Viêm Vùng Chậu Có Nguy Hiểm Không? – Bác Sĩ Chuyên Khoa Tư Vấn
Viêm vùng chậu chính là biến chứng nghiêm trọng của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa đặc biệt là bệnh truyền nhiễm xã hội. Vậy viêm vùng chậu có nguy hiểm không? Có chữa trị được không?
Hãy cùng tham khảo những thông tin của bài viết dưới đây để có được câu trả lời thỏa đáng cho bạn.
Cùng chuyên gia giải đáp viêm vùng chậu có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ Giao Thị Kim Vân – Sản Phụ khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng chia sẻ. Bệnh viêm vùng chậu có hai dạng cấp tính và mãn tính. Ở những giai cấp tính biểu hiện không rõ ràng, nếu chị em không phát hiện bệnh sớm để điều trị thì bệnh sẽ chuyển sang mãn tính. Khi này viêm vùng chậu có mức nguy hiểm rất cao, nguy cơ cao gây vô sinh ở nữ giới.
Các biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm vùng chậu gây ra bao gồm:
- Vô sinh: Khi bệnh viêm vùng chậu phát triển nặng sẽ gây ra những áp xe ống dẫn trứng, buồng trứng, khiến chất dịch tiết cùng trứng không thể đẩy ra ngoài được, bị ứ mủ. Vòi trứng, ống dẫn trứng bị tắc sẽ làm cho quá trình thụ thai không thể diễn ra gây vô sinh nữ.
- Mang thai ngoài tử cung: Viêm vùng chậu thường gây ra các sẹo cứng, sẹo lồi tại vùng cổ tử cung, thành tử cung. Những vết sẹo này làm cản trở trứng được thụ tinh đi vào tử cung, bằng cách khác chúng di chuyển đến vòi trứng để làm tổ.
Phôi thai phát triển tạo áp lực cho vòi trứng, khi chúng pháp triển quá lớn gây vỡ vòi trứng khiến chảy máu vào khoang bụng và xương chậu, đe dọa đến tính mạng sản phụ.
- Đau xương chậu mãn tính: viêm vùng chậu sẽ gây ra những cơn đau thắt vùng chậu, khi bệnh trở thành mãn tính thì các cơn đau sẽ dữ dội hơn và kéo dài triền miên trong nhiều năm
Viêm vùng chậu có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của nữ giới. Theo thống kê 10 người viêm vùng chậu thì sẽ có 1 người bị vô sinh. Viêm vùng chậu điều trị càng sớm thì khả năng khỏi bệnh càng cao, càng ít để lại biến chứng.
Bệnh viêm vùng chậu những điều bạn cần biết
Khu vực vùng chậu bao gồm các cơ quan sinh sản như: Tử cung, cổ tử cung, dây chằng rộng, vòi trứng, buồng trứng. Hệ thống cơ quan này được bảo vệ bởi khung xương chậu và nằm phía bụng dưới.
1. Bệnh viêm vùng chậu là gì?
Bệnh viêm vùng chậu (PID – pelvic inflammatory disease) là một bệnh viêm nhiễm hệ thống cơ quan sinh sản vùng chậu. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi, có quan hệ tình dục phức tạp, không lành mạnh.
Viêm vùng chậu xảy ra khi vi khuẩn tại vùng âm đạo và cổ tử cung tiến sâu vào trong tử cung, buồng trứng, vòi trứng. Các vi khuẩn này phát triển mạnh có thể gây ra áp xe buồng trứng, vòi trứng. Nếu không kịp thời điều trị nguy cơ cao nữ giới bị vô sinh – hiếm muộn.
2. Nguyên nhân gây viêm vùng chậu
Hai nguyên nhân chính gây viêm vùng chậu bao gồm:
- Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục: Bệnh Chlamydia, bệnh lậu…
- Viêm nhiễm phụ khoa do các vi khuẩn có hại như: E.Coli, tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus), phế cầu khuẩn (streptococcus)
Viêm vùng chậu có thể xảy ra ở mọi đối tượng trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ độ tuổi dưới 25 có quan hệ tình dục không an toàn, lành mạnh. Hoạc phụ nữ có tiền sử bị viêm âm đạo, viêm vùng chậu,
Phụ nữ với các yếu tố nguy cơ sau đây cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm vùng chậu:
- Bị nhiễm các bệnh lý xã hội lây qua đường tình dục, thường gặp nhất là lậu hoặc Chlamydia.
