rát, chảy máu, chảy dịch ẩm ướt khó chịu ở hậu môn.
Chảy máu búi trĩ kèm theo tiết dịch nhầy thường xuyên khiến hậu môn rất dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng. Bệnh cần điều trị sớm, tuy nhiên không tự ý sử dụng thuốc bôi đắp vào hậu môn hoặc tự ý mua thuốc trên mạng vì có thể khiến búi trĩ bị hoại tử, nhiễm trùng, thậm chí biến chứng ung thư hậu môn trực tràng.
5. Rò dịch hậu môn – Nứt kẽ hậu môn
Táo bón kéo dài khiến bệnh nhân phải thường xuyên rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, gây nứt rách niêm mạc hậu môn với ổ loét, vết nứt rách quanh lỗ hậu môn. Thậm chí có trường hợp vết rách sâu còn khiến cơ thắt hậu môn bị tổn thương.
Dấu hiệu nhận biết là cảm giác đau rát kéo dài, nhất là khi đại tiện hoặc ngồi xổm. Tình trạng chảy máu hậu môn kèm theo dịch nhầy chảy ra khiến hậu môn ngứa ngáy, khó chịu, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Rò dịch hậu môn có nguy hiểm không?
Rò dịch hậu môn là triệu chứng điển hình cảnh báo tình trạng nhiễm trùng tại khu vực hậu môn trực tràng, và cũng là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm tại hậu môn trực tràng. Nếu chậm trễ phát hiện và điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
- Nhiễm trùng lan rộng: Hậu môn rò dịch luôn gây cảm giác ẩm ướt, khó chịu, có mủ và mùi rất hôi. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn/ nấm tấn công gây nhiễm trùng, viêm loét tại vùng da quanh hậu môn.
- Tăng nguy cơ ung thư: Chảy dịch hậu môn thường kèm theo hàng loạt vấn đề viêm nhiễm, kéo dài lâu ngày có thể hình thành tế bào ung thư ác tính.
- Viêm nhiễm phụ khoa: Trường hợp hậu môn rò dịch ở nữ giới, do hậu môn rất gần vùng kín nên viêm nhiễm hậu môn rất dễ lây lan sang vùng kín gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Bị rò dịch hậu môn phải làm sao?
Các bác sĩ hậu môn trực tràng Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết, rò dịch hậu môn cần điều trị sớm nhất, tuỳ vào tình trạng cụ thể và bệnh lý gây ra mà cách điều trị sẽ khác nhau.
1. Nguyên tắc điều trị rò dịch hậu môn
Các bác sĩ cho biết, trước tiên bạn cần lưu ý khi bị rò dịch ở hậu môn là cần thăm khám ngay khi có triệu chứng, chia sẻ cụ thể với bác sĩ tình trạng đang gặp phải. Việc này rất quan trọng giúp việc chẩn đoán dễ dàng và chuẩn xác hơn, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp và hiệu quả hơn.
Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, không được tự ý chẩn đoán và tự mua thuốc điều trị điều trị bệnh tại nhà hoặc tự ý bỏ điều trị khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Ngoài ra, việc điều trị cần kết hợp chế độ chăm sóc cẩn thận và dự phòng tái phát. Điều này không những giúp quá trình điều trị bệnh nhanh hơn mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
2. Cách điều trị rò dịch hậu môn hiệu quả
Tuỳ vào tình trạng bệnh lý mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau.
- Điều trị nội khoa: Chỉ định với trường hợp apxe hậu môn, nứt kẽ hậu môn hay bệnh trĩ nhẹ.
- Điều trị ngoại khoa: Chỉ định với trường hợp rò hậu môn, bệnh trĩ nặng, nứt kẽ hậu môn nặng…
Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng áp dụng phương pháp sóng cao tần HCPT II điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng. Phương pháp được đánh giá mang lại hiệu quả cao, không gây ảnh hưởng đến cơ thắt hậu môn nên hạn chế được các biến chứng hậu phẫu.
Phương pháp tiến hành điều trị tổn thương hiệu quả, chữa lành tổn thương nhanh chóng mà ít gây đau đớn, hạn chế tình trạng chảy máu, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Thời gian thực hiện nhanh và bệnh nhân không cần nằm viện, giúp tiết kiệm thời gian và nhiều khoản chi phí.
3. Chế độ chăm sóc rò dịch hậu môn
Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định, việc chăm sóc vệ sinh đối với bệnh nhân bị rò dịch hậu môn cũng vô cùng quan trọng:
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn với nước ấm hoặc nước muối ấm pha loãng, dùng khăn mềm lau khô hậu môn tránh gây ẩm ướt dễ dẫn đến viêm nhiễm.
- Ăn nhiều rau xanh trái cây giúp tăng cường bổ sung chất xơ, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
- Xây dựng thói quen đại tiện 1 khung giờ cố định, không rặn mạnh khi đại tiện, không ngồi đại tiện quá lâu làm tăng áp lực lên vùng hậu môn.
- Uống nhiều nước, hạn chế sử dụng bia rượu, đồ uống có ga hay chứa chất kích thích; hạn chế đồ ăn nhiều gia vị, cay nóng…
Trên đây, thông tin về tình trạng rò dịch hậu môn đã được giải đáp chi tiết. Nếu đang gặp tình trạng này, bạn cần tới ngay cơ sở y tế thăm khám và điều trị, hoặc nếu chưa có nthowfi gian khám ngay có thể gọi trực tiếp số hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.