- Quan hệ với nhiều bạn tình khác nhau mà không sử dụng biện pháp an toàn (càng nhiều bạn tình, nguy cơ mắc bệnh càng lớn).
- Nguy cơ lây bệnh từ người bạn tình đang có quan hệ với nhiều người khác, đặc biệt là đối tượng mại dâm.
- Có tiền sử bị viêm vùng chậu hoặc nhiễm trùng vùng kín
Một số nghiên cứu đã chỉ ra nữ giới có thói quen thụt rửa âm đạo cũng có nguy cơ bị viêm vùng chậu. Bởi việc thụt rửa âm đạo sẽ khiến cho những vi khuẩn có hại được đẩy vào sâu hơn, tiếp cận đến vùng tử cung, buồng trứng, vòi trứng gây viêm nhiễm tạo những khối áp xe. Do đó các chuyên gia khuyến cáo nữ giới nên vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa quá sâu trong âm đạo.
3. Triệu chứng của viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu thường không có biểu hiện rõ ràng nhưng đến giai đoạn mãn tính thì người bệnh thường có một số triệu chứng cụ thể như sau:
- Dịch âm đạo bất thường: khí hư ra nhiều, có mùi hôi tanh khó chịu, tính chất dịch tất thay đổi, quá loãng, hoặc quá đặc vón cục, có màu xanh hoặc trắng xanh.
- Đau ở vùng dưới, đau bụng trên bên phải: sẽ cảm thấy những cơn đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở phần bụng dưới và ở phần xương chậu.
- Đặc biệt đau khi quan hệ tình dục: Trong quá trình quan hệ thường có cảm giác đau rát, khiến bạn giảm khoái cảm, giảm ham muốn tình dục.
- Xuất huyết âm đạo bất thường: Chưa đến kỳ kinh nhưng âm đạo đột nhiên chảy máu, đặc biệt là sau khi giao hợp.
- Tiểu thường xuyên: đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt
- Triệu chứng toàn thân: cơ thể mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, chán ăn, buồn nôn… khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút.
- Rối loạn kinh nguyệt: kinh nguyệt là một hiện tượng xuất hiện ở phụ nữ, tuy nhiên vì một vài lý do nào đó mà chu kỳ kinh nguyệt không đều thì cũng có thể là một dấu hiệu bạn đã mắc bệnh viêm vùng chậu.
Nếu thấy cơ thể đang có những biểu hiện như trên, thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi vì khi có những dấu hiệu ngày thì khả năng rất cao bạn đã bị viêm vùng chậu. Cũng giống như mọi bệnh lý khác viêm vùng chậu càng chữa trị sớm càng an toàn cho sức khỏe của bạn.
4. Chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu
Để xác định khả năng mắc bệnh viêm vùng chậu, bước đầu bác sĩ điều tra tiền sử bệnh lý của bạn, đã từng mắc bệnh viêm vùng chậu chưa, đã từng mắc viêm nhiễm phụ khoa nào? Quan hệ tình dục với (các) bạn tình có an toàn không? Đồng thời thăm hỏi các triệu chứng
Sau đó nếu nghi ngờ có khả năng nhiễm bệnh bác sĩ sẽ lấy một mẫu dịch tiết từ cổ tử cung, âm đạo của bạn để truy tìm khuẩn gây bệnh (song cầu lậu, chlamydia, ecoli..). Bên cạnh đó bạn sẽ phải làm xét nghiệm máu, siêu âm, sinh thiết nội mạc tử cung và nội soi vùng tử cung buồng trứng.
Từ đó bác sĩ mới chẩn đoán chính xác bạn bị viêm vùng chậu hay không, nguyên nhân từ đâu và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị bệnh viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu hoàn toàn có thể điều trị. Tuy nhiên bình tình càng kéo dài càng gây nhiều biến chứng tổn thương. Phương pháp điều trị dù có chữa khỏi được bệnh cũng không thể khắc phục được những biến chứng gây tổn thương.
Viêm vùng chậu có nguy hiểm không? Viêm vùng chậu nếu phát hiện điều trị kịp thời thì không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: vô sinh – hiếm muộn nữ, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng… Vì thế viêm vùng chậu được điều trị càng sớm càng tốt.
Để điều trị viêm vùng chậu, đầu tiên bác sĩ dựa vào vi khuẩn gây và kháng sinh đồ của bệnh nhân mà kê thuốc điều trị viêm nhiễm. Thuốc điều trị viêm vùng chậu có 2 dạng: dạng thuốc uống và dạng tiêm bắp. Với mỗi vi khuẩn sẽ có một loại kháng sinh đặc trị độ nhạy cao, tuy nhiên quá trình viêm nhiễm thường có tạp khuẩn nên trong lộ trình thuốc bác sĩ có thể kết hợp 2 -3 loại kháng sinh cùng lúc.
Điều trị bằng thuốc kháng sinh người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà nhưng cần phải tái khám sau 2 – 3 ngày để kiểm tra hiệu quả điều trị. Nhiều khi các triệu chứng sẽ hết trước khi khỏi hoàn toàn bệnh. Do đó bạn cần uống hết lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tự ý ngưng thuốc sẽ khiến bệnh có nguy cơ tái phát và phát triển mạnh hơn.
Một số trường hợp nữ giới bị viêm vùng chậu cần phải nhập viện điều trị:
- Không có chẩn đoán rõ ràng
- Đang mang thai
- Phải dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch
- Tiên lượng xấu
- Sốt cao, buồn nôn, ói mửa
- Áp-xe trong ống dẫn trứng hoặc buồng trứng
Áp – xe trong ống dẫn trứng, buồng trứng ở một số trường hợp nhất định buộc phải thực hiện phẫu thuật như:
- Điều trị bằng thuốc không hiệu quả: áp xe vùng chậu được điều trị bằng thuốc, trong vòng 48 đến 72 giờ thấy cơ thể có những phản ứng như:thân nhiệt tăng, các triệu chứng tăng nặng do ngộ độc hoặc mở rộng hàng loạt, cần phẫu thuật gấp để tránh áp xe vỡ ra gây nguy hiểm.
- Áp xe vẫn tồn tại: điều trị bằng thuốc vài ngày tình trạng viêm ổn định, các khối áp xe hạn chế không lan rộng, cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ để loại bỏ hoàn toàn.
- Vỡ áp xe: Đau bụng gia tăng dữ dội, kèm theo ớn lạnh, sốt cao, buồn nôn, nôn cần được phẫu thuật ngay và kết hợp điều trị kháng sinh. Nếu những trường hợp này không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên tắc phẫu thuật là loại bỏ khối áp xe, vùng tổn thương viêm nhiễm và bảo toàn buồng trứng hết sức có thể. Tùy vào từng tình trạng bệnh hiện tại mà bác sĩ sẽ chỉ định mổ nội soi hay mổ phanh bụng.
Bên cạnh đó bạn tình của người bệnh cũng cần được điều trị. Vì khả năng cao là người bạn tình của bạn cũng bị lây nhiễm và mắc bệnh lây truyền tình dục. Cần điều trị cả hai để tránh tái phát bệnh sau này.
Ngăn ngừa bệnh viêm vùng chậu
Để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra viêm vùng chậu, bạn nên chú ý những điều sau đây:
- Quan hệ tình dục lành mạnh: chỉ quan hệ tình dục với bạn tình không mắc bệnh và người này không quan hệ bừa bãi.
- Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục. Vẫn nên dùng bao cao su ngay cả khi đã có các biện pháp ngừa thai khác.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, không thụt rửa sâu vào âm đạo
Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh viêm vùng chậu, và giải đáp thắc mắc của bạn đọc rằng viêm vùng chậu có nguy hiểm không. Hi vọng những thông tin này là bổ ích cho bạn để bảo vệ sức khỏe bản thân. Nếu bạn đọc còn bất cứ vấn đề gì về các bệnh lý phụ khoa hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: Nếu chưa có điều kiện thăm khám người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ qua tổng đài 24/7. Các trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật và có nhu cầu phẫu thuật với bác sĩ giỏi, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ để người bệnh được điều trị theo đúng mong muốn. Đội ngũ bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện công uy tín, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.